Ra đời sau chiếc F-22 của Mỹ hàng chục năm, J-20 của Trung Quốc lần đầu được lộ diện vào năm 2010 và chính thức được ra mắt vào năm 2016. Tuy Trung Quốc so sánh chiếc J-20 này của mình với F-22 của Mỹ, tuy nhiên nhiều chuyên gia lại không nghĩ như vậy. Nguồn ảnh: BI.Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chiến đấu cơ J-20 thực chất hoàn toàn không phải là một máy bay chiến đấu thế hệ năm vì loại máy bay này sử dụng động cơ của chiến đấu cơ thế hệ 4, đó là loại động cơ WS-10G - phiên bản nội địa do Trung Quốc sản xuất dựa trên động cơ AL-31S của Nga. Phải một thời gian sau khi ra mắt, J-20 mới được trang bị động cơ WS-15 - ngang ngửa với động cơ cùa F-22. Nguồn ảnh: BI.WS-15 của Trung Quốc thậm chí còn có thông số trên giấy tờ vượt trội hơn cả động cơ của F-22. Cụ thể, WS-15 có lực đẩy tối đa lên tới 20.000 kg trong khi đó, động cơ của F-22 chỉ có công suất đẩy tối đa lên tới 16.000 kg. Nguồn ảnh: BI.Động cơ của J-20 cũng được cho biết là có khả năng bay hành trình ở tốc độ siêu âm. Có nghĩa là, giống với một vài loại động cơ hiện đại ngày nay của Nga, WS-15 cũng có thể bay ở tốc độ siêu âm mà chưa cần sử dụng tới đốt sau. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy, động cơ WS-15 của Trung Quốc vẫn được coi là chưa hoàn thiện, một vài nguồn tin cho rằng, WS-15 của Trung Quốc sẽ không được triển khai đại trà trên toàn bộ các chiến đấu cơ J-20 cho tới sau năm 2020. Nguồn ảnh: BI.Khả năng tàng hình, thứ biến J-20 từ một máy bay thế hệ thứ tư thành một máy bay thế hệ năm cũng lại là một vấn đề khác khiến nhiều người phải suy nghĩ và nhận định lại về khả năng tác chiến theo kiểu thế hệ năm của nó. Nguồn ảnh: BI.Cụ thể, nhiều chuyên gia cho rằng lớp vỏ của J-20 được phát triển từ công nghệ tàng hình trên chiếc F-117 của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư trước đây - nếu đây là sự thật thì J-20 chỉ có khả năng "khó bị phát hiện" chứ hoàn toàn không phải là tàng hình. Nguồn ảnh: BI.Bản thân chiếc F-117 của Mỹ cũng chưa từng được coi là một loại máy bay tàng hình, nó chỉ khó có thể bị phát hiện ở tầm xa của radar đối phương. Khi vào trong tầm gần, những tín hiệu mà F-117 phát ra dù là rất nhỏ, cũng đủ để khiến nó bị lộ diện. Nguồn ảnh: BI.Về mặt trang bị vũ khí, J-20 có khả năng gắn vũ khí ở dưới cánh và một khoang vũ khí ở trong bụng với khả năng mang theo tên lửa hoặc bom. Trung Quốc đã từng tuyên bố J-20 có khả năng mang theo tên lửa không đối không loại PL-21 hoặc PL-21D. Nguồn ảnh: BI.Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự và giới quan sát vẫn khẳng định, phần thắng sẽ nghiêng về F-22 nếu hai chiếc phi cơ thế hệ năm này đối đầu nhau trong một trận không chiến "sòng phẳng". Nguồn ảnh: BI.Điểm mạnh nhất của J-20 có lẽ nằm ở phần mềm với các hệ thống điện tử và cảm biến có khả năng bao quất 360 độ xung quanh máy bay. Hệ thống cảm biến điện tử của J-20 được coi là vượt trội hơn F-22 và tương đương với F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.Phía Trung Quốc lại có một lý lẽ khác, họ cho rằng J-20 thực chất không phải là một máy bay tiêm kích mà chỉ là máy bay đánh chặn, triết lý phát triển học thuyết không quân của Trung Quốc cũng khác với kiểu của Mỹ, vì vậy dẫn tới một vài lỗ hổng mà ở đó, J-20 không những thắng được F-22 của Mỹ mà thậm chí còn ưu thế hơn mọi chiếc chiến đấu cơ khác trên thế giới. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: J-20 của Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến trên không của mình.
Ra đời sau chiếc F-22 của Mỹ hàng chục năm, J-20 của Trung Quốc lần đầu được lộ diện vào năm 2010 và chính thức được ra mắt vào năm 2016. Tuy Trung Quốc so sánh chiếc J-20 này của mình với F-22 của Mỹ, tuy nhiên nhiều chuyên gia lại không nghĩ như vậy. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chiến đấu cơ J-20 thực chất hoàn toàn không phải là một máy bay chiến đấu thế hệ năm vì loại máy bay này sử dụng động cơ của chiến đấu cơ thế hệ 4, đó là loại động cơ WS-10G - phiên bản nội địa do Trung Quốc sản xuất dựa trên động cơ AL-31S của Nga. Phải một thời gian sau khi ra mắt, J-20 mới được trang bị động cơ WS-15 - ngang ngửa với động cơ cùa F-22. Nguồn ảnh: BI.
WS-15 của Trung Quốc thậm chí còn có thông số trên giấy tờ vượt trội hơn cả động cơ của F-22. Cụ thể, WS-15 có lực đẩy tối đa lên tới 20.000 kg trong khi đó, động cơ của F-22 chỉ có công suất đẩy tối đa lên tới 16.000 kg. Nguồn ảnh: BI.
Động cơ của J-20 cũng được cho biết là có khả năng bay hành trình ở tốc độ siêu âm. Có nghĩa là, giống với một vài loại động cơ hiện đại ngày nay của Nga, WS-15 cũng có thể bay ở tốc độ siêu âm mà chưa cần sử dụng tới đốt sau. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, động cơ WS-15 của Trung Quốc vẫn được coi là chưa hoàn thiện, một vài nguồn tin cho rằng, WS-15 của Trung Quốc sẽ không được triển khai đại trà trên toàn bộ các chiến đấu cơ J-20 cho tới sau năm 2020. Nguồn ảnh: BI.
Khả năng tàng hình, thứ biến J-20 từ một máy bay thế hệ thứ tư thành một máy bay thế hệ năm cũng lại là một vấn đề khác khiến nhiều người phải suy nghĩ và nhận định lại về khả năng tác chiến theo kiểu thế hệ năm của nó. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, nhiều chuyên gia cho rằng lớp vỏ của J-20 được phát triển từ công nghệ tàng hình trên chiếc F-117 của Mỹ bị bắn rơi ở Nam Tư trước đây - nếu đây là sự thật thì J-20 chỉ có khả năng "khó bị phát hiện" chứ hoàn toàn không phải là tàng hình. Nguồn ảnh: BI.
Bản thân chiếc F-117 của Mỹ cũng chưa từng được coi là một loại máy bay tàng hình, nó chỉ khó có thể bị phát hiện ở tầm xa của radar đối phương. Khi vào trong tầm gần, những tín hiệu mà F-117 phát ra dù là rất nhỏ, cũng đủ để khiến nó bị lộ diện. Nguồn ảnh: BI.
Về mặt trang bị vũ khí, J-20 có khả năng gắn vũ khí ở dưới cánh và một khoang vũ khí ở trong bụng với khả năng mang theo tên lửa hoặc bom. Trung Quốc đã từng tuyên bố J-20 có khả năng mang theo tên lửa không đối không loại PL-21 hoặc PL-21D. Nguồn ảnh: BI.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự và giới quan sát vẫn khẳng định, phần thắng sẽ nghiêng về F-22 nếu hai chiếc phi cơ thế hệ năm này đối đầu nhau trong một trận không chiến "sòng phẳng". Nguồn ảnh: BI.
Điểm mạnh nhất của J-20 có lẽ nằm ở phần mềm với các hệ thống điện tử và cảm biến có khả năng bao quất 360 độ xung quanh máy bay. Hệ thống cảm biến điện tử của J-20 được coi là vượt trội hơn F-22 và tương đương với F-35 của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Phía Trung Quốc lại có một lý lẽ khác, họ cho rằng J-20 thực chất không phải là một máy bay tiêm kích mà chỉ là máy bay đánh chặn, triết lý phát triển học thuyết không quân của Trung Quốc cũng khác với kiểu của Mỹ, vì vậy dẫn tới một vài lỗ hổng mà ở đó, J-20 không những thắng được F-22 của Mỹ mà thậm chí còn ưu thế hơn mọi chiếc chiến đấu cơ khác trên thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: J-20 của Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến trên không của mình.