Tiêm kích phản lực huấn luyện là một loại máy bay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lực lượng Không quân của nhiều quốc gia nhằm đào tạo các thế hệ phi công kế cận để tiến lên sử dụng các loại chiến đấu cơ hiện đại. Trong đó, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng vô cùng tích cực khi sở hữu nhiều loại tiêm kích huấn luyện đa dạng như L-39, JL-7, Yak-130,... và đặc biệt được ưu chuộng là dòng KAI T-50/FA-50KAI T-50 Golden Eagle là một loại máy bay huấn luyện phản lực đa năng kiêm tấn công hạng nhẹ được Hàn Quốc phối hợp với Hoa Kỳ phát triển và chế tạo từ đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, Hàn Quốc đã cho xuất xưởng hơn 100 chiếc tiêm kích dòng này cả phục vụ trong Không quân nước này cũng như xuất khẩu.Quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á đưa vào sử dụng các tiêm kích KAI T-50 là Indonesia. Họ đã ký kết hợp đồng cung cấp một phi đội huấn luyện cơ siêu thanh này vào năm 2011 với số lượng 15 chiếc.T-50 có thiết kế dựa trên loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ F-16 Flighting Falcon của Mỹ, loại tiêm kích đang phục vụ rất đắc lực trong Không quân Indonesia. Do đó việc nước này lựa chọn mua dòng huấn luyện cơ T-50 từ Hàn Quốc là vô cùng hợp lý, đáng tin cậy và quen thuộc, dễ dàng sử dụng.Năm 2017, Thái Lan là quốc gia thứ hai trong khu vực ký hợp đồng trị giá hơn 250 triệu USD mua mới các tiêm kích huấn luyện T-50 tương tự như Indonesia. Hiện đã có 4 chiếc đã được phía đối tác bàn giao và theo thông tin thì Thái Lan đã tiếp tục đặt mua thêm 8 chiếc nữa.Máy bay KAI T-50 có phi hành đoàn 2 người, dài 12.98m, sải cánh 9.17m. Trang bị một động cơ phản lực chỉ có lực đẩy 53kN nhưng vẫn cho phép máy bay có thể cất cánh với trọng lượng tối đa gần 12 tấn, tốc độ tối đa Mach 1.4 - 1.5. Nó cũng là một trong số những tiêm kích huấn luyện ít ỏi trên thế giới có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.Bên cạnh năng lực huấn luyện, T-50 cũng có khả năng cường kích mặt đất như một chiến đấu cơ hạng nhẹ. Nó được trang bị 1 pháo hàng không M-61A1 Vulcan 6 nòng 20mm, các giá treo có thể mang theo các loại bom, pod rocket và tên lửa không đối không, không đối đất.Philippines sau rất nhiều năm không hề có bất cứ chiếc chiến đấu cơ phản lực nào trong biên chế cũng đã lựa chọn hợp đồng mua mới một phi đội 12 chiếc tiêm kích F/A-50 từ Hàn Quốc với giá trị 420 triệu USD vào giữa những năm 2010.Phiên bản F/A-50 là phiên bản chiến đấu của máy bay huấn luyện KAI T-50 với khả năng tác chiến mạnh mẽ hơn thay vì thiên về huấn luyện như T-50. Dẫu vậy, Philippines vẫn cực kỳ hài lòng với dòng tiêm kích này và đã đặt các kế hoạch mua bổ sung thêm số lượng để nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân vốn đã quá yếu kém từ lâu.Nhìn chung, KAI T-50/FA-50 là một dòng tiêm kích huấn luyện đa năng kiêm tấn công hạng nhẹ tương đối tối, phù hợp với các quốc gia từ lâu có truyền thống sử dụng hệ máy bay chiến đấu Mỹ - NATO và dễ dàng sử dụng, đáng tin cậy cũng như giá thành khá rẻ. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh tiêm kích huấn luyện phản lực bán chạy nhất châu Á do Hàn Quốc thiết kế và sản xuất.
Tiêm kích phản lực huấn luyện là một loại máy bay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lực lượng Không quân của nhiều quốc gia nhằm đào tạo các thế hệ phi công kế cận để tiến lên sử dụng các loại chiến đấu cơ hiện đại. Trong đó, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng vô cùng tích cực khi sở hữu nhiều loại tiêm kích huấn luyện đa dạng như L-39, JL-7, Yak-130,... và đặc biệt được ưu chuộng là dòng KAI T-50/FA-50
KAI T-50 Golden Eagle là một loại máy bay huấn luyện phản lực đa năng kiêm tấn công hạng nhẹ được Hàn Quốc phối hợp với Hoa Kỳ phát triển và chế tạo từ đầu thế kỷ XXI. Hiện nay, Hàn Quốc đã cho xuất xưởng hơn 100 chiếc tiêm kích dòng này cả phục vụ trong Không quân nước này cũng như xuất khẩu.
Quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á đưa vào sử dụng các tiêm kích KAI T-50 là Indonesia. Họ đã ký kết hợp đồng cung cấp một phi đội huấn luyện cơ siêu thanh này vào năm 2011 với số lượng 15 chiếc.
T-50 có thiết kế dựa trên loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ F-16 Flighting Falcon của Mỹ, loại tiêm kích đang phục vụ rất đắc lực trong Không quân Indonesia. Do đó việc nước này lựa chọn mua dòng huấn luyện cơ T-50 từ Hàn Quốc là vô cùng hợp lý, đáng tin cậy và quen thuộc, dễ dàng sử dụng.
Năm 2017, Thái Lan là quốc gia thứ hai trong khu vực ký hợp đồng trị giá hơn 250 triệu USD mua mới các tiêm kích huấn luyện T-50 tương tự như Indonesia. Hiện đã có 4 chiếc đã được phía đối tác bàn giao và theo thông tin thì Thái Lan đã tiếp tục đặt mua thêm 8 chiếc nữa.
Máy bay KAI T-50 có phi hành đoàn 2 người, dài 12.98m, sải cánh 9.17m. Trang bị một động cơ phản lực chỉ có lực đẩy 53kN nhưng vẫn cho phép máy bay có thể cất cánh với trọng lượng tối đa gần 12 tấn, tốc độ tối đa Mach 1.4 - 1.5. Nó cũng là một trong số những tiêm kích huấn luyện ít ỏi trên thế giới có thể bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.
Bên cạnh năng lực huấn luyện, T-50 cũng có khả năng cường kích mặt đất như một chiến đấu cơ hạng nhẹ. Nó được trang bị 1 pháo hàng không M-61A1 Vulcan 6 nòng 20mm, các giá treo có thể mang theo các loại bom, pod rocket và tên lửa không đối không, không đối đất.
Philippines sau rất nhiều năm không hề có bất cứ chiếc chiến đấu cơ phản lực nào trong biên chế cũng đã lựa chọn hợp đồng mua mới một phi đội 12 chiếc tiêm kích F/A-50 từ Hàn Quốc với giá trị 420 triệu USD vào giữa những năm 2010.
Phiên bản F/A-50 là phiên bản chiến đấu của máy bay huấn luyện KAI T-50 với khả năng tác chiến mạnh mẽ hơn thay vì thiên về huấn luyện như T-50. Dẫu vậy, Philippines vẫn cực kỳ hài lòng với dòng tiêm kích này và đã đặt các kế hoạch mua bổ sung thêm số lượng để nâng cao khả năng chiến đấu của Không quân vốn đã quá yếu kém từ lâu.
Nhìn chung, KAI T-50/FA-50 là một dòng tiêm kích huấn luyện đa năng kiêm tấn công hạng nhẹ tương đối tối, phù hợp với các quốc gia từ lâu có truyền thống sử dụng hệ máy bay chiến đấu Mỹ - NATO và dễ dàng sử dụng, đáng tin cậy cũng như giá thành khá rẻ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tiêm kích huấn luyện phản lực bán chạy nhất châu Á do Hàn Quốc thiết kế và sản xuất.