Tác giả Mark Episkopos của tạp chí National Interest cho biết, xe tăng T-90S của Nga có thể coi là phiên bản xe tăng chủ lực hoàn hảo nhất, mà Moscow từng sở hữu.Chuyên gia phân tích quân sự của Mỹ cho biết, xe tăng T-90 không chỉ trở thành hình mẫu cho nhiều loại xe tăng trên thế giới, triết lý thiết kế của nó còn là cái đích của mọi nhà thiết kế xe tăng trên khắp thế giới.Được cải tiến từ xe tăng chủ lực T-72, hay thậm chí từng được coi là xe tăng chủ lực T-72 phiên bản "đổi tên", xe tăng T-90 có trọng lượng nặng 48 tấn, tốc độ tối đa 60 km/h và dự trữ hành trình 550 km.Truyền thông Mỹ cho rằng, điểm nhấn của xe tăng T-90 nằm ở bộ giáp kết hợp hợp kim tổng hợp cực kỳ hiện đại của nó. Ngoài ra, loại xe tăng này còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Kontakt-5 cùng thiết bị quang - điện tử Shtora-1.Về cơ bản, có thể coi xe tăng T-90 và phiên bản xuất khẩu T-90S của Nga, hội tụ đầy đủ những ưu điểm của các dòng xe tăng T-64, T-72 và T-80 trước đó, thậm chí còn loại bỏ được nhiều nhược điểm cố hữu trên các mẫu xe tăng chủ lực đương thời.Đây cũng là lý do, khiến xe tăng T-90 trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực số một của Nga trên thế giới. Tính tới nay, đã có hàng chục quốc gia sử dụng xe tăng chủ lực T-90 trong biên chế.Thậm chí quân đội Iraq thân Mỹ, cũng nhập khẩu và sử dụng một số lượng lớn xe tăng T-90. Trong khi đó, Ấn Độ - bạn hàng thân thiết bậc nhất của Nga còn sở hữu số lượng T-90 nhiều hơn chính số lượng mà lực lượng thiết giáp Nga đang sở hữu.Theo nhiều tài liệu, xe tăng T-90 được coi là loại xe tăng chủ lực được xuất khẩu nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 2001 tới năm 2010. Các phiên bản cải tiến liên tục được ra đời, cũng giúp T-90 chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.Tuy nhiên, từ năm 2011, quân đội Nga đã ngừng đặt hàng xe tăng T-90, để dần chuyển sang sử dụng loại xe tăng T-14 Armata hiện đại hơn.Các công nghệ của T-90, cũng dần được áp dụng trên các mẫu xe tăng T-72 và T-80, giúp Nga tiết kiệm được rất nhiều chi phí thay mới xe tăng, mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chiến đấu.Kèm theo đó, việc Mỹ siết chặt cấm vận vũ khí Nga, tuyên bố trừng phạt mọi quốc gia mua và sở hữu vũ khí từ Nga, khiến con đường xuất khẩu của loại xe tăng chủ lực này vướng thêm nhiều khó khăn.Tới năm 2020 vừa rồi, khi mẫu xe tăng T-14 Armata không thể sản xuất đủ số lượng như kỳ vọng, kèm theo đó là giá thành sản xuất mới và vận hành khá đắt đỏ, quân đội Nga đã quay trở lại với xe tăng T-90 phiên bản "Đột Phá".Đây có thể coi là cột mốc, đánh dấu sự quay trở lại của xe tăng T-90 trong biên chế quân đội Nga, giúp nó lấy lại vinh quang trong quá khứ của mình, và cũng giúp cho lục quân Nga "câu giờ", chờ xe tăng T-14 Armata hoàn thiện hơn. Nguồn ảnh: YDex. Cận cảnh xe tăng T-90 trên chiến trường Trung Đông. Nguồn: TheArchive.
Tác giả Mark Episkopos của tạp chí National Interest cho biết, xe tăng T-90S của Nga có thể coi là phiên bản xe tăng chủ lực hoàn hảo nhất, mà Moscow từng sở hữu.
Chuyên gia phân tích quân sự của Mỹ cho biết, xe tăng T-90 không chỉ trở thành hình mẫu cho nhiều loại xe tăng trên thế giới, triết lý thiết kế của nó còn là cái đích của mọi nhà thiết kế xe tăng trên khắp thế giới.
Được cải tiến từ xe tăng chủ lực T-72, hay thậm chí từng được coi là xe tăng chủ lực T-72 phiên bản "đổi tên", xe tăng T-90 có trọng lượng nặng 48 tấn, tốc độ tối đa 60 km/h và dự trữ hành trình 550 km.
Truyền thông Mỹ cho rằng, điểm nhấn của xe tăng T-90 nằm ở bộ giáp kết hợp hợp kim tổng hợp cực kỳ hiện đại của nó. Ngoài ra, loại xe tăng này còn được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động Kontakt-5 cùng thiết bị quang - điện tử Shtora-1.
Về cơ bản, có thể coi xe tăng T-90 và phiên bản xuất khẩu T-90S của Nga, hội tụ đầy đủ những ưu điểm của các dòng xe tăng T-64, T-72 và T-80 trước đó, thậm chí còn loại bỏ được nhiều nhược điểm cố hữu trên các mẫu xe tăng chủ lực đương thời.
Đây cũng là lý do, khiến xe tăng T-90 trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực số một của Nga trên thế giới. Tính tới nay, đã có hàng chục quốc gia sử dụng xe tăng chủ lực T-90 trong biên chế.
Thậm chí quân đội Iraq thân Mỹ, cũng nhập khẩu và sử dụng một số lượng lớn xe tăng T-90. Trong khi đó, Ấn Độ - bạn hàng thân thiết bậc nhất của Nga còn sở hữu số lượng T-90 nhiều hơn chính số lượng mà lực lượng thiết giáp Nga đang sở hữu.
Theo nhiều tài liệu, xe tăng T-90 được coi là loại xe tăng chủ lực được xuất khẩu nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 2001 tới năm 2010. Các phiên bản cải tiến liên tục được ra đời, cũng giúp T-90 chinh phục được những khách hàng khó tính nhất.
Tuy nhiên, từ năm 2011, quân đội Nga đã ngừng đặt hàng xe tăng T-90, để dần chuyển sang sử dụng loại xe tăng T-14 Armata hiện đại hơn.
Các công nghệ của T-90, cũng dần được áp dụng trên các mẫu xe tăng T-72 và T-80, giúp Nga tiết kiệm được rất nhiều chi phí thay mới xe tăng, mà vẫn đảm bảo được hiệu quả chiến đấu.
Kèm theo đó, việc Mỹ siết chặt cấm vận vũ khí Nga, tuyên bố trừng phạt mọi quốc gia mua và sở hữu vũ khí từ Nga, khiến con đường xuất khẩu của loại xe tăng chủ lực này vướng thêm nhiều khó khăn.
Tới năm 2020 vừa rồi, khi mẫu xe tăng T-14 Armata không thể sản xuất đủ số lượng như kỳ vọng, kèm theo đó là giá thành sản xuất mới và vận hành khá đắt đỏ, quân đội Nga đã quay trở lại với xe tăng T-90 phiên bản "Đột Phá".
Đây có thể coi là cột mốc, đánh dấu sự quay trở lại của xe tăng T-90 trong biên chế quân đội Nga, giúp nó lấy lại vinh quang trong quá khứ của mình, và cũng giúp cho lục quân Nga "câu giờ", chờ xe tăng T-14 Armata hoàn thiện hơn. Nguồn ảnh: YDex.
Cận cảnh xe tăng T-90 trên chiến trường Trung Đông. Nguồn: TheArchive.