Mỹ đã bán một số lượng lớn tiêm kích hạm hạng nặng F-14 Tomcat cho Iran trong thời kỳ vua Shah nắm quyền từ năm 1976 - 1978. Đây là loại chiến đấu cơ mạnh nhất hiện nay của Iran.Tuy bị Mỹ cấm vận, nhưng nhờ những cải tiến bất ngờ, hiện quân đội Iran vẫn còn duy trì số lượng không nhỏ những chiếc F-14. Chúng vẫn có thể cất cánh chiến đấu khi có lệnh.Trong quá khứ, lúc quan hệ còn nồng ấm, Mỹ đã đồng ý bán cho Iran những chiếc tiêm kích hạng nặng này.F-14 Tomcat do Mỹ sản xuất còn có biệt danh "Mèo đực". Đây được coi là loại máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe mạnh nhất thế giới.Hiện nay các nền kỹ thuật công nghiệp quân sự lớn không còn phát triển máy bay cánh cụp cánh xòe, lý do là những loại vũ khí này có chi phí hoạt động rất lớn.Mỹ đã cho những chiếc F-14 cuối cùng nghỉ hưu vào năm 2006, tuy vậy Iran vẫn còn số lượng lớn F-14 đang hoạt động.Mặc dù Mỹ đã loại biên loại máy bay này, chặn tất cả các kênh cung cấp phụ tùng, nhưng Iran dưới sự trợ giúp của Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì thành công hoạt động của loại chiến đấu cơ nguy hiểm này.Lẽ dĩ nhiên, các vũ khí của Mỹ sản xuất được trang bị hệ thống nhận diện bạn - thù, nhưng do Iran đã thay đổi kết cấu hệ thống điện tử, nên những chiếc F-14 vẫn có thể quay lại bắn thẳng vào không quân Mỹ.Ước tính bằng nhiều cách khác nhau, kể cả việc trang bị radar do Trung Quốc sản xuất và động cơ do Nga phát triển, không quân Iran vẫn còn tới 40 chiến đấu cơ F-14.Đây cũng là loại chiến đấu cơ mạnh mẽ nhất của không quân nước này bên cạnh những chiếc MiG-29.F-14 cùng tên lửa cực nguy hiểm AIM-54 vẫn đủ sức tạo ra những tình huống bất ngờ buộc Mỹ không thể khinh suất.Ban đầu F-14 Tomcat được tập đoàn Grumman (nay là Northrop Grumman) phát triển cho Hải quân Mỹ để trang bị trên tàu sân bay, loại máy bay này đã cất cánh lần đầu vào năm 1970, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1974.Phiên bản được sản xuất đầu tiên là F-14A sử dụng động cơ TF-30, được đánh giá có lực đẩy yếu và độ tin cậy thấp.Phi công phải sử dụng buồng đốt 2 lần để cất cánh từ tàu sân bay. F-14 phiên bản A và B được trang bị radar AWG-9 có năng lực khá yếu, những phiên bản sau được trang bị radar mạnh cho khả năng tác chiến tốt hơn.Từ phiên bản F-14B và D, nhà sản xuất lắp động cơ GE F-110 mới có lực đẩy mạnh hơn. Phi công có thể cất cánh mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần giúp đảm bảo an toàn hơn.Còn những chiến đấu cơ F-14 của Iran được cho là đang trang bị động cơ phản lực Saturn AL-31F (loại trang bị cho dòng Su-27SK, Su-30MK).Hai loại động cơ của Nga và Mỹ này có lực đẩy khá tương đồng, do vậy đảm bảo được khả năng vận động cho Tomcat.Với kết cấu khí động học đặc biệt, 25% lực nâng của F-14 đến từ khu vực rộng lớn giữa 2 cánh.F-14 Tomcat không có khả năng cơ động ấn tượng như F-16, nhưng nó có khả năng ổn định ngang rất tốt, đưa nó trở thành một trong những máy bay không chiến đáng sợ trên bầu trời.Vũ khí chính của Tomcat là 6 tên lửa AIM 54 Phoenix tầm bắn tới 190 km. Nó là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ.Trong trường hợp xung đột với Mỹ xảy ra, F-14 có thể là loại chiến đấu cơ chủ lực để đấu lại các chiến đấu cơ Mỹ.Tuy nhiên giới quan sát nhận định, Mỹ là nước sản xuất ra loại vũ khí này, hơn ai hết họ là người hiểu rõ ưu nhược điểm của những chiếc F-14.Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, Mỹ có thể ngay lập tức vô hiệu hóa nó.Thông thường với tiềm lực quân sự Iran, rất có thể Mỹ sẽ cho F-22 và F-35 lên đối đầu với những chiến đấu cơ của quốc gia Trung Đông này. Với sức mạnh vượt trội của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cộng với hiểu được những ưu, nhược điểm của F-14, Mỹ có thể nhanh chóng tiêu diệt những chiếc máy bay mạnh nhất của Iran này ngay tức khắc.
Mỹ đã bán một số lượng lớn tiêm kích hạm hạng nặng F-14 Tomcat cho Iran trong thời kỳ vua Shah nắm quyền từ năm 1976 - 1978. Đây là loại chiến đấu cơ mạnh nhất hiện nay của Iran.
Tuy bị Mỹ cấm vận, nhưng nhờ những cải tiến bất ngờ, hiện quân đội Iran vẫn còn duy trì số lượng không nhỏ những chiếc F-14. Chúng vẫn có thể cất cánh chiến đấu khi có lệnh.
Trong quá khứ, lúc quan hệ còn nồng ấm, Mỹ đã đồng ý bán cho Iran những chiếc tiêm kích hạng nặng này.
F-14 Tomcat do Mỹ sản xuất còn có biệt danh "Mèo đực". Đây được coi là loại máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe mạnh nhất thế giới.
Hiện nay các nền kỹ thuật công nghiệp quân sự lớn không còn phát triển máy bay cánh cụp cánh xòe, lý do là những loại vũ khí này có chi phí hoạt động rất lớn.
Mỹ đã cho những chiếc F-14 cuối cùng nghỉ hưu vào năm 2006, tuy vậy Iran vẫn còn số lượng lớn F-14 đang hoạt động.
Mặc dù Mỹ đã loại biên loại máy bay này, chặn tất cả các kênh cung cấp phụ tùng, nhưng Iran dưới sự trợ giúp của Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì thành công hoạt động của loại chiến đấu cơ nguy hiểm này.
Lẽ dĩ nhiên, các vũ khí của Mỹ sản xuất được trang bị hệ thống nhận diện bạn - thù, nhưng do Iran đã thay đổi kết cấu hệ thống điện tử, nên những chiếc F-14 vẫn có thể quay lại bắn thẳng vào không quân Mỹ.
Ước tính bằng nhiều cách khác nhau, kể cả việc trang bị radar do Trung Quốc sản xuất và động cơ do Nga phát triển, không quân Iran vẫn còn tới 40 chiến đấu cơ F-14.
Đây cũng là loại chiến đấu cơ mạnh mẽ nhất của không quân nước này bên cạnh những chiếc MiG-29.
F-14 cùng tên lửa cực nguy hiểm AIM-54 vẫn đủ sức tạo ra những tình huống bất ngờ buộc Mỹ không thể khinh suất.
Ban đầu F-14 Tomcat được tập đoàn Grumman (nay là Northrop Grumman) phát triển cho Hải quân Mỹ để trang bị trên tàu sân bay, loại máy bay này đã cất cánh lần đầu vào năm 1970, được đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1974.
Phiên bản được sản xuất đầu tiên là F-14A sử dụng động cơ TF-30, được đánh giá có lực đẩy yếu và độ tin cậy thấp.
Phi công phải sử dụng buồng đốt 2 lần để cất cánh từ tàu sân bay. F-14 phiên bản A và B được trang bị radar AWG-9 có năng lực khá yếu, những phiên bản sau được trang bị radar mạnh cho khả năng tác chiến tốt hơn.
Từ phiên bản F-14B và D, nhà sản xuất lắp động cơ GE F-110 mới có lực đẩy mạnh hơn. Phi công có thể cất cánh mà không cần sử dụng đến buồng đốt 2 lần giúp đảm bảo an toàn hơn.
Còn những chiến đấu cơ F-14 của Iran được cho là đang trang bị động cơ phản lực Saturn AL-31F (loại trang bị cho dòng Su-27SK, Su-30MK).
Hai loại động cơ của Nga và Mỹ này có lực đẩy khá tương đồng, do vậy đảm bảo được khả năng vận động cho Tomcat.
Với kết cấu khí động học đặc biệt, 25% lực nâng của F-14 đến từ khu vực rộng lớn giữa 2 cánh.
F-14 Tomcat không có khả năng cơ động ấn tượng như F-16, nhưng nó có khả năng ổn định ngang rất tốt, đưa nó trở thành một trong những máy bay không chiến đáng sợ trên bầu trời.
Vũ khí chính của Tomcat là 6 tên lửa AIM 54 Phoenix tầm bắn tới 190 km. Nó là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất của Mỹ.
Trong trường hợp xung đột với Mỹ xảy ra, F-14 có thể là loại chiến đấu cơ chủ lực để đấu lại các chiến đấu cơ Mỹ.
Tuy nhiên giới quan sát nhận định, Mỹ là nước sản xuất ra loại vũ khí này, hơn ai hết họ là người hiểu rõ ưu nhược điểm của những chiếc F-14.
Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, Mỹ có thể ngay lập tức vô hiệu hóa nó.
Thông thường với tiềm lực quân sự Iran, rất có thể Mỹ sẽ cho F-22 và F-35 lên đối đầu với những chiến đấu cơ của quốc gia Trung Đông này. Với sức mạnh vượt trội của chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cộng với hiểu được những ưu, nhược điểm của F-14, Mỹ có thể nhanh chóng tiêu diệt những chiếc máy bay mạnh nhất của Iran này ngay tức khắc.