Ngày 7/3, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anusauskas xác nhận, NATO sẽ bố trí các hệ thống tên lửa đất đối không Patriot ở quốc gia này, nơi tiếp giáp khu vực Kaliningrad của Nga cũng như đồng minh Belarus của Nga. Ảnh: Defence Blog.Ông Arvydas Anusauskas nói trong cuộc họp báo ở thủ đô Vilnius rằng, “Năm nay, hệ thống phòng không Patriot cuối cùng sẽ được đưa vào hoạt động, ít nhất là một phần”. Ảnh: Gagadget.Ông nói thêm, “Mục tiêu của chúng tôi là sẽ triển khai hệ thống phòng không Patriot tương tự như việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trên không… Kế hoạch này sẽ không chỉ diễn ra luân phiên trong vài tháng mà sẽ bao gồm tất cả các tháng theo lịch của chúng tôi và nó sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của đất nước”. Ảnh: Gagadget.Phạm vi radar của hệ thống Patriot có thể cung cấp vùng bao phủ sâu vào không phận của cả Kaliningrad và Belarus. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh NATO đang có nhiều hoạt động mở rộng việc triển khai các hệ thống tác chiến trên không gần lãnh thổ Nga, xu hướng gia tăng đáng kể từ khi Phần Lan gia nhập NATO vào tháng 4/2023, làm tăng gấp đôi biên giới của liên minh với Nga. Ảnh: Defense News.Diễn biến này cũng diễn ra trùng với thời điểm tổ chức cuộc tập trận “Người bảo vệ kiên định 2024” của NATO, mô phỏng xung đột ở châu Âu, đây là cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều thập kỷ và Moscow đã tuyên bố nhấn mạnh về "bản chất ngày càng hung hãn" của liên minh này. Ảnh: Militarnyi.Sau khi gia nhập, Phần Lan sẽ không chỉ là khách hàng hàng đầu của máy bay chiến đấu F-35, mà còn trở thành thành viên NATO đầu tiên sở hữu hệ thống phòng không David's Sling của Mỹ-Israel, đây là một phiên bản tiên tiến khác của Patriot, đã được thử nghiệm chiến đấu trên chiến trường Syria.Các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành để Phần Lan có thể tiếp nhận những chiếc máy bay F-35 của Không quân Mỹ. Sự hiện diện của F-35 Mỹ ở Đông và Trung Âu tiếp tục gia tăng, trong khi các khách hàng như Đức, Cộng hòa Séc đã tăng đáng kể số lượng máy bay chiến đấu mua từ Mỹ.Các máy bay F-35 của Đức, Hà Lan, Bỉ và Italia cũng có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân của Mỹ theo các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Về phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa Aegis Ashore sẽ đi vào hoạt động ở Ba Lan vào năm 2024, sau khi hệ thống tương tự đã được kích hoạt ở Romania 8 năm trước. Hệ thống này cung cấp khả năng phòng thủ tên lửa chiến lược cấp cao hơn, bổ sung cho Patriot và David's Sling.Romania có 7 đơn vị Patriot Configuration 3 được đặt hàng với giá 3,9 tỷ USD, trong khi Ba Lan đã đầu tư 4,75 tỷ USD để mua hệ thống tương tự. Hệ thống này tham chiến lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong đó mục tiêu chính của nó là đánh chặn tên lửa Scud B của Liên Xô. Tuy nhiên, thành tích hoạt động của nó được xác nhận là khá hạn chế do không thể bắn hạ thành công những tên lửa của Iraq.Mặc dù được giới lãnh đạo quân sự phương Tây đặt nhiều hy vọng sau quá tình hiện đại hóa, nhưng những hy vọng đó phần lớn đã bị tiêu tan do hệ thống này không thể ngăn chặn được những đợt tấn công bằng tên lửa tự chế do quân nổi dậy Yemen phóng vào Ả Rập Saudi vào năm 2017.Hai năm sau cuộc tấn công vào Riyadh, Patriot cũng tỏ ra hoàn toàn bất lực trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Iran vào các mục tiêu của Ả Rập Saudi.Jeffrey Lewis, một chuyên gia phân tích quân sự tuyên bố về sự thất bại trong năm 2017 của hệ thống Patriot ở Ả Rập Saudi và sự che đậy sau đó rằng, “Các chính phủ đã nói dối về tính hiệu quả của các hệ thống này. Hoặc họ đang sử dụng những thông tin sai lệch và điều đó sẽ khiến chúng ta lo lắng”.Các lực lượng Ukraine cũng nhiều lần tuyên bố thành công khi sử dụng Patriot chống lại tên lửa của Nga kể từ khi hai chiếc được giao vào tháng 5/2023, tuy nhiên điều này vẫn còn gây tranh cãi gay gắt và bị các nhà phân tích nghi ngờ.Trong khi vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về khả năng tồn tại của Patriot trong điều kiện chiến đấu, thì việc mở rộng triển khai ồ ạt ở Đông Âu là dấu hiệu cho thấy việc tăng cường quân sự rộng rãi hơn đang diễn ra trong khu vực, đồng thời đẩy tình trạng an ninh khu vực ngày càng thêm căng thẳng.
Ngày 7/3, Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anusauskas xác nhận, NATO sẽ bố trí các hệ thống tên lửa đất đối không Patriot ở quốc gia này, nơi tiếp giáp khu vực Kaliningrad của Nga cũng như đồng minh Belarus của Nga. Ảnh: Defence Blog.
Ông Arvydas Anusauskas nói trong cuộc họp báo ở thủ đô Vilnius rằng, “Năm nay, hệ thống phòng không Patriot cuối cùng sẽ được đưa vào hoạt động, ít nhất là một phần”. Ảnh: Gagadget.
Ông nói thêm, “Mục tiêu của chúng tôi là sẽ triển khai hệ thống phòng không Patriot tương tự như việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trên không… Kế hoạch này sẽ không chỉ diễn ra luân phiên trong vài tháng mà sẽ bao gồm tất cả các tháng theo lịch của chúng tôi và nó sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của đất nước”. Ảnh: Gagadget.
Phạm vi radar của hệ thống Patriot có thể cung cấp vùng bao phủ sâu vào không phận của cả Kaliningrad và Belarus. Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh NATO đang có nhiều hoạt động mở rộng việc triển khai các hệ thống tác chiến trên không gần lãnh thổ Nga, xu hướng gia tăng đáng kể từ khi Phần Lan gia nhập NATO vào tháng 4/2023, làm tăng gấp đôi biên giới của liên minh với Nga. Ảnh: Defense News.
Diễn biến này cũng diễn ra trùng với thời điểm tổ chức cuộc tập trận “Người bảo vệ kiên định 2024” của NATO, mô phỏng xung đột ở châu Âu, đây là cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều thập kỷ và Moscow đã tuyên bố nhấn mạnh về "bản chất ngày càng hung hãn" của liên minh này. Ảnh: Militarnyi.
Sau khi gia nhập, Phần Lan sẽ không chỉ là khách hàng hàng đầu của máy bay chiến đấu F-35, mà còn trở thành thành viên NATO đầu tiên sở hữu hệ thống phòng không David's Sling của Mỹ-Israel, đây là một phiên bản tiên tiến khác của Patriot, đã được thử nghiệm chiến đấu trên chiến trường Syria.
Các cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành để Phần Lan có thể tiếp nhận những chiếc máy bay F-35 của Không quân Mỹ. Sự hiện diện của F-35 Mỹ ở Đông và Trung Âu tiếp tục gia tăng, trong khi các khách hàng như Đức, Cộng hòa Séc đã tăng đáng kể số lượng máy bay chiến đấu mua từ Mỹ.
Các máy bay F-35 của Đức, Hà Lan, Bỉ và Italia cũng có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân của Mỹ theo các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Về phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm xa Aegis Ashore sẽ đi vào hoạt động ở Ba Lan vào năm 2024, sau khi hệ thống tương tự đã được kích hoạt ở Romania 8 năm trước. Hệ thống này cung cấp khả năng phòng thủ tên lửa chiến lược cấp cao hơn, bổ sung cho Patriot và David's Sling.
Romania có 7 đơn vị Patriot Configuration 3 được đặt hàng với giá 3,9 tỷ USD, trong khi Ba Lan đã đầu tư 4,75 tỷ USD để mua hệ thống tương tự. Hệ thống này tham chiến lần đầu tiên trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong đó mục tiêu chính của nó là đánh chặn tên lửa Scud B của Liên Xô. Tuy nhiên, thành tích hoạt động của nó được xác nhận là khá hạn chế do không thể bắn hạ thành công những tên lửa của Iraq.
Mặc dù được giới lãnh đạo quân sự phương Tây đặt nhiều hy vọng sau quá tình hiện đại hóa, nhưng những hy vọng đó phần lớn đã bị tiêu tan do hệ thống này không thể ngăn chặn được những đợt tấn công bằng tên lửa tự chế do quân nổi dậy Yemen phóng vào Ả Rập Saudi vào năm 2017.
Hai năm sau cuộc tấn công vào Riyadh, Patriot cũng tỏ ra hoàn toàn bất lực trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Iran vào các mục tiêu của Ả Rập Saudi.
Jeffrey Lewis, một chuyên gia phân tích quân sự tuyên bố về sự thất bại trong năm 2017 của hệ thống Patriot ở Ả Rập Saudi và sự che đậy sau đó rằng, “Các chính phủ đã nói dối về tính hiệu quả của các hệ thống này. Hoặc họ đang sử dụng những thông tin sai lệch và điều đó sẽ khiến chúng ta lo lắng”.
Các lực lượng Ukraine cũng nhiều lần tuyên bố thành công khi sử dụng Patriot chống lại tên lửa của Nga kể từ khi hai chiếc được giao vào tháng 5/2023, tuy nhiên điều này vẫn còn gây tranh cãi gay gắt và bị các nhà phân tích nghi ngờ.
Trong khi vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn về khả năng tồn tại của Patriot trong điều kiện chiến đấu, thì việc mở rộng triển khai ồ ạt ở Đông Âu là dấu hiệu cho thấy việc tăng cường quân sự rộng rãi hơn đang diễn ra trong khu vực, đồng thời đẩy tình trạng an ninh khu vực ngày càng thêm căng thẳng.