Nhà máy Kharkiv (Ukrainer) gần đây đã sản xuất thêm 2 xe tăng T-84 Oplot. Trong đó 1 chiếc được sử dụng trong các cuộc triển lãm và chiếc còn lại sẽ đến Mỹ theo hợp đồng đã ký kết từ lâu.Đây không phải là thương vụ đầu tiên kiểu này. Vào đầu những năm 2000, tổng cộng 4 chiếc T-84 nguyên bản cũng đã được đưa tới Mỹ, 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Drozd.Theo một số nguồn tin, 3 chiếc T-84 Oplot của Ukraine trong lô sản xuất nói trên đã bị phá hủy tại các bãi thử trên đất Mỹ. Hiện tại, chỉ còn duy nhất một cỗ chiến xa "sống sót".Dự báo chiếc xe tăng chủ lực T-84BM Oplot mới được chế tạo cũng sẽ trải qua những cuộc thử nghiệm rất khó khăn, cuối cùng sẽ kết thúc bằng việc bị bắn từ nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả đạn pháo 120 mm của xe tăng M1 Abrams.Tạp chí Mỹ Military Watch nhắc lại, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng dây chuyền sản xuất xe tăng T-80UD đắt tiền và tinh vi (với động cơ diesel thay vì turbine khí) tại KhZTM ở Kharkov.Nga đã từ bỏ việc chế tạo T-80 vào năm 1992 để chuyển sang sử dụng T-72 kinh tế hơn, trong khi Ukraine cải tiến những chiếc T-80 để xuất khẩu, quá trình hiện đại hóa diễn ra một cách thận trọng.Kết quả là T-84BM Oplot trở thành xe tăng tốt nhất của Ukraine, cỗ chiến xa này có tháp pháo hàn thay vì đúc, tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Nozh.Ngoài ra thiết bị nạp đạn tự động trên xe tăng T-64 và T-80 có cấu trúc khác với T-72 và T-90, được đánh giá tin cậy hơn với phần liều phóng và đầu đạn bố trí riêng rẽ trong băng chuyền rồi mới được đưa tới nòng pháo.Tuy nhiên nhiều năm sau độc lập, lĩnh vực quốc phòng của Ukraine đã bị tổn hại nghiêm trọng, Lực lượng vũ trang nước này không cần T-84BM Oplot đắt tiền, kém kinh tế và có nhiều khiếm khuyết, vì vậy chỉ có hơn chục chiếc được sản xuất.Các vấn đề tồn tại trên T-84 cũng như việc thiếu kinh phí để nâng cấp và mua chúng đã khiến Quân đội Ukraine buộc phải triển khai hàng trăm xe tăng T-64 cũ ở Donbass vào năm 2014.Hạn chế chính của T-84 Oplot là kém tin cậy, nó cũng không gây được ấn tượng tốt tại giải đấu Strong Europe Tank Challenger diễn ra ở Đức năm 2018 (tương tự giải Tank Biathlon của Nga), khi bộ nạp tự động trên 3 trong số 4 xe tăng phát sinh lỗi.Một vấn đề đáng chú ý khác là khẩu pháo 125 mm của xe tăng thiếu tính ổn định, hay bị rung rắc khi hoạt động trên địa hình gồ ghề, khiến tầm bắn hiệu quả bị hạn chế nghiêm trọng, chỉ được khoảng 50% so với quảng cáo.Đã hai thập kỷ sau khi những chiếc xe tăng đầu tiên rời khỏi dây chuyền lắp ráp nhưng T-84 Oplot tiếp tục cho thấy những khiếm khuyết, khả năng giải quyết vấn đề của Ukraine đang bị đặt dấu hỏi lớn.Hiện Ukraine có năng lực sản xuất xe tăng rất hạn chế. Khách hàng chính của T-84 Oplot là Thái Lan. Bangkok đã đặt mua 49 chiếc MBT loại này từ Kiev vào năm 2011, nhưng tới 7 năm sau họ mới được nhận đủ, thậm chí đã tính khả năng từ bỏ thương vụ trên.Xét thấy những chiếc T-64 và T-80 lỗi thời đang được cất giữ không thể mang lại mức độ an ninh cần thiết, Kiev có thể đặt mua xe tăng từ nước ngoài thay vì sản xuất T-84 Oplot để tung vào chiến trường miền Đông.Nhược điểm lớn trên T-84 Oplot dự báo sẽ kết thúc nỗ lực của Ukraine nhằm trở thành một nhà phát triển và xuất khẩu xe tăng lớn trên thế giới, tạp chí Military Watch kết luận.
Nhà máy Kharkiv (Ukrainer) gần đây đã sản xuất thêm 2 xe tăng T-84 Oplot. Trong đó 1 chiếc được sử dụng trong các cuộc triển lãm và chiếc còn lại sẽ đến Mỹ theo hợp đồng đã ký kết từ lâu.
Đây không phải là thương vụ đầu tiên kiểu này. Vào đầu những năm 2000, tổng cộng 4 chiếc T-84 nguyên bản cũng đã được đưa tới Mỹ, 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Drozd.
Theo một số nguồn tin, 3 chiếc T-84 Oplot của Ukraine trong lô sản xuất nói trên đã bị phá hủy tại các bãi thử trên đất Mỹ. Hiện tại, chỉ còn duy nhất một cỗ chiến xa "sống sót".
Dự báo chiếc xe tăng chủ lực T-84BM Oplot mới được chế tạo cũng sẽ trải qua những cuộc thử nghiệm rất khó khăn, cuối cùng sẽ kết thúc bằng việc bị bắn từ nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả đạn pháo 120 mm của xe tăng M1 Abrams.
Tạp chí Mỹ Military Watch nhắc lại, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng dây chuyền sản xuất xe tăng T-80UD đắt tiền và tinh vi (với động cơ diesel thay vì turbine khí) tại KhZTM ở Kharkov.
Nga đã từ bỏ việc chế tạo T-80 vào năm 1992 để chuyển sang sử dụng T-72 kinh tế hơn, trong khi Ukraine cải tiến những chiếc T-80 để xuất khẩu, quá trình hiện đại hóa diễn ra một cách thận trọng.
Kết quả là T-84BM Oplot trở thành xe tăng tốt nhất của Ukraine, cỗ chiến xa này có tháp pháo hàn thay vì đúc, tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon và giáp phản ứng nổ thế hệ 3 Nozh.
Ngoài ra thiết bị nạp đạn tự động trên xe tăng T-64 và T-80 có cấu trúc khác với T-72 và T-90, được đánh giá tin cậy hơn với phần liều phóng và đầu đạn bố trí riêng rẽ trong băng chuyền rồi mới được đưa tới nòng pháo.
Tuy nhiên nhiều năm sau độc lập, lĩnh vực quốc phòng của Ukraine đã bị tổn hại nghiêm trọng, Lực lượng vũ trang nước này không cần T-84BM Oplot đắt tiền, kém kinh tế và có nhiều khiếm khuyết, vì vậy chỉ có hơn chục chiếc được sản xuất.
Các vấn đề tồn tại trên T-84 cũng như việc thiếu kinh phí để nâng cấp và mua chúng đã khiến Quân đội Ukraine buộc phải triển khai hàng trăm xe tăng T-64 cũ ở Donbass vào năm 2014.
Hạn chế chính của T-84 Oplot là kém tin cậy, nó cũng không gây được ấn tượng tốt tại giải đấu Strong Europe Tank Challenger diễn ra ở Đức năm 2018 (tương tự giải Tank Biathlon của Nga), khi bộ nạp tự động trên 3 trong số 4 xe tăng phát sinh lỗi.
Một vấn đề đáng chú ý khác là khẩu pháo 125 mm của xe tăng thiếu tính ổn định, hay bị rung rắc khi hoạt động trên địa hình gồ ghề, khiến tầm bắn hiệu quả bị hạn chế nghiêm trọng, chỉ được khoảng 50% so với quảng cáo.
Đã hai thập kỷ sau khi những chiếc xe tăng đầu tiên rời khỏi dây chuyền lắp ráp nhưng T-84 Oplot tiếp tục cho thấy những khiếm khuyết, khả năng giải quyết vấn đề của Ukraine đang bị đặt dấu hỏi lớn.
Hiện Ukraine có năng lực sản xuất xe tăng rất hạn chế. Khách hàng chính của T-84 Oplot là Thái Lan. Bangkok đã đặt mua 49 chiếc MBT loại này từ Kiev vào năm 2011, nhưng tới 7 năm sau họ mới được nhận đủ, thậm chí đã tính khả năng từ bỏ thương vụ trên.
Xét thấy những chiếc T-64 và T-80 lỗi thời đang được cất giữ không thể mang lại mức độ an ninh cần thiết, Kiev có thể đặt mua xe tăng từ nước ngoài thay vì sản xuất T-84 Oplot để tung vào chiến trường miền Đông.
Nhược điểm lớn trên T-84 Oplot dự báo sẽ kết thúc nỗ lực của Ukraine nhằm trở thành một nhà phát triển và xuất khẩu xe tăng lớn trên thế giới, tạp chí Military Watch kết luận.