Theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin, Mỹ đang tích cực tìm hiểu khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Nga.Nếu điều này xảy ra, cuộc tấn công hủy diệt sẽ chỉ cần một vài phút, và ngay cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga cũng không thể đẩy lùi.Khi thông tin trên được tiết lộ, báo chí Nga cho rằng Mỹ đang tích cực xây dựng kịch bản để tiến hành hướng xâm nhập về phía biên giới phía Bắc của đất nước.Tại thời điểm này, Nga không có đủ hệ thống phòng không cũng như tên lửa đánh chặn để xây chắc tuyến phòng thủ, và bên cạnh đó, nếu tấn công qua Bắc Cực thì Mỹ sẽ chỉ cần vài phút.Tại thời điểm này, Nga không có đủ hệ thống phòng không cũng như tên lửa đánh chặn để xây chắc tuyến phòng thủ, và bên cạnh đó, nếu tấn công qua Bắc Cực thì Mỹ sẽ chỉ cần vài phút."Khi Liên Xô chặn hướng Bắc Cực bằng các hệ thống phòng không đáng tin cậy, Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên lửa hành trình do có đặc tính bí mật cao hơn”.“Cho đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ chính của tất cả các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ là phóng chúng trước khi tiến vào khu vực phòng không Nga. Yếu tố này hiện đang được xử lý", ông Shurygin cho biết.Giới phân tích cho rằng với chiều dài biên giới phía Bắc nước Nga, không thể đảm bảo việc triển khai các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo và phòng không theo cách đảm bảo tiêu diệt hàng chục, hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn tên lửa.Bên cạnh đó, hậu quả nữa cần phải nhắc đến khi một đầu đạn hạt nhân phát nổ trong không khí, ngoài phóng xạ sẽ là tạo ra bức xạ xung điện từ cực mạnh và không thể kiểm soát.Nếu trường hợp trên xảy ra, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa đơn giản sẽ bị mù, chính vì mục đích này mà quân đội Nga đang phát triển các tổ hợp vũ khí hiện đại có thể bắn trúng tên lửa đối phương ở khoảng cách hàng trăm km.Tuy nhiên điều quan trọng phải tính đến là Nga cũng đang tìm điểm yếu của Mỹ - những nơi có chế độ bảo vệ ít hơn, chuyên gia Shurygin kết luận.Thực tế trong thời gian qua cũng đã ghi nhận nhiều chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình của Nga áp sát không phận ngoài khơi Alaska của Mỹ.Đây cũng được xem là hướng tấn công chính của Nga trong trường hợp nổ ra chiến tranh, bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ triển khai tại đây theo đánh giá là khá mỏng.Nhưng trên hết, giới phân tích quốc tế đều cho rằng nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân tổng lực giữa Nga và Mỹ thì đây vẫn sẽ là cuộc chiến “không có người chiến thắng”.
Theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin, Mỹ đang tích cực tìm hiểu khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn nhằm vào lãnh thổ Nga.
Nếu điều này xảy ra, cuộc tấn công hủy diệt sẽ chỉ cần một vài phút, và ngay cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga cũng không thể đẩy lùi.
Khi thông tin trên được tiết lộ, báo chí Nga cho rằng Mỹ đang tích cực xây dựng kịch bản để tiến hành hướng xâm nhập về phía biên giới phía Bắc của đất nước.
Tại thời điểm này, Nga không có đủ hệ thống phòng không cũng như tên lửa đánh chặn để xây chắc tuyến phòng thủ, và bên cạnh đó, nếu tấn công qua Bắc Cực thì Mỹ sẽ chỉ cần vài phút.
Tại thời điểm này, Nga không có đủ hệ thống phòng không cũng như tên lửa đánh chặn để xây chắc tuyến phòng thủ, và bên cạnh đó, nếu tấn công qua Bắc Cực thì Mỹ sẽ chỉ cần vài phút.
"Khi Liên Xô chặn hướng Bắc Cực bằng các hệ thống phòng không đáng tin cậy, Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên lửa hành trình do có đặc tính bí mật cao hơn”.
“Cho đến thời điểm hiện tại, nhiệm vụ chính của tất cả các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ là phóng chúng trước khi tiến vào khu vực phòng không Nga. Yếu tố này hiện đang được xử lý", ông Shurygin cho biết.
Giới phân tích cho rằng với chiều dài biên giới phía Bắc nước Nga, không thể đảm bảo việc triển khai các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo và phòng không theo cách đảm bảo tiêu diệt hàng chục, hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn tên lửa.
Bên cạnh đó, hậu quả nữa cần phải nhắc đến khi một đầu đạn hạt nhân phát nổ trong không khí, ngoài phóng xạ sẽ là tạo ra bức xạ xung điện từ cực mạnh và không thể kiểm soát.
Nếu trường hợp trên xảy ra, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa đơn giản sẽ bị mù, chính vì mục đích này mà quân đội Nga đang phát triển các tổ hợp vũ khí hiện đại có thể bắn trúng tên lửa đối phương ở khoảng cách hàng trăm km.
Tuy nhiên điều quan trọng phải tính đến là Nga cũng đang tìm điểm yếu của Mỹ - những nơi có chế độ bảo vệ ít hơn, chuyên gia Shurygin kết luận.
Thực tế trong thời gian qua cũng đã ghi nhận nhiều chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình của Nga áp sát không phận ngoài khơi Alaska của Mỹ.
Đây cũng được xem là hướng tấn công chính của Nga trong trường hợp nổ ra chiến tranh, bởi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ triển khai tại đây theo đánh giá là khá mỏng.
Nhưng trên hết, giới phân tích quốc tế đều cho rằng nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân tổng lực giữa Nga và Mỹ thì đây vẫn sẽ là cuộc chiến “không có người chiến thắng”.