Cụ thể các Đô đốc hải quân NATO mà đặc biệt là Mỹ tỏ ra quan ngại về sức mạnh mới của hải quân Nga và Trung Quốc, hình thành một mối đe dọa tiềm tàng trên các vùng biển từ trước tới nay vốn do người Mỹ thống trị. Và nỗi lo này của tướng lĩnh Mỹ không đến từ các tàu ngầm hạt nhân mà đến từ ngay các tàu ngầm tấn công thông thường. Nguồn ảnh: Redsvn.net.Các nhà quan sát quân sự nhận định, tàu ngầm Kilo Nga đang hoạt động ở Địa Trung Hải đang chơi trò “mèo vờn chuột” với các tàu chiến Mỹ và NATO, khi chúng “thoát ẩn, thoát hiện” dưới đáy biển và chỉ nổi lên khi phải phóng tên lửa Kalibr tấn công lực lượng khủng bố ở Syria. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Với tần suất hoạt động ngày càng tích cực của các tàu ngầm Nga tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương trong 5 năm qua đang khiến các Đô đốc Hải quân Mỹ phải tư duy nhiều hơn để có thể dành lại được ưu thế trên và dưới mặt nước trước các tàu chiến Nga. Đó là còn chưa nói đến sự xuất hiện của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển này. Nguồn ảnh: Báo Thanh traỦng hộ quan điểm này, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho rằng hoạt động của Hải quân Nga trên vùng nước Bắc Đại Tây Dương đạt đến đỉnh điểm trong suốt 25 năm qua. Trong khi đó ở Thái Bình Dương nước này cũng đang phải đối mặt với các tàu ngầm Trung Quốc điều này khiến các quan chức hải quân Mỹ đặc biệt lo lắng. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Năm 2016, Đô đốc James Foggo - Chỉ huy các Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi đã liên tiếp mô tả căng thẳng Nga và Mỹ là " trận đánh thứ tư ở Đại Tây Dương" sau các cuộc hải chiến trên mặt nước và cuộc chiến tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới lần thứ I, Chiến tranh Thế giới lần thứ II và cuộc tranh giành quyền lực thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Dân trí.Đô đốc Foggo cho rằng: “Một lần nữa, hạm đội tàu ngầm Nga, được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất, lực lượng thủy thủ có kỹ năng tiên tiến nhất, có trình độ rất cao và hoạt động hiệu quả của Nga đang thách thức lực lượng tàu ngầm Mỹ.” Nguồn ảnh: Thanh Niên.Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức mô tả, khi tàu ngầm Kilo Nga xuất kích, để theo dõi hải quân NATO hay Hải quân Mỹ phải sử dụng một lực lượng tàu chiến lớn không ngờ gồm bốn tàu khu trục và một số máy bay chống ngầm. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.Tuy nhiên, NATO luôn mất dấu tàu ngầm Kilo Nga trong trò chơi “mèo vờn chuột” trên biển kể cả khi họ là “mèo”. Điều đó có nghĩa là ngay cả các quốc gia NATO, ngày đêm cảnh báo về nguy cơ tấn công của Nga, cũng không có khả năng ngăn chặn tàu ngầm. Nguồn ảnh: QPVN.Cũng cần nhắc lại rằng ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, NATO và Mỹ đã xem các tàu ngầm Kilo của Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất dưới đáy biển, thậm chí họ còn đặt cho nó biệt danh là “Hố đen” bởi khả năng di chuyển cực êm của lớp tàu ngầm diesel-điện này. Hiện nay, các tàu ngầm Kilo vẫn tiếp tục được Hải quân Nga trang bị mới với đề án 636.3. Nguồn ảnh: Thanh Niên.Hiện tại ngoài Nga, có 7 quốc gia khác trên thế giới đang sử dụng các biến thể của tàu ngầm Kilo trong đó có cả Việt Nam với các tàu thuộc đề án 636.1. Các tàu Kilo hiện là xương sống của lực lượng tàu ngầm Việt Nam với chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế từ năm 2014.Theo chuyên trang hải quân Naval Analyses, Việt Nam là một trong top 10 các quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất châu Á và đứng vị trí top 1 ở khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy một phần nào đó sức mạnh của tàu ngầm Kilo trong các bảng xếp hạng quốc tế. Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ.Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga với giá trị ước tính lên đến 4.3 tỷ USD từ năm 2009, bao gồm việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và xây dựng một trung tâm huấn luyện thủy thủ tàu ngầm theo tiêu chuẩn cấp 1 của Hải quân Nga. Quá trình bàn giao các tàu ngầm này diễn ra từ năm 2014 -2018. Nguồn ảnh: QPVN.Việc mua các tàu ngầm Kilo ở thời điểm khá muộn cũng là một lợi thế của Hải quân Việt Nam, khi chúng ta có thể có được cấu hình hiện đại nhất mà Nga có thể cung cấp cho Việt Nam trên lớp tàu ngầm tấn công này. Nguồn ảnh: Báo Văn hóa.Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam đóng tàu cứu hộ Tàu ngầm Kilo. (nguồn QPVN)
Cụ thể các Đô đốc hải quân NATO mà đặc biệt là Mỹ tỏ ra quan ngại về sức mạnh mới của hải quân Nga và Trung Quốc, hình thành một mối đe dọa tiềm tàng trên các vùng biển từ trước tới nay vốn do người Mỹ thống trị. Và nỗi lo này của tướng lĩnh Mỹ không đến từ các tàu ngầm hạt nhân mà đến từ ngay các tàu ngầm tấn công thông thường. Nguồn ảnh: Redsvn.net.
Các nhà quan sát quân sự nhận định, tàu ngầm Kilo Nga đang hoạt động ở Địa Trung Hải đang chơi trò “mèo vờn chuột” với các tàu chiến Mỹ và NATO, khi chúng “thoát ẩn, thoát hiện” dưới đáy biển và chỉ nổi lên khi phải phóng tên lửa Kalibr tấn công lực lượng khủng bố ở Syria. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Với tần suất hoạt động ngày càng tích cực của các tàu ngầm Nga tại vùng biển Bắc Đại Tây Dương trong 5 năm qua đang khiến các Đô đốc Hải quân Mỹ phải tư duy nhiều hơn để có thể dành lại được ưu thế trên và dưới mặt nước trước các tàu chiến Nga. Đó là còn chưa nói đến sự xuất hiện của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển này. Nguồn ảnh: Báo Thanh tra
Ủng hộ quan điểm này, Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho rằng hoạt động của Hải quân Nga trên vùng nước Bắc Đại Tây Dương đạt đến đỉnh điểm trong suốt 25 năm qua. Trong khi đó ở Thái Bình Dương nước này cũng đang phải đối mặt với các tàu ngầm Trung Quốc điều này khiến các quan chức hải quân Mỹ đặc biệt lo lắng. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Năm 2016, Đô đốc James Foggo - Chỉ huy các Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi đã liên tiếp mô tả căng thẳng Nga và Mỹ là " trận đánh thứ tư ở Đại Tây Dương" sau các cuộc hải chiến trên mặt nước và cuộc chiến tàu ngầm trong Chiến tranh Thế giới lần thứ I, Chiến tranh Thế giới lần thứ II và cuộc tranh giành quyền lực thời Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Dân trí.
Đô đốc Foggo cho rằng: “Một lần nữa, hạm đội tàu ngầm Nga, được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất, lực lượng thủy thủ có kỹ năng tiên tiến nhất, có trình độ rất cao và hoạt động hiệu quả của Nga đang thách thức lực lượng tàu ngầm Mỹ.” Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức mô tả, khi tàu ngầm Kilo Nga xuất kích, để theo dõi hải quân NATO hay Hải quân Mỹ phải sử dụng một lực lượng tàu chiến lớn không ngờ gồm bốn tàu khu trục và một số máy bay chống ngầm. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Tuy nhiên, NATO luôn mất dấu tàu ngầm Kilo Nga trong trò chơi “mèo vờn chuột” trên biển kể cả khi họ là “mèo”. Điều đó có nghĩa là ngay cả các quốc gia NATO, ngày đêm cảnh báo về nguy cơ tấn công của Nga, cũng không có khả năng ngăn chặn tàu ngầm. Nguồn ảnh: QPVN.
Cũng cần nhắc lại rằng ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, NATO và Mỹ đã xem các tàu ngầm Kilo của Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất dưới đáy biển, thậm chí họ còn đặt cho nó biệt danh là “Hố đen” bởi khả năng di chuyển cực êm của lớp tàu ngầm diesel-điện này. Hiện nay, các tàu ngầm Kilo vẫn tiếp tục được Hải quân Nga trang bị mới với đề án 636.3. Nguồn ảnh: Thanh Niên.
Hiện tại ngoài Nga, có 7 quốc gia khác trên thế giới đang sử dụng các biến thể của tàu ngầm Kilo trong đó có cả Việt Nam với các tàu thuộc đề án 636.1. Các tàu Kilo hiện là xương sống của lực lượng tàu ngầm Việt Nam với chiếc đầu tiên được đưa vào biên chế từ năm 2014.
Theo chuyên trang hải quân Naval Analyses, Việt Nam là một trong top 10 các quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất châu Á và đứng vị trí top 1 ở khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy một phần nào đó sức mạnh của tàu ngầm Kilo trong các bảng xếp hạng quốc tế. Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ.
Hải quân Việt Nam đã đặt mua 6 tàu ngầm Kilo từ Nga với giá trị ước tính lên đến 4.3 tỷ USD từ năm 2009, bao gồm việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và xây dựng một trung tâm huấn luyện thủy thủ tàu ngầm theo tiêu chuẩn cấp 1 của Hải quân Nga. Quá trình bàn giao các tàu ngầm này diễn ra từ năm 2014 -2018. Nguồn ảnh: QPVN.
Việc mua các tàu ngầm Kilo ở thời điểm khá muộn cũng là một lợi thế của Hải quân Việt Nam, khi chúng ta có thể có được cấu hình hiện đại nhất mà Nga có thể cung cấp cho Việt Nam trên lớp tàu ngầm tấn công này. Nguồn ảnh: Báo Văn hóa.
Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam đóng tàu cứu hộ Tàu ngầm Kilo. (nguồn QPVN)