Trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur tháng 10/1973, mặc dù nắm ưu thế cả về quân số, vũ khí trang bị, cũng như chủ động cả về kế hoạch thời gian, nhưng liên quân Arab, đứng đầu là Ai Cập và Syria, vẫn thất bại nặng nề trước Israel.Giải thích về thất bại của liên quân Arab, trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng là Ai Cập, mặc dù số máy bay chiến đấu nhiều gấp ba của Israel, nhưng vẫn không tạo lập được lợi thế trên mặt trận chính ở bán đảo Sinai và phải chịu tổn thất mất hàng trăm máy bay chiến đấu.Gần 50 năm sau khi Chiến tranh Yom Kippur kết thúc, nếu hiện tại tiếp tục xảy ra cuộc chiến giữa khối Arab và Israel, liệu Israel có còn giữ được lợi thế? Mặc dù Israel vẫn được đánh giá là lực lượng quân sự đứng đầu khu vực và quân đội có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao?Trong thời gian qua, hình thái khu vực Trung Đông có nhiều thay đổi, đó là sự hiện diện của nhiều loại vũ khí tiến công tầm xa phi tiếp xúc, như tên lửa đạn đạo, đã trở lên phổ biến.Mặc dù Israel vẫn giữ được lợi thế đáng kể trên không, nhưng khả năng phòng không của nước này, đặc biệt là những lực lượng tên lửa phòng không chuyên trách, chống máy bay của đối phương, đã bị bỏ quên từ lâu.Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, đánh chặn máy bay duy nhất của Israel hiện nay, là tổ hợp tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo; không chỉ cực kỳ hạn chế về tầm bắn, mà quan trọng hơn là nó cực kỳ kém tin cậy trong hiệu suất chiến đấu và đã được chứng minh trong nhiều trường hợp.Kết quả tệ hại của hệ thống Patriot được minh chứng vào tháng 2/2018, một UAV tương đối đơn giản của Iran, đã “bay lạc” vào lãnh thổ Israel, đã tránh được hai đợt hỏa lực từ các khẩu đội Patriot, trước khi bị một máy bay trực thăng của Israel bắn hạ.Hiện tại, các đối thủ của Israel như Ai Cập, đang sở hữu một mạng lưới tên lửa đất đối không nhiều lớp, có khả năng chiến đấu cao; có thể chống lại các máy bay chiến đấu cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel.Nếu trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur, khi đó Ai Cập chỉ sở hữu những triển khai phòng không tầm ngắn như S-75 và S-125, tầm bắn lần lượt là 35km và 45km, thì hiện nay, các hệ thống phòng không hiện đại Ai Cập mới nhập từ Nga, có khả năng bảo vệ ở tầm xa hơn đáng kể.Vào năm 2014, Ai Cập đã nhập hệ thống phòng không S-300VM, và đưa vào hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 2017. Ngoài ra các hệ thống phòng không hiện đại này của Nga còn có mặt tại Iran, Syria, chúng sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với các máy bay chiến đấu của Israel ngay cả ở tầm cực xa.S-300VM là hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ cả tên lửa hành trình, máy bay và tên lửa đạn đạo; đồng thời được trang bị các biện pháp đối phó tác chiến điện tử tiên tiến có, khả năng gây thách thức đáng kể ngay cả đối với các hệ thống tác chiến điện tử hàng đầu thế giới của Israel.Hệ thống S-300VM có tầm bắn 250 km và có thể tấn công đồng thời 24 máy bay địch. Nếu S-125 và S-75 là các bệ phóng tên lửa đất đối không cùng thế hệ với F-4E, thì S-300VM được đưa vào phục vụ hàng thập kỷ sau F-15 và F-16; có thể tiêu diệt các mục tiêu này mà không bị đánh trả.Mặc dù tên lửa S-300VM hầu như không phải là hệ thống phòng không duy nhất trong biên chế của Ai Cập, nhưng nó chắc chắn là hệ thống có khả năng nhất và là nhân tố thay đổi cuộc chơi, cho một cuộc xung đột tương lai trên Bán đảo Sinai.Số vũ khí phòng không khác của Ai Cập bao gồm BuK và KuB tầm trung, các biến thể nâng cấp của S-125 và S-75, Strela và Tor tầm ngắn, cung cấp cho lực lượng phòng không của Ai Cập một hệ thống phòng thủ nhiều lớp, bổ sung cho khả năng của S-300VM.Mặc dù Israel vẫn giữ được lực lượng Không quân có năng lực hơn đáng kể, nhưng mạng lưới tên lửa phòng không của Israel so với Ai Cập cũng không hoàn toàn vượt trội, khiến Ai Cập có lợi thế đáng kể trong lĩnh vực này.Nếu như trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, hệ thống phòng không của Quân đội Ai Cập, chỉ có thể bao phủ ở phía tây của Bán đảo Sinai; thì hiện nay, hệ thống phòng không của Ai Cập, đã hoàn toàn phủ kín bán đảo.Chìa khóa cho chiến thắng của Israel trước Ai Cập trong Chiến tranh Yom Kippur là đã tách lực lượng mặt đất của Ai Cập, khỏi sự bảo vệ của lực lượng phòng không; nhưng hiện nay, việc này là một việc làm khó khăn.Hiện nay lực lượng phòng không của Ai Cập không chỉ là lực lượng tên lửa phòng không, mà còn là của các chiến đấu cơ hiện đại như F-16, MiG-29M, Su-35 và Rafale. Những chiến đấu cơ này có tính năng tương đương với tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện có của Israel, trừ số F-35.Ưu thế lớn nhất của Israel hiện nay là số máy bay chiến đấu tàng hình F-35, có thể tiến công phá hủy các trận địa tên lửa đạn đạo hoặc các sân bay của Ai Cập; nhưng với nhiều tên lửa đạn đạo, có thể khống chế các sân bay của Israel.Nên nhớ rằng, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, mặc dù có ưu thế vượt trội rõ ràng, nhưng Không quân Mỹ và đồng minh phải rất khó khăn mới có thể khống chế được các bệ phóng tên lửa Scud của Iraq. Do vậy nếu có một cuộc chiến xảy ra, Israel khó có lợi thế như trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Nguồn ảnh: Pinterest. Quân đội Israel sở hữu những loại vũ khí chống hạm có sức mạnh cực kỳ khủng khiếp. Nguồn: IAF.
Trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur tháng 10/1973, mặc dù nắm ưu thế cả về quân số, vũ khí trang bị, cũng như chủ động cả về kế hoạch thời gian, nhưng liên quân Arab, đứng đầu là Ai Cập và Syria, vẫn thất bại nặng nề trước Israel.
Giải thích về thất bại của liên quân Arab, trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân quan trọng là Ai Cập, mặc dù số máy bay chiến đấu nhiều gấp ba của Israel, nhưng vẫn không tạo lập được lợi thế trên mặt trận chính ở bán đảo Sinai và phải chịu tổn thất mất hàng trăm máy bay chiến đấu.
Gần 50 năm sau khi Chiến tranh Yom Kippur kết thúc, nếu hiện tại tiếp tục xảy ra cuộc chiến giữa khối Arab và Israel, liệu Israel có còn giữ được lợi thế? Mặc dù Israel vẫn được đánh giá là lực lượng quân sự đứng đầu khu vực và quân đội có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao?
Trong thời gian qua, hình thái khu vực Trung Đông có nhiều thay đổi, đó là sự hiện diện của nhiều loại vũ khí tiến công tầm xa phi tiếp xúc, như tên lửa đạn đạo, đã trở lên phổ biến.
Mặc dù Israel vẫn giữ được lợi thế đáng kể trên không, nhưng khả năng phòng không của nước này, đặc biệt là những lực lượng tên lửa phòng không chuyên trách, chống máy bay của đối phương, đã bị bỏ quên từ lâu.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, đánh chặn máy bay duy nhất của Israel hiện nay, là tổ hợp tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo; không chỉ cực kỳ hạn chế về tầm bắn, mà quan trọng hơn là nó cực kỳ kém tin cậy trong hiệu suất chiến đấu và đã được chứng minh trong nhiều trường hợp.
Kết quả tệ hại của hệ thống Patriot được minh chứng vào tháng 2/2018, một UAV tương đối đơn giản của Iran, đã “bay lạc” vào lãnh thổ Israel, đã tránh được hai đợt hỏa lực từ các khẩu đội Patriot, trước khi bị một máy bay trực thăng của Israel bắn hạ.
Hiện tại, các đối thủ của Israel như Ai Cập, đang sở hữu một mạng lưới tên lửa đất đối không nhiều lớp, có khả năng chiến đấu cao; có thể chống lại các máy bay chiến đấu cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel.
Nếu trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur, khi đó Ai Cập chỉ sở hữu những triển khai phòng không tầm ngắn như S-75 và S-125, tầm bắn lần lượt là 35km và 45km, thì hiện nay, các hệ thống phòng không hiện đại Ai Cập mới nhập từ Nga, có khả năng bảo vệ ở tầm xa hơn đáng kể.
Vào năm 2014, Ai Cập đã nhập hệ thống phòng không S-300VM, và đưa vào hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 2017. Ngoài ra các hệ thống phòng không hiện đại này của Nga còn có mặt tại Iran, Syria, chúng sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với các máy bay chiến đấu của Israel ngay cả ở tầm cực xa.
S-300VM là hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ cả tên lửa hành trình, máy bay và tên lửa đạn đạo; đồng thời được trang bị các biện pháp đối phó tác chiến điện tử tiên tiến có, khả năng gây thách thức đáng kể ngay cả đối với các hệ thống tác chiến điện tử hàng đầu thế giới của Israel.
Hệ thống S-300VM có tầm bắn 250 km và có thể tấn công đồng thời 24 máy bay địch. Nếu S-125 và S-75 là các bệ phóng tên lửa đất đối không cùng thế hệ với F-4E, thì S-300VM được đưa vào phục vụ hàng thập kỷ sau F-15 và F-16; có thể tiêu diệt các mục tiêu này mà không bị đánh trả.
Mặc dù tên lửa S-300VM hầu như không phải là hệ thống phòng không duy nhất trong biên chế của Ai Cập, nhưng nó chắc chắn là hệ thống có khả năng nhất và là nhân tố thay đổi cuộc chơi, cho một cuộc xung đột tương lai trên Bán đảo Sinai.
Số vũ khí phòng không khác của Ai Cập bao gồm BuK và KuB tầm trung, các biến thể nâng cấp của S-125 và S-75, Strela và Tor tầm ngắn, cung cấp cho lực lượng phòng không của Ai Cập một hệ thống phòng thủ nhiều lớp, bổ sung cho khả năng của S-300VM.
Mặc dù Israel vẫn giữ được lực lượng Không quân có năng lực hơn đáng kể, nhưng mạng lưới tên lửa phòng không của Israel so với Ai Cập cũng không hoàn toàn vượt trội, khiến Ai Cập có lợi thế đáng kể trong lĩnh vực này.
Nếu như trong Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, hệ thống phòng không của Quân đội Ai Cập, chỉ có thể bao phủ ở phía tây của Bán đảo Sinai; thì hiện nay, hệ thống phòng không của Ai Cập, đã hoàn toàn phủ kín bán đảo.
Chìa khóa cho chiến thắng của Israel trước Ai Cập trong Chiến tranh Yom Kippur là đã tách lực lượng mặt đất của Ai Cập, khỏi sự bảo vệ của lực lượng phòng không; nhưng hiện nay, việc này là một việc làm khó khăn.
Hiện nay lực lượng phòng không của Ai Cập không chỉ là lực lượng tên lửa phòng không, mà còn là của các chiến đấu cơ hiện đại như F-16, MiG-29M, Su-35 và Rafale. Những chiến đấu cơ này có tính năng tương đương với tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện có của Israel, trừ số F-35.
Ưu thế lớn nhất của Israel hiện nay là số máy bay chiến đấu tàng hình F-35, có thể tiến công phá hủy các trận địa tên lửa đạn đạo hoặc các sân bay của Ai Cập; nhưng với nhiều tên lửa đạn đạo, có thể khống chế các sân bay của Israel.
Nên nhớ rằng, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, mặc dù có ưu thế vượt trội rõ ràng, nhưng Không quân Mỹ và đồng minh phải rất khó khăn mới có thể khống chế được các bệ phóng tên lửa Scud của Iraq. Do vậy nếu có một cuộc chiến xảy ra, Israel khó có lợi thế như trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân đội Israel sở hữu những loại vũ khí chống hạm có sức mạnh cực kỳ khủng khiếp. Nguồn: IAF.