Theo trang tin quân sự Army Recognition, tại triển lãm quân sự quốc tế IDEAS 2016 diễn ra tại Karachi, Pakistan, lực lượng phòng không thuộc Quân đội Pakistan đã cho ra mắt biến thể nâng cấp tiếp theo của pháo phòng không 37mm hai nòng Type 63 do Trung Quốc chế tạo với khả năng vận hành hoàn toàn tự động dẫn bắn bằng laser và máy tính đường đạn. Nguồn ảnh: Army RecognitionChương trình nâng cấp Type 63 do Pakistan thực hiện hoàn toàn trong nước. Bản thân khẩu pháo này được tích hợp sẵn một hệ thống máy phát điện riêng biệt để hoạt động. Mọi hoạt động của trận địa pháo phòng không Type 63 đều được điều khiển đồng bộ từ trung tâm chỉ huy hoặc nó có thể hoạt động độc lập tùy vào yêu cầu tác chiến. Nguồn ảnh: Mohammad NomanViệc tự động hóa pháo 37mm Type 63 giúp lực lượng phòng không Pakistan hạn chế tối đa thiệt hại về nhân lực trong các đợt không kích của đối phương, cũng như tăng khả năng tác chiến của loại pháo phòng không hơn 60 năm tuổi này. Còn mục tiêu của nó vẫn là các loại phương tiện bay tầm thấp như trực thăng, UAV hay máy bay trinh sát hạng nhẹ ngoài ra Type 63 cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: samaa.tvMỗi khẩu pháo phòng không 37mm tự động được tích hợp sẵn hệ thống quan sát quang điện tử và nó có thể hoạt động ở ba chế khác nhau gồm điều khiển bằng tay thông thường, bán tự động và tự động. Còn thiết bị định vị bằng laser và máy tính đường đạn tự động có thể được sử dụng chung cho một hoặc nhiều khẩu pháo. Nguồn ảnh: SinaThiết bị định vị laser của Type 63 có tên mã là LAS786P do Pakistan tự phát triển, được thiết kế để cung cấp dữ liệu góc phương vị, độ cao và khoảng cách từ mục tiêu đến các trận địa pháo trong phạm vi lên đến 10km. Sau đó máy tính đường đạn TBC789P sẽ sử dụng dữ liệu từ LAS786P để đưa ra hướng ngắm và đường bắn đón chuẩn cho Type 63. Nguồn ảnh: Army RecognitionNgoài thiết bị định vị laser, thì máy tính đường đạn và tổ hợp vận hành được tích hợp sẵn trên Type 63. Tuy nhiên việc tái nạp đạn của khẩu pháo này vẫn cần tới sự hổ trợ của con người khi cơ số đạn nó mang theo khá hạn chế. Nguồn ảnh: urban.pkCó một điều rất đáng ngạc nhiên là, chương trình nâng cấp pháo 37mm của Pakistan khởi động từ năm 2014 đến nay mới hoàn thành. Tuy nhiên, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã hoàn thành nâng cấp pháo 37mm từ lâu với đầy đủ tính năng tương đương. Mà đáng lưu ý, ngành CNQP Việt Nam vốn dĩ không thể bằng Pakistan - chế tạo được xe tăng, tên lửa đạn đạo. Đây thực sự là sự vươn lên vượt bậc, tiến bộ đáng kinh ngạc của CNQP Việt Nam. Nguồn ảnh: SinaTheo đó, trong thời gian mà Pakistan còn đang loay hoay nâng cấp pháo 37mm, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống nâng cấp và trang bị đại trà cho bộ đội phòng không phục vụ công tác huấn luyện, chiến đấu. Các thông tin từ báo QĐND cho thấy rằng chúng ta triển khai pháo 37mm nâng cấp từ năm 2012, tức là chương trình cải tiến đã khởi động từ năm 2009 hoặc 2010...Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự Việt Nam đã thiết kế hệ thống trinh sát phát hiện mục tiêu trên cơ sở các thiết bị quang điện tử thế hệ mới có khả năng quan sát, xác định cự ly mục tiêu cả ban ngày và ban đêm; bổ sung, phát triển thêm nhiều tính năng trên nền các công nghệ hiện đại, cải tiến đại đội pháo phòng không 37mm thành một hệ thống hỏa lực C4I có khả năng tác chiến ngày và đêm, phản ứng nhanh và có độ tập trung hỏa lực tiêu diệt mục tiêu cao.Trong ảnh là trạm ngắm quang điện tử GLLADS.M2 làm nhiệm vụ nhận diện, tính toán tham số mục tiêu, phần tử bắn và điều kiện bắn cho từng khẩu đội 37mm-2 (tối đa 4 khẩu đội pháo trong một phân đội 37mm-2N/GLLADS.M2) do Viện tự động hóa kỹ thuật Quân sự Việt Nam sáng chế.Ở phiên bản tiêu chuẩn kíp chiến đấu của pháo 37mm cần từ 5-6 binh sĩ để vận hành và mỗi khẩu đội pháo được trang bị tới gần 200 viên đạn. Tầm bắn hiệu quả của nó đối với mục tiêu trên không là từ 100-1.500m và mục tiêu mặt đất là 3.500m. Nguồn ảnh: báo Phú Thọ
Theo trang tin quân sự Army Recognition, tại triển lãm quân sự quốc tế IDEAS 2016 diễn ra tại Karachi, Pakistan, lực lượng phòng không thuộc Quân đội Pakistan đã cho ra mắt biến thể nâng cấp tiếp theo của pháo phòng không 37mm hai nòng Type 63 do Trung Quốc chế tạo với khả năng vận hành hoàn toàn tự động dẫn bắn bằng laser và máy tính đường đạn. Nguồn ảnh: Army Recognition
Chương trình nâng cấp Type 63 do Pakistan thực hiện hoàn toàn trong nước. Bản thân khẩu pháo này được tích hợp sẵn một hệ thống máy phát điện riêng biệt để hoạt động. Mọi hoạt động của trận địa pháo phòng không Type 63 đều được điều khiển đồng bộ từ trung tâm chỉ huy hoặc nó có thể hoạt động độc lập tùy vào yêu cầu tác chiến. Nguồn ảnh: Mohammad Noman
Việc tự động hóa pháo 37mm Type 63 giúp lực lượng phòng không Pakistan hạn chế tối đa thiệt hại về nhân lực trong các đợt không kích của đối phương, cũng như tăng khả năng tác chiến của loại pháo phòng không hơn 60 năm tuổi này. Còn mục tiêu của nó vẫn là các loại phương tiện bay tầm thấp như trực thăng, UAV hay máy bay trinh sát hạng nhẹ ngoài ra Type 63 cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: samaa.tv
Mỗi khẩu pháo phòng không 37mm tự động được tích hợp sẵn hệ thống quan sát quang điện tử và nó có thể hoạt động ở ba chế khác nhau gồm điều khiển bằng tay thông thường, bán tự động và tự động. Còn thiết bị định vị bằng laser và máy tính đường đạn tự động có thể được sử dụng chung cho một hoặc nhiều khẩu pháo. Nguồn ảnh: Sina
Thiết bị định vị laser của Type 63 có tên mã là LAS786P do Pakistan tự phát triển, được thiết kế để cung cấp dữ liệu góc phương vị, độ cao và khoảng cách từ mục tiêu đến các trận địa pháo trong phạm vi lên đến 10km. Sau đó máy tính đường đạn TBC789P sẽ sử dụng dữ liệu từ LAS786P để đưa ra hướng ngắm và đường bắn đón chuẩn cho Type 63. Nguồn ảnh: Army Recognition
Ngoài thiết bị định vị laser, thì máy tính đường đạn và tổ hợp vận hành được tích hợp sẵn trên Type 63. Tuy nhiên việc tái nạp đạn của khẩu pháo này vẫn cần tới sự hổ trợ của con người khi cơ số đạn nó mang theo khá hạn chế. Nguồn ảnh: urban.pk
Có một điều rất đáng ngạc nhiên là, chương trình nâng cấp pháo 37mm của Pakistan khởi động từ năm 2014 đến nay mới hoàn thành. Tuy nhiên, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã hoàn thành nâng cấp pháo 37mm từ lâu với đầy đủ tính năng tương đương. Mà đáng lưu ý, ngành CNQP Việt Nam vốn dĩ không thể bằng Pakistan - chế tạo được xe tăng, tên lửa đạn đạo. Đây thực sự là sự vươn lên vượt bậc, tiến bộ đáng kinh ngạc của CNQP Việt Nam. Nguồn ảnh: Sina
Theo đó, trong thời gian mà Pakistan còn đang loay hoay nâng cấp pháo 37mm, công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống nâng cấp và trang bị đại trà cho bộ đội phòng không phục vụ công tác huấn luyện, chiến đấu. Các thông tin từ báo QĐND cho thấy rằng chúng ta triển khai pháo 37mm nâng cấp từ năm 2012, tức là chương trình cải tiến đã khởi động từ năm 2009 hoặc 2010...
Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự Việt Nam đã thiết kế hệ thống trinh sát phát hiện mục tiêu trên cơ sở các thiết bị quang điện tử thế hệ mới có khả năng quan sát, xác định cự ly mục tiêu cả ban ngày và ban đêm; bổ sung, phát triển thêm nhiều tính năng trên nền các công nghệ hiện đại, cải tiến đại đội pháo phòng không 37mm thành một hệ thống hỏa lực C4I có khả năng tác chiến ngày và đêm, phản ứng nhanh và có độ tập trung hỏa lực tiêu diệt mục tiêu cao.
Trong ảnh là trạm ngắm quang điện tử GLLADS.M2 làm nhiệm vụ nhận diện, tính toán tham số mục tiêu, phần tử bắn và điều kiện bắn cho từng khẩu đội 37mm-2 (tối đa 4 khẩu đội pháo trong một phân đội 37mm-2N/GLLADS.M2) do Viện tự động hóa kỹ thuật Quân sự Việt Nam sáng chế.
Ở phiên bản tiêu chuẩn kíp chiến đấu của pháo 37mm cần từ 5-6 binh sĩ để vận hành và mỗi khẩu đội pháo được trang bị tới gần 200 viên đạn. Tầm bắn hiệu quả của nó đối với mục tiêu trên không là từ 100-1.500m và mục tiêu mặt đất là 3.500m. Nguồn ảnh: báo Phú Thọ