Đông Nam Á đã nổi lên từ những năm 1980 như một trong những thị trường vũ khí hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp quốc phòng trong khu vực tuy còn hạn chế và nhưng nền kinh tế cũng như ngân sách quốc phòng đang phát triển nhanh chóngTrong khi căng thẳng ở Đông Nam Á vẫn ở mức thấp và thường được hòa giải thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thì nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng để răn đe các lực lượng thù địch, với Nga là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trong khu vực, sau đó là Mỹ.Mặc dù nhiều quốc gia như Brunei và Philippines chưa đầu tư vào hàng không chiến đấu hiện đại, nhưng những quốc gia như Việt Nam và Singapore lại có lực lượng không quân lớn được xây dựng xung quanh các máy bay chiến đấu hiện đại có độ bền cao, có thể bảo vệ các tuyên bố hàng hải và hoạt động trên một khoảng cách xa từ các căn cứ trên bộ.Đầu tiên là máy bay Su-30MKM Malaysia và Su-30SM Myanmar. Không quân Malaysia trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ khi tiếp nhận các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKM đầu tiên vào năm 2006.Các máy bay này là sự thay thế cho các máy bay phản lực F-5E Tiger II đã cũ do Mỹ cung cấp. Vào thời điểm đó, Su-30MKM là loại máy bay hiện đại nhất mà Nga từng xuất khẩu, với thiết kế dựa trên Su-30MKI được phát triển cho Không quân Ấn Độ nhưng với những thay đổi nhỏ về hệ thống điện tử hàng không.Su-30MKM là một thiết kế mang tính cách mạng so với thiết kế ban đầu của Su-27 và Su-30 Flanker, đồng thời được kế thừa các tính năng hiện đại như Su-35 và Su-37, bao gồm màn hình buồng lái kỹ thuật số hoàn toàn, radar mảng pha quét điện tử, động cơ vectơ lực đẩy, sử dụng vật liệu composite, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và tên lửa phòng không.Su-30MKM được đánh giá vượt trội hơn các thiết kế của phương Tây về độ bền và khả năng cơ động, thiết kế này sau đó được sử dụng làm cơ sở để phát triển Su-30MKA cho Không quân Algeria và Su-30SM cho Không quân và Hải quân Nga.Trong những năm 2000, Su-30MKM là một trong những máy bay chiến đấu có năng lực nhất thế giới và 18 chiếc được chuyển giao cho Malaysia, mang lại hiệu suất chiến đấu cao hơn đáng kể so với tất cả các khí tài khác của nước này cộng lại.Bên cạnh đó, Su-30SM cải tiến hiện cũng đang được Không quân Myanmar đặt hàng, cải tiến chính của loại máy bay này là tích hợp hệ thống điện tử hàng không ưu việt và quan trọng nhất là radar N011M Bars với phạm vi phát hiện mở rộng 400km và khả năng trang bị tên lửa R-37M và SAP-518 hiện đại hơn. Thứ hai là F-15SG của Singapore. Hợp đồng mua 40 máy bay chiến đấu F-15SG đã đưa Không quân Singapore trở thành khách hàng xuất khẩu F-15 Eagle lớn thứ 5 trên thế giới sau Israel, Nhật Bản, Arab Saudi và Hàn Quốc.Biến thể được phát triển cho lực lượng Không quân Singapore phức tạp hơn đáng kể về cảm biến và hệ thống điện tử hàng không. Đây cũng là biến thể sản xuất nối tiếp đầu tiên sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Điều này mang lại khả năng tác chiến điện tử và các biện pháp đối phó vượt trội, tín hiệu radar thấp hơn và nhận thức tình huống vượt trội.F-15 được nhận xét là máy bay chiến đấu có năng lực nhất được sử dụng bởi các lực lượng không quân phương Tây trong Chiến tranh Lạnh và các hạn chế xuất khẩu đối với máy bay này đã được nới lỏng vào những năm 2000, sau khi Mỹ giới thiệu dòng máy bay kế nhiệm F-22 Raptor.Máy bay chiến đấu F-15 có độ bền cao và mang theo bộ cảm biến lớn, mặc dù vẫn bị đánh giá thấp hơn so với Su-30, nhưng những tiến bộ đạt được đối với các hợp đồng của Singapore cũng là bước đệm để Mỹ tiếp tục hiện đại hóa các phiên bản sau, nhằm đáp ứng nhu cầu của lực lượng không quân Saudi Arabia, Qatar.Thứ ba là Su-30MK2 Việt Nam và Su-30MK Indonesia. Không giống như Su-30MKM/SM được sản xuất tại nhà máy Hàng không Irkutsk, Su-30MK2 được phát triển như một phần của dòng máy bay chiến đấu riêng biệt tại Nhà máy Máy bay Komsomolsk-on-Amur, sau năm 2009 chuyển đổi sang sản xuất Su-35S cho Lực lượng Không quân Nga.Máy bay chiến đấu Su-30MK2 có nguồn gốc gần gũi với Su-30MKK tùy chỉnh được phát triển cho Không quân Trung Quốc vào năm 2004. Máy bay này được tối ưu hóa tốt cho vai trò tấn công trên biển với các hệ thống điện tử hàng không tinh vi đặc biệt cho chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, máy tính, khả năng tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.Su-30MK2 đã được Việt Nam và Indonesia đưa vào biên chế, cùng với một số chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK cũ hơn. Máy bay chiến đấu được hưởng lợi từ khả năng hoạt động tầm xa, hiệu suất bay cao và cảm biến mạnh mẽ của thiết kế Su-30.Đồng thời Su-30MK2 được trang bị một loạt vũ khí hiện đại như tên lửa chống hạm Kh-31 có tốc độ Mach 3 và tên lửa phòng không R-77. Tuy nhiên phiên bản này vẫn bị đánh giá có khả năng kém hơn đáng kể so với Su-30MKM và Su-30SM, vốn được cải tiến nhiều hơn so với thiết kế cơ bản của Su-30 (còn nữa). Nguồn ảnh: TH.
Đông Nam Á đã nổi lên từ những năm 1980 như một trong những thị trường vũ khí hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp quốc phòng trong khu vực tuy còn hạn chế và nhưng nền kinh tế cũng như ngân sách quốc phòng đang phát triển nhanh chóng
Trong khi căng thẳng ở Đông Nam Á vẫn ở mức thấp và thường được hòa giải thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), thì nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh mẽ vào quốc phòng để răn đe các lực lượng thù địch, với Nga là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trong khu vực, sau đó là Mỹ.
Mặc dù nhiều quốc gia như Brunei và Philippines chưa đầu tư vào hàng không chiến đấu hiện đại, nhưng những quốc gia như Việt Nam và Singapore lại có lực lượng không quân lớn được xây dựng xung quanh các máy bay chiến đấu hiện đại có độ bền cao, có thể bảo vệ các tuyên bố hàng hải và hoạt động trên một khoảng cách xa từ các căn cứ trên bộ.
Đầu tiên là máy bay Su-30MKM Malaysia và Su-30SM Myanmar. Không quân Malaysia trở thành lực lượng đầu tiên trong khu vực triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ khi tiếp nhận các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKM đầu tiên vào năm 2006.
Các máy bay này là sự thay thế cho các máy bay phản lực F-5E Tiger II đã cũ do Mỹ cung cấp. Vào thời điểm đó, Su-30MKM là loại máy bay hiện đại nhất mà Nga từng xuất khẩu, với thiết kế dựa trên Su-30MKI được phát triển cho Không quân Ấn Độ nhưng với những thay đổi nhỏ về hệ thống điện tử hàng không.
Su-30MKM là một thiết kế mang tính cách mạng so với thiết kế ban đầu của Su-27 và Su-30 Flanker, đồng thời được kế thừa các tính năng hiện đại như Su-35 và Su-37, bao gồm màn hình buồng lái kỹ thuật số hoàn toàn, radar mảng pha quét điện tử, động cơ vectơ lực đẩy, sử dụng vật liệu composite, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và tên lửa phòng không.
Su-30MKM được đánh giá vượt trội hơn các thiết kế của phương Tây về độ bền và khả năng cơ động, thiết kế này sau đó được sử dụng làm cơ sở để phát triển Su-30MKA cho Không quân Algeria và Su-30SM cho Không quân và Hải quân Nga.
Trong những năm 2000, Su-30MKM là một trong những máy bay chiến đấu có năng lực nhất thế giới và 18 chiếc được chuyển giao cho Malaysia, mang lại hiệu suất chiến đấu cao hơn đáng kể so với tất cả các khí tài khác của nước này cộng lại.
Bên cạnh đó, Su-30SM cải tiến hiện cũng đang được Không quân Myanmar đặt hàng, cải tiến chính của loại máy bay này là tích hợp hệ thống điện tử hàng không ưu việt và quan trọng nhất là radar N011M Bars với phạm vi phát hiện mở rộng 400km và khả năng trang bị tên lửa R-37M và SAP-518 hiện đại hơn.
Thứ hai là F-15SG của Singapore. Hợp đồng mua 40 máy bay chiến đấu F-15SG đã đưa Không quân Singapore trở thành khách hàng xuất khẩu F-15 Eagle lớn thứ 5 trên thế giới sau Israel, Nhật Bản, Arab Saudi và Hàn Quốc.
Biến thể được phát triển cho lực lượng Không quân Singapore phức tạp hơn đáng kể về cảm biến và hệ thống điện tử hàng không. Đây cũng là biến thể sản xuất nối tiếp đầu tiên sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Điều này mang lại khả năng tác chiến điện tử và các biện pháp đối phó vượt trội, tín hiệu radar thấp hơn và nhận thức tình huống vượt trội.
F-15 được nhận xét là máy bay chiến đấu có năng lực nhất được sử dụng bởi các lực lượng không quân phương Tây trong Chiến tranh Lạnh và các hạn chế xuất khẩu đối với máy bay này đã được nới lỏng vào những năm 2000, sau khi Mỹ giới thiệu dòng máy bay kế nhiệm F-22 Raptor.
Máy bay chiến đấu F-15 có độ bền cao và mang theo bộ cảm biến lớn, mặc dù vẫn bị đánh giá thấp hơn so với Su-30, nhưng những tiến bộ đạt được đối với các hợp đồng của Singapore cũng là bước đệm để Mỹ tiếp tục hiện đại hóa các phiên bản sau, nhằm đáp ứng nhu cầu của lực lượng không quân Saudi Arabia, Qatar.
Thứ ba là Su-30MK2 Việt Nam và Su-30MK Indonesia. Không giống như Su-30MKM/SM được sản xuất tại nhà máy Hàng không Irkutsk, Su-30MK2 được phát triển như một phần của dòng máy bay chiến đấu riêng biệt tại Nhà máy Máy bay Komsomolsk-on-Amur, sau năm 2009 chuyển đổi sang sản xuất Su-35S cho Lực lượng Không quân Nga.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 có nguồn gốc gần gũi với Su-30MKK tùy chỉnh được phát triển cho Không quân Trung Quốc vào năm 2004. Máy bay này được tối ưu hóa tốt cho vai trò tấn công trên biển với các hệ thống điện tử hàng không tinh vi đặc biệt cho chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc, máy tính, khả năng tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát.
Su-30MK2 đã được Việt Nam và Indonesia đưa vào biên chế, cùng với một số chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK cũ hơn. Máy bay chiến đấu được hưởng lợi từ khả năng hoạt động tầm xa, hiệu suất bay cao và cảm biến mạnh mẽ của thiết kế Su-30.
Đồng thời Su-30MK2 được trang bị một loạt vũ khí hiện đại như tên lửa chống hạm Kh-31 có tốc độ Mach 3 và tên lửa phòng không R-77. Tuy nhiên phiên bản này vẫn bị đánh giá có khả năng kém hơn đáng kể so với Su-30MKM và Su-30SM, vốn được cải tiến nhiều hơn so với thiết kế cơ bản của Su-30 (còn nữa). Nguồn ảnh: TH.