Hải quân Myanmar vừa nhập biên tàu ngầm Kilo đầu tiên của lực lượng này. Đây là tàu ngầm đã qua sử dụng, được Myanmar mua từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.Trong biên chế của Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm này từng mang tên INS Sindhuvir. Đây là một trong số 10 tàu ngầm Kilo được Ấn Độ tự đóng mới dựa trên sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest.Chiếc INS Sindhuvir từng mang số thân S58, là chiếc Kilo thứ tư do Ấn Độ tự đóng. Tàu được đóng tại cảng Mumbai, nhập biên từ năm 1988 và tới năm 1997 được nâng cấp theo Đề án 08773 của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.So với lớp tàu ngầm Kilo của Việt Nam, tàu INS Sindhuvir ra đời sớm hơn nên không hiện đại bằng. Tàu có độ giãn nước 3000 tấn và có khả năng mang theo loại tên lửa hành trình cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.Loại tên lửa hành trình được sử dụng trên tàu ngầm Kilo INS Sindhuvir đó là tên lửa Kalibr, cho phép tên lửa khai hỏa tấn công các mục tiêu biển ở khoảng cách lên tới 220 km. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, tàu cũng có khả năng trang bị ngư lôi Type 53 hoặc thủy lội DM-1 tùy theo từng nhiệm vụ tác chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù mới được nâng cấp cách đây khoảng 20 năm, tuy nhiên Hải quân Myanmar đã lên tiếng khẳng định, việc nước này mua và trang bị tàu ngầm cũ từ Ấn Độ chỉ để phục vụ cho công tác huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.Như vậy có nghĩa là, trong tương lai phía Myanmar sẽ mua thêm nhiều tàu ngầm lớp Kilo khác hiện đại hơn từ Nga. Việc nước này mua trước một tàu ngầm đã qua sử dụng của Ấn Độ chỉ được xem là "bước đệm" trước khi hải quân Myanmar đủ năng lực thực sự để vận hành loại vũ khí hiện đại này. Nguồn ảnh: Pinterest.Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia có lực lượng tàu ngầm đông và mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á với sáu chiếc Kilo. Cũng trong khu vực này, hiện tại nhiều quốc gia thậm chí còn chưa có binh chủng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem Video: Những bí mật làm nên sức mạnh của tàu ngầm Kilo.
Hải quân Myanmar vừa nhập biên tàu ngầm Kilo đầu tiên của lực lượng này. Đây là tàu ngầm đã qua sử dụng, được Myanmar mua từ Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong biên chế của Hải quân Ấn Độ, tàu ngầm này từng mang tên INS Sindhuvir. Đây là một trong số 10 tàu ngầm Kilo được Ấn Độ tự đóng mới dựa trên sự chuyển giao công nghệ của Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiếc INS Sindhuvir từng mang số thân S58, là chiếc Kilo thứ tư do Ấn Độ tự đóng. Tàu được đóng tại cảng Mumbai, nhập biên từ năm 1988 và tới năm 1997 được nâng cấp theo Đề án 08773 của Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.
So với lớp tàu ngầm Kilo của Việt Nam, tàu INS Sindhuvir ra đời sớm hơn nên không hiện đại bằng. Tàu có độ giãn nước 3000 tấn và có khả năng mang theo loại tên lửa hành trình cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại tên lửa hành trình được sử dụng trên tàu ngầm Kilo INS Sindhuvir đó là tên lửa Kalibr, cho phép tên lửa khai hỏa tấn công các mục tiêu biển ở khoảng cách lên tới 220 km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, tàu cũng có khả năng trang bị ngư lôi Type 53 hoặc thủy lội DM-1 tùy theo từng nhiệm vụ tác chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù mới được nâng cấp cách đây khoảng 20 năm, tuy nhiên Hải quân Myanmar đã lên tiếng khẳng định, việc nước này mua và trang bị tàu ngầm cũ từ Ấn Độ chỉ để phục vụ cho công tác huấn luyện. Nguồn ảnh: Pinterest.
Như vậy có nghĩa là, trong tương lai phía Myanmar sẽ mua thêm nhiều tàu ngầm lớp Kilo khác hiện đại hơn từ Nga. Việc nước này mua trước một tàu ngầm đã qua sử dụng của Ấn Độ chỉ được xem là "bước đệm" trước khi hải quân Myanmar đủ năng lực thực sự để vận hành loại vũ khí hiện đại này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là quốc gia có lực lượng tàu ngầm đông và mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á với sáu chiếc Kilo. Cũng trong khu vực này, hiện tại nhiều quốc gia thậm chí còn chưa có binh chủng tàu ngầm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Những bí mật làm nên sức mạnh của tàu ngầm Kilo.