Các chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ cho hay, Bộ trưởng hải quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch nhằm tái trang bị hạm đội 1 ở Thái Bình Dương, để chống lại sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đang nghiên cứu những ưu và nhược điểm của việc đưa Hạm đội 1 Hải quân Mỹ trở lại. Adm. Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương cho biết, khả năng hồi sinh của hạm đội là một hành động cần thiết trong tình hình hiện nay.Dự kiến vị trí đặt căn cứ của Hạm đội 1 trong tương lai, sẽ là giữa khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhằm bổ sung lực lượng cần thiết cho khu vực này khi có chiến tranh xảy ra, đồng thời san sẻ nhiệm vụ cho Hạm đội 7 hải quân Mỹ hiện tại.Hạm đội 7, có trụ sở tại Nhật Bản, là hạm đội được triển khai với phạm vi rộng nhất của hải quân và là hạm đội duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nó bao gồm một khu vực rộng lớn, trải dài từ Ấn Độ xuống Nam Cực và qua Nhật Bản đến quần đảo Kuril.Hạm đội có từ 50 đến 70 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, nhưng nhu cầu về lực lượng hải quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng tăng lên, khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh trong khu vực.Hạm đội 1 Hải quân Mỹ được thành lập vào năm 1946, thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương và thực hiện nhiệm vụ chủ yếu tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Hạm đội 1 được giải tán vào năm 1973 và sau gần 50 năm, trước những diễn biến mới tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ đã quyết định tái lập Hạm đội này.Nếu Hạm đội 1 quay trở lại, các chuyên gia cho rằng Singapore hoặc Australia có thể là các lựa chọn tốt để xây dựng căn cứ cho hạm đội này. Tuy nhiên, Hạm đội 1 sẽ không nhất thiết phải đóng quân tại một địa điểm cố định trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, thay vào đó đây sẽ là một bộ chỉ huy trên biển nhanh nhẹn và cơ động.Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, một hạm đội hải quân trong khu vực Ấn Độ và Nam Á sẽ trấn an các đồng minh, trong khi đảm bảo các đối thủ tiềm năng như Hải quân Trung Quốc phải dè chừng, khi biết Mỹ cam kết hiện diện toàn cầu để đảm bảo tự do trên biển.Đây cũng không phải là thay đổi tổ chức duy nhất của hải quân Mỹ, khi lực lượng này phải đối mặt với những mối đe dọa mới trên biển. Kế hoạch của Mỹ cũng đổi tên Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạm đội 2 thành Hạm đội Đại Tây Dương, nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Nga.Hiện Hải quân Mỹ có 7 hạm đội chiến đấu thường trực, gồm Hạm đội 2, có sở chỉ huy đóng tại Norfolk (Virginia, Mỹ) phụ trách Đại Tây Dương; Hạm đội 3 có sở chỉ huy đóng tại Pearl Harbor (Hawaii, Mỹ) phụ trách Đông và Trung tâm Thái Bình Dương.Hạm đội 4 có sở chỉ huy đóng tại Mayport (Florida, Mỹ) phụ trách khu vực Caribbe, Trung và Nam Mỹ; Hạm đội 5 có sở chỉ huy đóng tại Manama (Bahrain) phụ trách Trung Đông (Biển Đỏ, Biển Arab, Vịnh Persic); Hạm đội 6 có sở chỉ huy đóng tại Naples (Italy) Địa Trung Hải.Hạm đội 7 có sở chỉ huy đóng tại Yokosuka (Nhật Bản), phụ trách Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; Hạm đội 10 có sở chỉ huy đóng tại Fort Meade (Maryland, Mỹ) phụ trách tác chiến trên không gian mạng.Kế hoạch thành lập hạm đội mới là tín hiệu gửi đến Trung Quốc, Mỹ sẽ không rời đi, mà còn đến gần hơn với khu vực. Nếu Hải quân Mỹ xúc tiến việc thành lập Hạm đội 1 ở Ấn Độ Dương, điều đó sẽ tái khẳng định rằng Washington tiếp tục quan tâm đặc biệt đến khu vực này, chứ không chỉ tập trung vào Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest. Choáng ngợp trước dàn tàu chiến được Mỹ và đồng minh phô diễn trên biển Thái Bình Dương trong cuộc tập trận RIMPAC - cuộc tập trận hải quân thường niên lớn nhất thế giới. Nguồn: USnavy.
Các chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ cho hay, Bộ trưởng hải quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch nhằm tái trang bị hạm đội 1 ở Thái Bình Dương, để chống lại sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đang nghiên cứu những ưu và nhược điểm của việc đưa Hạm đội 1 Hải quân Mỹ trở lại. Adm. Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương cho biết, khả năng hồi sinh của hạm đội là một hành động cần thiết trong tình hình hiện nay.
Dự kiến vị trí đặt căn cứ của Hạm đội 1 trong tương lai, sẽ là giữa khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhằm bổ sung lực lượng cần thiết cho khu vực này khi có chiến tranh xảy ra, đồng thời san sẻ nhiệm vụ cho Hạm đội 7 hải quân Mỹ hiện tại.
Hạm đội 7, có trụ sở tại Nhật Bản, là hạm đội được triển khai với phạm vi rộng nhất của hải quân và là hạm đội duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nó bao gồm một khu vực rộng lớn, trải dài từ Ấn Độ xuống Nam Cực và qua Nhật Bản đến quần đảo Kuril.
Hạm đội có từ 50 đến 70 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, nhưng nhu cầu về lực lượng hải quân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng tăng lên, khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh trong khu vực.
Hạm đội 1 Hải quân Mỹ được thành lập vào năm 1946, thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương và thực hiện nhiệm vụ chủ yếu tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Hạm đội 1 được giải tán vào năm 1973 và sau gần 50 năm, trước những diễn biến mới tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ đã quyết định tái lập Hạm đội này.
Nếu Hạm đội 1 quay trở lại, các chuyên gia cho rằng Singapore hoặc Australia có thể là các lựa chọn tốt để xây dựng căn cứ cho hạm đội này. Tuy nhiên, Hạm đội 1 sẽ không nhất thiết phải đóng quân tại một địa điểm cố định trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, thay vào đó đây sẽ là một bộ chỉ huy trên biển nhanh nhẹn và cơ động.
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, một hạm đội hải quân trong khu vực Ấn Độ và Nam Á sẽ trấn an các đồng minh, trong khi đảm bảo các đối thủ tiềm năng như Hải quân Trung Quốc phải dè chừng, khi biết Mỹ cam kết hiện diện toàn cầu để đảm bảo tự do trên biển.
Đây cũng không phải là thay đổi tổ chức duy nhất của hải quân Mỹ, khi lực lượng này phải đối mặt với những mối đe dọa mới trên biển. Kế hoạch của Mỹ cũng đổi tên Bộ Tư lệnh Lực lượng Hạm đội 2 thành Hạm đội Đại Tây Dương, nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Nga.
Hiện Hải quân Mỹ có 7 hạm đội chiến đấu thường trực, gồm Hạm đội 2, có sở chỉ huy đóng tại Norfolk (Virginia, Mỹ) phụ trách Đại Tây Dương; Hạm đội 3 có sở chỉ huy đóng tại Pearl Harbor (Hawaii, Mỹ) phụ trách Đông và Trung tâm Thái Bình Dương.
Hạm đội 4 có sở chỉ huy đóng tại Mayport (Florida, Mỹ) phụ trách khu vực Caribbe, Trung và Nam Mỹ; Hạm đội 5 có sở chỉ huy đóng tại Manama (Bahrain) phụ trách Trung Đông (Biển Đỏ, Biển Arab, Vịnh Persic); Hạm đội 6 có sở chỉ huy đóng tại Naples (Italy) Địa Trung Hải.
Hạm đội 7 có sở chỉ huy đóng tại Yokosuka (Nhật Bản), phụ trách Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; Hạm đội 10 có sở chỉ huy đóng tại Fort Meade (Maryland, Mỹ) phụ trách tác chiến trên không gian mạng.
Kế hoạch thành lập hạm đội mới là tín hiệu gửi đến Trung Quốc, Mỹ sẽ không rời đi, mà còn đến gần hơn với khu vực. Nếu Hải quân Mỹ xúc tiến việc thành lập Hạm đội 1 ở Ấn Độ Dương, điều đó sẽ tái khẳng định rằng Washington tiếp tục quan tâm đặc biệt đến khu vực này, chứ không chỉ tập trung vào Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Choáng ngợp trước dàn tàu chiến được Mỹ và đồng minh phô diễn trên biển Thái Bình Dương trong cuộc tập trận RIMPAC - cuộc tập trận hải quân thường niên lớn nhất thế giới. Nguồn: USnavy.