Mới đây, tập đoàn Boeing của Mỹ đã giới thiệu một thiết bị lặn không người lái cực kỳ tối tân do hãng này mới chế tạo có tên Echo Voyager. Phía Boeing đã tập trung vào nghiên cứu, phát triển các thiết bị lặn từ những năm 60 của thế kỷ trước và phần lớn các thiết bị lặn của hãng này đều được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị lặn hay các tàu ngầm không người lái tại khu vực Biển Đông đang làm giới quan sát quốc tế dấy lên sự lo ngại về một "cuộc đua" các thiết bị lặn không người lái sẽ diễn ra tại đây trong tương lai không xa. Nguồn ảnh: Sina.Với các thiết bị lặn không người lái, người ta có thể dễ dàng thu thập được các thông số cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực hải quân như độ sâu vùng biển, dòng hải lưu,... hay thậm chí có thể theo dõi được các hoạt động của tàu bè trong khu vực bằng việc sử dụng phương pháp "nghe chân vịt" qua đó biết rõ từng tàu đang di chuyển trong bán kính vài chục kilomets xung quanh thiết bị lặn. Nguồn ảnh: Sina.Đây không phải là lần đầu tiên các thiết bị lặn không người lái được triển khai tới khu vực Biển Đông. Hồi cuối năm 2016 vừa rồi, Trung Quốc đã "bắt" được một thiết bị lặn không người lái của Mỹ. Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc rằng đây chỉ là thiết bị lặn thăm dò khoa học và buộc nước này phải trả lại thiết bị lặn cho Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài ra, còn rất nhiều thiết bị lặn không người lái cỡ nhỏ vô thừa nhận khác cũng đã từng bị Trung Quốc tìm hấy trên khu vực Biển Đông. Các thiết bị lặn này hoàn toàn không có tên, nguồn gốc và quốc tịch. Theo luật hàng hải quốc tế, với các tài sản vô thừa nhận được tìm thấy trên vùng biển quốc tế, tài sản đó sẽ thuộc về người tìm được. Nguồn ảnh: Sina.Điều này đồng nghĩa với việc, hiện tại, ở khu vực Biển Đông đang có khá nhiều thiết bị lặn không người lái của nhiều quốc gia khác nhau được triển khai với nhiều mục đích khác nhau. Thông thường, một thiết bị không người lái không có xuất sứ, không có quốc tịch thường được triển khai với mục đích thăm dò, do thám các tin tức liên quan tới lĩnh vực quân sự. Nguồn ảnh: Sina.Phía Trung Quốc mới đây cũng đã quảng cáo thiết bị lặn không người lái hiện đại nhất của mình có tên "Khám Phá-100". Thiết bị này được Trung Quốc quảng cáo có thể lặn xuống được độ sâu tối đa tới 5 km, tầm hoạt động 1000 km, thu thập được nhiều số liệu quan trắc dựa trên các hệ thống cảm biến mới nhất. Nguồn ảnh: Sina.Có thể thấy, cuộc đua các thiết bị lặn không người lái ở Biển Đông đang ngày càng trở nên gay cấn hơn với ít nhất hai quốc gia bao gồm Mỹ và Trung Quốc đã có đầy đủ cơ sở khoa học kỹ thuật cũng như thiết bị để tham gia vào cuộc chơi lớn này. Nguồn ảnh: Sina.
Mới đây, tập đoàn Boeing của Mỹ đã giới thiệu một thiết bị lặn không người lái cực kỳ tối tân do hãng này mới chế tạo có tên Echo Voyager. Phía Boeing đã tập trung vào nghiên cứu, phát triển các thiết bị lặn từ những năm 60 của thế kỷ trước và phần lớn các thiết bị lặn của hãng này đều được sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng nhiều của các thiết bị lặn hay các tàu ngầm không người lái tại khu vực Biển Đông đang làm giới quan sát quốc tế dấy lên sự lo ngại về một "cuộc đua" các thiết bị lặn không người lái sẽ diễn ra tại đây trong tương lai không xa. Nguồn ảnh: Sina.
Với các thiết bị lặn không người lái, người ta có thể dễ dàng thu thập được các thông số cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực hải quân như độ sâu vùng biển, dòng hải lưu,... hay thậm chí có thể theo dõi được các hoạt động của tàu bè trong khu vực bằng việc sử dụng phương pháp "nghe chân vịt" qua đó biết rõ từng tàu đang di chuyển trong bán kính vài chục kilomets xung quanh thiết bị lặn. Nguồn ảnh: Sina.
Đây không phải là lần đầu tiên các thiết bị lặn không người lái được triển khai tới khu vực Biển Đông. Hồi cuối năm 2016 vừa rồi, Trung Quốc đã "bắt" được một thiết bị lặn không người lái của Mỹ. Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc rằng đây chỉ là thiết bị lặn thăm dò khoa học và buộc nước này phải trả lại thiết bị lặn cho Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài ra, còn rất nhiều thiết bị lặn không người lái cỡ nhỏ vô thừa nhận khác cũng đã từng bị Trung Quốc tìm hấy trên khu vực Biển Đông. Các thiết bị lặn này hoàn toàn không có tên, nguồn gốc và quốc tịch. Theo luật hàng hải quốc tế, với các tài sản vô thừa nhận được tìm thấy trên vùng biển quốc tế, tài sản đó sẽ thuộc về người tìm được. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này đồng nghĩa với việc, hiện tại, ở khu vực Biển Đông đang có khá nhiều thiết bị lặn không người lái của nhiều quốc gia khác nhau được triển khai với nhiều mục đích khác nhau. Thông thường, một thiết bị không người lái không có xuất sứ, không có quốc tịch thường được triển khai với mục đích thăm dò, do thám các tin tức liên quan tới lĩnh vực quân sự. Nguồn ảnh: Sina.
Phía Trung Quốc mới đây cũng đã quảng cáo thiết bị lặn không người lái hiện đại nhất của mình có tên "Khám Phá-100". Thiết bị này được Trung Quốc quảng cáo có thể lặn xuống được độ sâu tối đa tới 5 km, tầm hoạt động 1000 km, thu thập được nhiều số liệu quan trắc dựa trên các hệ thống cảm biến mới nhất. Nguồn ảnh: Sina.
Có thể thấy, cuộc đua các thiết bị lặn không người lái ở Biển Đông đang ngày càng trở nên gay cấn hơn với ít nhất hai quốc gia bao gồm Mỹ và Trung Quốc đã có đầy đủ cơ sở khoa học kỹ thuật cũng như thiết bị để tham gia vào cuộc chơi lớn này. Nguồn ảnh: Sina.