Ông Konstantin Zatulin - Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) về các vấn đề SNG, Hội nhập Á - Âu đã nói về kịch bản một chiến dịch đổ bộ để chuyển các đơn vị tác chiến của quân đội Nga tới Armenia.Cần lưu ý rằng ông Zatulin không đại diện cho Đảng Dân chủ Tự do - vốn được biết đến với những phát biểu gay gắt, mà là Nước Nga Thống nhất, vì vậy lời nói của ông cần được xử lý thận trọng.Rõ ràng hiện nay trong giới quyền lực Nga, quan điểm chủ đạo là không can thiệp (về mặt quân sự) vào cuộc xung đột và hạn chế tối đa mọi quyết định có thể khiến Nga ủng hộ một trong các bên.Nhưng có một quan điểm khác: Nga dường như nên giúp Armenia, vì chiến thắng của Azerbaijan sẽ dẫn đến việc củng cố vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan Trung Đông xâm nhập vào khu vực Kavkaz của Nga.Điều này có thực sự đáng để can thiệp vào cuộc xung đột Nagono-Karabakh không? Nếu vậy thì chỉ trong vai trò của những người gìn giữ hòa bình, Nga không thể công khai chấp nhận một trong các bên tham gia chiến sự.Phải nói thêm rằng Armenia có quan hệ rất chặt chẽ với Moskva khi Yerevan là thành viên của tổ chức CSTO và EAEU, người dân Armenia ở Nga thậm chí còn nhiều hơn cả Azerbaijan.Nhưng quan hệ với Azerbaijan đã phát triển trong suốt những thập kỷ hậu Xô Viết và diễn ra không quá tệ; một số lượng lớn công dân Nga và nói tiếng Nga vẫn sống ở đất nước này và các trường học tiếng Nga hoạt động mạnh.Ngược lại, Nga là quê hương của một cộng đồng người Azerbaijan ấn tượng, cộng với một lượng lớn dân số theo đạo Hồi của riêng nước này với những thiện cảm dễ hiểu.Sự can thiệp công khai từ phía Armenia sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho quan hệ với Azerbaijan, và nó sẽ không tạo thêm sự ổn định nội bộ cho nước Nga.Tuy nhiên tình hình hiện nay cho thấy Azerbaijan không có ý định đi chệch vị trí ban đầu của mình và trong đó nước này được hỗ trợ tích cực bởi Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang theo đuổi chính sách đối ngoại ngày càng quyết liệt.Theo giới phân tích, đối đầu với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR) - ngay cả khi Armenia có viện trợ cũng không thể trụ vững.Và giới phân tích không thể không đồng ý với những chính trị gia nhìn thấy trong chiến thắng của Azerbaijan việc mở ra cánh cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ trong không gian hậu Xô Viết.Nhưng quân đội Nga không nên chiến đấu chống lại Azerbaijan. Kịch bản duy nhất có thể xảy ra đối với sự phát triển của các sự kiện là nếu các bên xung đột không đi đến một thỏa thuận hòa bình, chỉ nên đưa một lực lượng gìn giữ hòa bình tới để phân định các bên trong xung đột.Nga phải ngăn chặn một thảm họa nhân đạo ở Nagorno-Karabakh, và nếu Azerbaijan không dừng lại, thì sẽ không còn cách nào khác ngoài việc đưa quân đội Nga tới đó để tiến hành một chiến dịch gìn giữ hòa bình.Nếu không, các "lực lượng gìn giữ hòa bình" của NATO - người Pháp và người Mỹ... sẽ xuất hiện ở Kavkaz, và đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đây chính xác là cách mà các chính trị gia trong Duma Quốc gia nghĩ.Sự hiện diện của quân đội Nga ở Nagorno-Karabakh sẽ loại trừ khả năng quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào đó, và cả những người dưới vỏ bọc hỗ trợ "lực lượng gìn giữ hòa bình" của Mỹ hoặc châu Âu để thiết lập vị trí của họ ở Kavkaz.Cần nhắc lại rằng sự thiếu chủ động từ phía Nga về lâu dài sẽ dẫn đến thực tế là Armenia sẽ không còn quay sang Moskva để được giúp đỡ nữa mà chuyển sang Washington và Paris.Nước Nga có cần điều này không? Do đó, nói về hậu quả của việc can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, người ta phải hiểu một vấn đề cốt lõi.Vấn đề đó là hoặc Nga vẫn giữ được vị thế của một cường quốc và vị thế của người chơi chính trong không gian hậu Xô Viết, hoặc là mất những điều này và Ankara, Washington, Paris, chứ không phải Moskva sẽ thống trị ở Kavkaz.
Ông Konstantin Zatulin - Phó chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) về các vấn đề SNG, Hội nhập Á - Âu đã nói về kịch bản một chiến dịch đổ bộ để chuyển các đơn vị tác chiến của quân đội Nga tới Armenia.
Cần lưu ý rằng ông Zatulin không đại diện cho Đảng Dân chủ Tự do - vốn được biết đến với những phát biểu gay gắt, mà là Nước Nga Thống nhất, vì vậy lời nói của ông cần được xử lý thận trọng.
Rõ ràng hiện nay trong giới quyền lực Nga, quan điểm chủ đạo là không can thiệp (về mặt quân sự) vào cuộc xung đột và hạn chế tối đa mọi quyết định có thể khiến Nga ủng hộ một trong các bên.
Nhưng có một quan điểm khác: Nga dường như nên giúp Armenia, vì chiến thắng của Azerbaijan sẽ dẫn đến việc củng cố vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan Trung Đông xâm nhập vào khu vực Kavkaz của Nga.
Điều này có thực sự đáng để can thiệp vào cuộc xung đột Nagono-Karabakh không? Nếu vậy thì chỉ trong vai trò của những người gìn giữ hòa bình, Nga không thể công khai chấp nhận một trong các bên tham gia chiến sự.
Phải nói thêm rằng Armenia có quan hệ rất chặt chẽ với Moskva khi Yerevan là thành viên của tổ chức CSTO và EAEU, người dân Armenia ở Nga thậm chí còn nhiều hơn cả Azerbaijan.
Nhưng quan hệ với Azerbaijan đã phát triển trong suốt những thập kỷ hậu Xô Viết và diễn ra không quá tệ; một số lượng lớn công dân Nga và nói tiếng Nga vẫn sống ở đất nước này và các trường học tiếng Nga hoạt động mạnh.
Ngược lại, Nga là quê hương của một cộng đồng người Azerbaijan ấn tượng, cộng với một lượng lớn dân số theo đạo Hồi của riêng nước này với những thiện cảm dễ hiểu.
Sự can thiệp công khai từ phía Armenia sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường cho quan hệ với Azerbaijan, và nó sẽ không tạo thêm sự ổn định nội bộ cho nước Nga.
Tuy nhiên tình hình hiện nay cho thấy Azerbaijan không có ý định đi chệch vị trí ban đầu của mình và trong đó nước này được hỗ trợ tích cực bởi Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang theo đuổi chính sách đối ngoại ngày càng quyết liệt.
Theo giới phân tích, đối đầu với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR) - ngay cả khi Armenia có viện trợ cũng không thể trụ vững.
Và giới phân tích không thể không đồng ý với những chính trị gia nhìn thấy trong chiến thắng của Azerbaijan việc mở ra cánh cửa cho Thổ Nhĩ Kỳ trong không gian hậu Xô Viết.
Nhưng quân đội Nga không nên chiến đấu chống lại Azerbaijan. Kịch bản duy nhất có thể xảy ra đối với sự phát triển của các sự kiện là nếu các bên xung đột không đi đến một thỏa thuận hòa bình, chỉ nên đưa một lực lượng gìn giữ hòa bình tới để phân định các bên trong xung đột.
Nga phải ngăn chặn một thảm họa nhân đạo ở Nagorno-Karabakh, và nếu Azerbaijan không dừng lại, thì sẽ không còn cách nào khác ngoài việc đưa quân đội Nga tới đó để tiến hành một chiến dịch gìn giữ hòa bình.
Nếu không, các "lực lượng gìn giữ hòa bình" của NATO - người Pháp và người Mỹ... sẽ xuất hiện ở Kavkaz, và đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đây chính xác là cách mà các chính trị gia trong Duma Quốc gia nghĩ.
Sự hiện diện của quân đội Nga ở Nagorno-Karabakh sẽ loại trừ khả năng quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào đó, và cả những người dưới vỏ bọc hỗ trợ "lực lượng gìn giữ hòa bình" của Mỹ hoặc châu Âu để thiết lập vị trí của họ ở Kavkaz.
Cần nhắc lại rằng sự thiếu chủ động từ phía Nga về lâu dài sẽ dẫn đến thực tế là Armenia sẽ không còn quay sang Moskva để được giúp đỡ nữa mà chuyển sang Washington và Paris.
Nước Nga có cần điều này không? Do đó, nói về hậu quả của việc can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, người ta phải hiểu một vấn đề cốt lõi.
Vấn đề đó là hoặc Nga vẫn giữ được vị thế của một cường quốc và vị thế của người chơi chính trong không gian hậu Xô Viết, hoặc là mất những điều này và Ankara, Washington, Paris, chứ không phải Moskva sẽ thống trị ở Kavkaz.