Theo truyền thông quốc tế, vào ngày 23/10/2020, đến lượt Washington đưa ra động thái ngoại giao liên quan đến cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh.Trước đó Moskva đã hai lần đứng ra làm trung gian giữa Yerevan và Baku, nhưng các nỗ lực này vẫn chưa đủ để chấm dứt cuộc đổ máu, tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ viết.Không ai mong đợi kết quả lâu dài và đột phá từ những cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo với các Bộ trưởng Ngoại giao Armenia và Azerbaijan, đây là điều rõ ràng.Trong khi quân đội Azerbaijan hàng ngày nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mới tại Nagorno-Karabakh, Thủ tướng Armenia - ông Nikol Pashinyan tiếp tục sốt sắng tìm kiếm cơ hội giải cứu.Ông Pashinyan đã nói về cuộc chiến giữa các nền văn minh, tiếp đó ông ta lên án người Nga và trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, Yerevan tìm cách lôi kéo cộng đồng người Armenia cũng như cố gắng để quốc tế công nhận nền độc lập của Nagorno-Karabakh.Đồng thời không thể biến tình hình ở Nagorno-Karabakh thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan, Thủ tướng đã Pashinyan đe dọa về một cuộc chiến kéo dài trong vùng đất này.Dự báo cuộc chiến tranh sẽ kéo dài trong nhiều năm và gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực. Ông Pashinyan muốn biến Nagorno-Karabakh thành một Syria thứ hai và đang làm dấy lên lo ngại ở Nga, Iran và Liên minh châu Âu.Rõ ràng là Moskva có lý do để quan tâm đến sự phát triển như vậy của các sự kiện, họ hoàn toàn không cần một Syria khác ở biên giới phía Nam của mình. Cuộc chiến kéo dài sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Nga trong khu vực và dẫn đến sự can thiệp của Mỹ và NATO.Tehran cũng không hài lòng với viễn cảnh về sự xuất hiện của Mỹ, và có thể là Israel trong khu vực Kavkaz. Họ có thể sử dụng các phiến binh chống lại Iran, bắt đầu hoạt động không chỉ ở biên giới mà còn trên lãnh thổ quốc gia này.Đối với châu Âu, họ đã có đủ rắc rối với số đông người tị nạn từ Syria và không muốn lặp lại điều này thêm bất cứ chút nào nữa.Tình hình chiến sự Nagorno-Karabakh cho thấy Armenia hoàn toàn không sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài, họ không thể chịu đựng được sự tiêu hao, điều này mang lại bất lợi lớn cho người Armenia.Lời đe dọa tạo ra một Syria mới của ông Pashinyan bị xem là sự thừa nhận bất lực của Armenia. Đồng thời các cường quốc trong khu vực và toàn cầu đều có kinh nghiệm nhất định để ngăn chặn Yerevan bị lôi vào cuộc phiêu lưu nguy hiểm và tốn kém.Với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga ở Kavkaz, có vẻ như Moskva đang để Yerevan hết lựa chọn. Người Nga cho ông Pashinyan và Armenia cơ hội đối mặt với hậu quả của việc từ chối rút khỏi năm khu vực.Cụ thể, chúng ta đang nói về năm khu vực của Azerbaijan - trong số bảy địa điểm không thuộc Khu tự trị Nagorno-Karabakh từ thời Liên Xô - như Moskva yêu cầu.Có lẽ do không nhận được những gì mình muốn từ Mỹ, Armenia cuối cùng sẽ quay sang Nga. Đồng thời Nga và Azerbaijan cũng có lợi ích chung. Vì vậy Moskva không thể hoàn toàn đi theo sự dẫn dắt của Yerevan.Ngoài ra Ankara ủng hộ Baku, và điều này có thể thay đổi toàn bộ cán cân quyền lực trong khu vực. Iran hiểu điều này, Tehran đã kêu gọi đàm phán ba bên với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.Sẽ cực kỳ bất ngờ nếu cuộc xung đột vũ trang trong vùng ảnh hưởng của Nga kết thúc dưới sức ép của Mỹ, điều này thậm chí theo nhận xét của nhiều chuyên gia là không thể xảy ra.Do đó, người ta có thể mong đợi rằng Moskva sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán với Ankara chứ không phải với Washington, và gây áp lực lên Yerevan để không tạo ra Syria thứ hai sát với mình.
Theo truyền thông quốc tế, vào ngày 23/10/2020, đến lượt Washington đưa ra động thái ngoại giao liên quan đến cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh.
Trước đó Moskva đã hai lần đứng ra làm trung gian giữa Yerevan và Baku, nhưng các nỗ lực này vẫn chưa đủ để chấm dứt cuộc đổ máu, tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ viết.
Không ai mong đợi kết quả lâu dài và đột phá từ những cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo với các Bộ trưởng Ngoại giao Armenia và Azerbaijan, đây là điều rõ ràng.
Trong khi quân đội Azerbaijan hàng ngày nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mới tại Nagorno-Karabakh, Thủ tướng Armenia - ông Nikol Pashinyan tiếp tục sốt sắng tìm kiếm cơ hội giải cứu.
Ông Pashinyan đã nói về cuộc chiến giữa các nền văn minh, tiếp đó ông ta lên án người Nga và trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, Yerevan tìm cách lôi kéo cộng đồng người Armenia cũng như cố gắng để quốc tế công nhận nền độc lập của Nagorno-Karabakh.
Đồng thời không thể biến tình hình ở Nagorno-Karabakh thành một cuộc xung đột toàn diện giữa Armenia và Azerbaijan, Thủ tướng đã Pashinyan đe dọa về một cuộc chiến kéo dài trong vùng đất này.
Dự báo cuộc chiến tranh sẽ kéo dài trong nhiều năm và gây mất ổn định cho toàn bộ khu vực. Ông Pashinyan muốn biến Nagorno-Karabakh thành một Syria thứ hai và đang làm dấy lên lo ngại ở Nga, Iran và Liên minh châu Âu.
Rõ ràng là Moskva có lý do để quan tâm đến sự phát triển như vậy của các sự kiện, họ hoàn toàn không cần một Syria khác ở biên giới phía Nam của mình. Cuộc chiến kéo dài sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của Nga trong khu vực và dẫn đến sự can thiệp của Mỹ và NATO.
Tehran cũng không hài lòng với viễn cảnh về sự xuất hiện của Mỹ, và có thể là Israel trong khu vực Kavkaz. Họ có thể sử dụng các phiến binh chống lại Iran, bắt đầu hoạt động không chỉ ở biên giới mà còn trên lãnh thổ quốc gia này.
Đối với châu Âu, họ đã có đủ rắc rối với số đông người tị nạn từ Syria và không muốn lặp lại điều này thêm bất cứ chút nào nữa.
Tình hình chiến sự Nagorno-Karabakh cho thấy Armenia hoàn toàn không sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài, họ không thể chịu đựng được sự tiêu hao, điều này mang lại bất lợi lớn cho người Armenia.
Lời đe dọa tạo ra một Syria mới của ông Pashinyan bị xem là sự thừa nhận bất lực của Armenia. Đồng thời các cường quốc trong khu vực và toàn cầu đều có kinh nghiệm nhất định để ngăn chặn Yerevan bị lôi vào cuộc phiêu lưu nguy hiểm và tốn kém.
Với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Nga ở Kavkaz, có vẻ như Moskva đang để Yerevan hết lựa chọn. Người Nga cho ông Pashinyan và Armenia cơ hội đối mặt với hậu quả của việc từ chối rút khỏi năm khu vực.
Cụ thể, chúng ta đang nói về năm khu vực của Azerbaijan - trong số bảy địa điểm không thuộc Khu tự trị Nagorno-Karabakh từ thời Liên Xô - như Moskva yêu cầu.
Có lẽ do không nhận được những gì mình muốn từ Mỹ, Armenia cuối cùng sẽ quay sang Nga. Đồng thời Nga và Azerbaijan cũng có lợi ích chung. Vì vậy Moskva không thể hoàn toàn đi theo sự dẫn dắt của Yerevan.
Ngoài ra Ankara ủng hộ Baku, và điều này có thể thay đổi toàn bộ cán cân quyền lực trong khu vực. Iran hiểu điều này, Tehran đã kêu gọi đàm phán ba bên với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.
Sẽ cực kỳ bất ngờ nếu cuộc xung đột vũ trang trong vùng ảnh hưởng của Nga kết thúc dưới sức ép của Mỹ, điều này thậm chí theo nhận xét của nhiều chuyên gia là không thể xảy ra.
Do đó, người ta có thể mong đợi rằng Moskva sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán với Ankara chứ không phải với Washington, và gây áp lực lên Yerevan để không tạo ra Syria thứ hai sát với mình.