Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang chuẩn bị đối phó với “tình huống mới” sau khi biết Myanmar sẽ triển khai tàu ngầm tấn công phi hạt nhân đến biển Andaman cho các nhiệm vụ an ninh, Bangkok Post cho biết. Tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo mà Myanmar mua lại từ Ấn Độ dự kiến bắt đầu hoạt động trên biển từ ngày 24/12, Phó đô đốc Prachachart Sirisawat, Phó tham mưu trưởng, kiêm Cục trưởng Cục quản lý mua sắm hải quân Hoàng gia Thái Lan cho biết.Bộ tư lệnh Vùng hải quân 3, đơn vị giám sát lãnh thổ trên biển Andaman, được lệnh theo dõi chặt chẽ đối với loại tàu ngầm có thể hoạt động dưới nước 45 ngày. Phó đô đốc Prachachart cho biết thêm Myanmar có kế hoạch sử dụng tàu ngầm để bảo vệ lợi ích hàng hải.Tàu ngầm mà Ấn Độ bán cho Myanmar là INS Sindhuvir (S58), thuộc Đề án 877, lớp Kilo. Ấn Độ mua tàu ngầm này từ Liên Xô vào những năm 1980 và được hiện đại hóa trước khi bán cho Myanmar. Tàu ngầm Kilo có lượng choán nước khoảng 3.000 tấn. Lớp tàu ngầm này nổi tiếng với khả năng hoạt động yên tĩnh. Tàu ngầm Kilo có thể mang theo ngư lôi, tên lửa chống hạm, thủy lôi. Nó có thể lặn sâu tối đa 300 m.“Myanmar sẽ tăng cường sức mạnh quân sự”, Phó đô đốc Prachachart nói khi đề cập đến kế hoạch tham gia đàm phán với Nga để mua thêm tàu ngầm Kilo của Myanmar.Thái Lan đang trong quá trình mua 3 tàu ngầm từ Trung Quốc, sau khi chính phủ phê duyệt chi 36 tỷ baht (khoảng 1,1 tỷ USD), lần đầu tiên trong 60 năm. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng mua tàu ngầm S26T, lớp Yuan trị giá 13,5 tỷ baht (khoảng 444 triệu USD) vào năm 2017.Hải quân đã yêu cầu chính phủ phân bổ 12 tỷ baht (khoảng 395 triệu USD) để mua tàu ngầm thứ 2, nhưng quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Hạ viện, nơi đang xem xét đề xuất ngân sách 3,2 nghìn tỷ baht (khoảng 105 tỷ USD) cho năm tài khóa 2020.“Chúng tôi đang lên kế hoạch để làm rõ việc mua sắm hôm nay”, ông Prachachart nói. Ông cũng bác tin đồn về việc đình chỉ ngân sách vào tháng trước, rằng hải quân sẽ hủy bỏ kế hoạch mua tàu ngầm thứ 2, thay vào đó là mua tàu hộ vệ tên lửa ít tốn kém hơn.“Đó là sự nhầm lẫn trong giao tiếp”, Phó đô đốc Prachachart nói.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan đang chuẩn bị đối phó với “tình huống mới” sau khi biết Myanmar sẽ triển khai tàu ngầm tấn công phi hạt nhân đến biển Andaman cho các nhiệm vụ an ninh, Bangkok Post cho biết. Tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo mà Myanmar mua lại từ Ấn Độ dự kiến bắt đầu hoạt động trên biển từ ngày 24/12, Phó đô đốc Prachachart Sirisawat, Phó tham mưu trưởng, kiêm Cục trưởng Cục quản lý mua sắm hải quân Hoàng gia Thái Lan cho biết.
Bộ tư lệnh Vùng hải quân 3, đơn vị giám sát lãnh thổ trên biển Andaman, được lệnh theo dõi chặt chẽ đối với loại tàu ngầm có thể hoạt động dưới nước 45 ngày. Phó đô đốc Prachachart cho biết thêm Myanmar có kế hoạch sử dụng tàu ngầm để bảo vệ lợi ích hàng hải.
Tàu ngầm mà Ấn Độ bán cho Myanmar là INS Sindhuvir (S58), thuộc Đề án 877, lớp Kilo. Ấn Độ mua tàu ngầm này từ Liên Xô vào những năm 1980 và được hiện đại hóa trước khi bán cho Myanmar.
Tàu ngầm Kilo có lượng choán nước khoảng 3.000 tấn. Lớp tàu ngầm này nổi tiếng với khả năng hoạt động yên tĩnh. Tàu ngầm Kilo có thể mang theo ngư lôi, tên lửa chống hạm, thủy lôi. Nó có thể lặn sâu tối đa 300 m.
“Myanmar sẽ tăng cường sức mạnh quân sự”, Phó đô đốc Prachachart nói khi đề cập đến kế hoạch tham gia đàm phán với Nga để mua thêm tàu ngầm Kilo của Myanmar.
Thái Lan đang trong quá trình mua 3 tàu ngầm từ Trung Quốc, sau khi chính phủ phê duyệt chi 36 tỷ baht (khoảng 1,1 tỷ USD), lần đầu tiên trong 60 năm. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng mua tàu ngầm S26T, lớp Yuan trị giá 13,5 tỷ baht (khoảng 444 triệu USD) vào năm 2017.
Hải quân đã yêu cầu chính phủ phân bổ 12 tỷ baht (khoảng 395 triệu USD) để mua tàu ngầm thứ 2, nhưng quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Hạ viện, nơi đang xem xét đề xuất ngân sách 3,2 nghìn tỷ baht (khoảng 105 tỷ USD) cho năm tài khóa 2020.
“Chúng tôi đang lên kế hoạch để làm rõ việc mua sắm hôm nay”, ông Prachachart nói. Ông cũng bác tin đồn về việc đình chỉ ngân sách vào tháng trước, rằng hải quân sẽ hủy bỏ kế hoạch mua tàu ngầm thứ 2, thay vào đó là mua tàu hộ vệ tên lửa ít tốn kém hơn.
“Đó là sự nhầm lẫn trong giao tiếp”, Phó đô đốc Prachachart nói.