Theo truyền thông Ấn Độ, việc UAE mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ vẫn chưa chắc chắn. Có thông tin cho rằng, UAE tỏ ra rất quan tâm đến tiêm kích tàng hình hạng nhẹ thế hệ thứ 5 mới nhất của Nga là Su-75 Checkmate và các chuyên gia cũng đang thảo luận về khả năng Ấn Độ mua Su-75.Vào tháng 11 vừa qua, Nga đã đưa mô hình chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-75 trưng bày và giới thiệu tại Triển lãm Hàng không Dubai. Ngoài các nước Trung Đông, Nga cũng hy vọng sẽ bán Su-75 cho Ấn Độ, Việt Nam và một số nước châu Phi.Dưới thời chính quyền Trump, UAE đã ký một thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD với Mỹ, để mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các loại vũ khí khác do Lockheed Martin sản xuất. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã tạm đóng băng hợp đồng này của UAE.Điều này là do Mỹ muốn đảm bảo cho đồng minh Israel, có thể duy trì ưu thế quân sự của mình ở Trung Đông. Ngoài ra, chính phủ Biden cũng yêu cầu UAE giảm hợp tác với Trung Quốc và Nga. Trong số những bất ổn này, UAE bày tỏ sự quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-75 của Nga.Ngay từ năm 2017, tại Triển lãm Quốc phòng Abu Dhabi, Nga đã thông báo rằng, họ sẽ cùng phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm với UAE với hình thức, UAE trợ giúp nguồn vốn, còn Nga phát triển về công nghệ.Tuy nhiên hiện phía Nga chưa xác nhận hay phủ nhận việc chiếc máy bay chiến đấu Su-75 giới thiệu tại Triển lãm hàng không Dubai lần này, có phải là kết quả hợp tác giữa hai bên hay không; nhưng đã có nhiều thông tin nghi ngờ về vấn đề này.So với các chiến đấu cơ hạng nhẹ của các nước, Su-75 có một số lợi thế lớn. Đây là một máy bay chiến đấu có cấu hình mở, cho phép khách hàng sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào họ muốn, kể cả vũ khí của Nga hay phương Tây và thậm chí là Trung Quốc.Su-75 còn được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử hiện đại. Nhiều thiết bị của máy bay đã được thử nghiệm trên tiêm kích Su-57; do đó giá thành của Su-75 sẽ rẻ hơn. Phía Nga cho biết, giá của Su-75 sẽ thay đổi theo cấu hình, cụ thể đơn giá của nó vào khoảng 30 đến 35 triệu USD.Ngoài giá thành, lịch trình sản xuất tiêm kích Su-75 cũng đã được công bố tại Triển lãm Hàng không Dubai. Yuri Slyusa, Tổng giám đốc Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga (UCA) xác nhận rằng, Su-75 dự kiến bay lần đầu tiên vào năm 2023 và việc sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026.Ngoài các đặc điểm tàng hình và đặc tính hành trình siêu thanh mà các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thường có, Su-75 cũng sẽ sử dụng nhiều công nghệ cải tiến, đặc biệt là hệ thống trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là “phi công ảo” để hỗ trợ phi công.Su-75 Checkmate được thiết kế để giảm chi phí và có thể dễ dàng thích ứng với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nước ngoài. Đây cũng là máy bay chiến đấu một động cơ đầu tiên do Liên Xô/Nga sản xuất, kể từ những năm 1980.Hiện trên thị trường máy bay chiến đấu quốc tế, nhiều khách hàng ưa chuộng máy bay chiến đấu một động cơ; một phần do giá rẻ hơn, một phần cũng do diện tích lãnh thổ của họ hạn chế, nên họ chỉ cần máy bay hạng nhẹ; do vậy trọng tâm của Su-75 cũng có thể là giành cho xuất khẩu.Chuyên gia Justin Bronk, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh, một tổ chức tư vấn của Anh cho biết, mặc dù Su-75 có thể được xuất khẩu cho Ấn Độ, nhưng vẫn còn nghi ngờ về việc, liệu có thể đạt được thỏa thuận hợp tác giữa Ấn Độ và Nga hay không?Ấn Độ trước đây đã hợp tác với Nga để phát triển dự án “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA)”. Tuy nhiên, vào năm 2018, Ấn Độ quyết định rút khỏi dự án, do Không quân Ấn Độ bày tỏ lo ngại về khả năng tàng hình và hiệu suất động cơ của Su-57. Ngoài kinh nghiệm từ thất bại này, chi phí là một vấn đề khác đối với Ấn Độ để mua máy bay chiến đấu Su-75. Vì hầu hết các dự án máy bay chiến đấu tàng hình sẽ có rất nhiều chi phí vượt mức và sự chậm trễ trong quá trình phát triển; bài học F-35 của Mỹ hay Su-57 của Nga là ví dụ.Ngoài các chi phí tiềm ẩn và sự chậm trễ, Không quân Ấn Độ cũng phải xem xét ưu tiên các dự án máy bay chiến đấu nội địa, hiện đang được phát triển, bao gồm máy bay chiến đấu một động cơ Tejas Mk-2 và dự án “Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA)”.Không quân Ấn Độ đã tuyên bố rằng, họ hỗ trợ Chương trình nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu AMCA, dự định thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2025-2026. Nó sẽ được đưa vào sản xuất từ năm 2027 đến năm 2030. Nếu mọi việc suôn sẻ, AMCA sẽ gia nhập Không quân Ấn Độ vào năm 2032.Tuy nhiên, chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao của Ấn Độ Abigit Mitra nói rằng, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ mua máy bay chiến đấu Su-75 và điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của máy bay chiến đấu AMCA sản xuất trong nước của Ấn Độ.Ban đầu, một lựa chọn khác cho máy bay chiến đấu tàng hình của Ấn Độ là mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Nhưng do Ấn Độ đã mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, nên khó có khả năng Mỹ xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo truyền thông Ấn Độ, việc UAE mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ vẫn chưa chắc chắn. Có thông tin cho rằng, UAE tỏ ra rất quan tâm đến tiêm kích tàng hình hạng nhẹ thế hệ thứ 5 mới nhất của Nga là Su-75 Checkmate và các chuyên gia cũng đang thảo luận về khả năng Ấn Độ mua Su-75.
Vào tháng 11 vừa qua, Nga đã đưa mô hình chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-75 trưng bày và giới thiệu tại Triển lãm Hàng không Dubai. Ngoài các nước Trung Đông, Nga cũng hy vọng sẽ bán Su-75 cho Ấn Độ, Việt Nam và một số nước châu Phi.
Dưới thời chính quyền Trump, UAE đã ký một thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD với Mỹ, để mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các loại vũ khí khác do Lockheed Martin sản xuất. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã tạm đóng băng hợp đồng này của UAE.
Điều này là do Mỹ muốn đảm bảo cho đồng minh Israel, có thể duy trì ưu thế quân sự của mình ở Trung Đông. Ngoài ra, chính phủ Biden cũng yêu cầu UAE giảm hợp tác với Trung Quốc và Nga. Trong số những bất ổn này, UAE bày tỏ sự quan tâm đến máy bay chiến đấu Su-75 của Nga.
Ngay từ năm 2017, tại Triển lãm Quốc phòng Abu Dhabi, Nga đã thông báo rằng, họ sẽ cùng phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm với UAE với hình thức, UAE trợ giúp nguồn vốn, còn Nga phát triển về công nghệ.
Tuy nhiên hiện phía Nga chưa xác nhận hay phủ nhận việc chiếc máy bay chiến đấu Su-75 giới thiệu tại Triển lãm hàng không Dubai lần này, có phải là kết quả hợp tác giữa hai bên hay không; nhưng đã có nhiều thông tin nghi ngờ về vấn đề này.
So với các chiến đấu cơ hạng nhẹ của các nước, Su-75 có một số lợi thế lớn. Đây là một máy bay chiến đấu có cấu hình mở, cho phép khách hàng sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào họ muốn, kể cả vũ khí của Nga hay phương Tây và thậm chí là Trung Quốc.
Su-75 còn được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử hiện đại. Nhiều thiết bị của máy bay đã được thử nghiệm trên tiêm kích Su-57; do đó giá thành của Su-75 sẽ rẻ hơn. Phía Nga cho biết, giá của Su-75 sẽ thay đổi theo cấu hình, cụ thể đơn giá của nó vào khoảng 30 đến 35 triệu USD.
Ngoài giá thành, lịch trình sản xuất tiêm kích Su-75 cũng đã được công bố tại Triển lãm Hàng không Dubai. Yuri Slyusa, Tổng giám đốc Tập đoàn Máy bay Thống nhất của Nga (UCA) xác nhận rằng, Su-75 dự kiến bay lần đầu tiên vào năm 2023 và việc sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026.
Ngoài các đặc điểm tàng hình và đặc tính hành trình siêu thanh mà các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thường có, Su-75 cũng sẽ sử dụng nhiều công nghệ cải tiến, đặc biệt là hệ thống trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là “phi công ảo” để hỗ trợ phi công.
Su-75 Checkmate được thiết kế để giảm chi phí và có thể dễ dàng thích ứng với các nhu cầu khác nhau của khách hàng nước ngoài. Đây cũng là máy bay chiến đấu một động cơ đầu tiên do Liên Xô/Nga sản xuất, kể từ những năm 1980.
Hiện trên thị trường máy bay chiến đấu quốc tế, nhiều khách hàng ưa chuộng máy bay chiến đấu một động cơ; một phần do giá rẻ hơn, một phần cũng do diện tích lãnh thổ của họ hạn chế, nên họ chỉ cần máy bay hạng nhẹ; do vậy trọng tâm của Su-75 cũng có thể là giành cho xuất khẩu.
Chuyên gia Justin Bronk, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh, một tổ chức tư vấn của Anh cho biết, mặc dù Su-75 có thể được xuất khẩu cho Ấn Độ, nhưng vẫn còn nghi ngờ về việc, liệu có thể đạt được thỏa thuận hợp tác giữa Ấn Độ và Nga hay không?
Ấn Độ trước đây đã hợp tác với Nga để phát triển dự án “Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA)”. Tuy nhiên, vào năm 2018, Ấn Độ quyết định rút khỏi dự án, do Không quân Ấn Độ bày tỏ lo ngại về khả năng tàng hình và hiệu suất động cơ của Su-57.
Ngoài kinh nghiệm từ thất bại này, chi phí là một vấn đề khác đối với Ấn Độ để mua máy bay chiến đấu Su-75. Vì hầu hết các dự án máy bay chiến đấu tàng hình sẽ có rất nhiều chi phí vượt mức và sự chậm trễ trong quá trình phát triển; bài học F-35 của Mỹ hay Su-57 của Nga là ví dụ.
Ngoài các chi phí tiềm ẩn và sự chậm trễ, Không quân Ấn Độ cũng phải xem xét ưu tiên các dự án máy bay chiến đấu nội địa, hiện đang được phát triển, bao gồm máy bay chiến đấu một động cơ Tejas Mk-2 và dự án “Máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến (AMCA)”.
Không quân Ấn Độ đã tuyên bố rằng, họ hỗ trợ Chương trình nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu AMCA, dự định thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2025-2026. Nó sẽ được đưa vào sản xuất từ năm 2027 đến năm 2030. Nếu mọi việc suôn sẻ, AMCA sẽ gia nhập Không quân Ấn Độ vào năm 2032.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao của Ấn Độ Abigit Mitra nói rằng, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ mua máy bay chiến đấu Su-75 và điều này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của máy bay chiến đấu AMCA sản xuất trong nước của Ấn Độ.
Ban đầu, một lựa chọn khác cho máy bay chiến đấu tàng hình của Ấn Độ là mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Nhưng do Ấn Độ đã mua tên lửa phòng không S-400 của Nga, nên khó có khả năng Mỹ xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Pinterest.