B-21 Raider là máy bay ném bom tàng hình chiến lược hạng nặng liên lục địa, đang được Tập đoàn Northrop Grumman phát triển cho Không quân Mỹ theo chương trình Máy bay ném bom tấn công tầm xa, B-21 có thể mang vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Ảnh: B-21 sẽ là xương sống Không quân chiến lược Mỹ tương lai; Nguồn: wikipedia.orgVề lý thuyết, B-21 sẽ có khả năng bất ngờ xâm nhập lãnh thổ đối phương, tấn công bằng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân rồi rút lui, trước khi đối phương kịp nhận ra sự xuất hiện của nó.B-21 sử dụng bốn động cơ Pratt & Whitney PW9000, có sải cánh 35-40m, trọng lượng cất cánh 100 tấn, tốc độ bay cận âm; nhỏ hơn B-2 Spirit, nhưng vẫn giữ được khả năng về tải trọng gần tương đương.Theo kế hoạch, B-21 sẽ được thử nghiệm bay lần đầu vào tháng 12/2021, tại căn cứ không quân Ellsworth; dự kiến đưa vào biên chế năm 2025. B-21 sẽ dần thay thế các máy bay ném bom B-1 Lancer (dự kiến loại biên vào năm 2036), B-2 Spirit (dự kiến loại biên vào năm 2032), và B-52 (dự kiến loại biên vào năm 2040). Ảnh: B-21 Raider "ở trong" căn cứ không quân Ellsworth; Nguồn USAF.Vào ngày 25/6 tạp chí National Interest, dẫn lời Phó Trợ lý phụ trách Quốc phòng về An ninh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, David Hervey cho biết, Mỹ đã xây dựng kế hoạch, triển khai máy bay B-21 cùng với các thiết bị giám sát, tàu ngầm tại khu vực này.Theo một tài liệu từ Lầu năm góc, Helvi nói với các phóng viên vào ngày 18/6: "Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu vượt trội so với những đối thủ, bằng những loại vũ khí hiện đại nhất, như tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-21 Raide và máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon".Các phương tiện truyền thông Mỹ nói rằng, ý kiến phát biểu của Helvy về chiến lược triển khai máy bay ném bom B-21 và các vũ khí tiên tiến khác, cho thấy chính sách của Mỹ sẵn sàng đè bẹp những đối thủ, có ý định phá hoại, hoặc đe dọa lợi ích của Mỹ.Những thông tin cũng cho rằng, sau khi đưa vào biên chế, Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-21 để thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Thái Bình Dương; nhiệm vụ này hiện đang được thực hiện bởi máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-52. Kế hoạch này sẽ gây lo ngại cho các đối thủ của Mỹ.Hiện nay các đặc tính kỹ thuật của máy bay B-21 vẫn trong vòng bí mật; tuy nhiên có thể hiểu sơ bộ B-21 sử dụng một thế hệ công nghệ tàng hình mới, có thể tiến công "bất kỳ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu trên thế giới", dù mục tiêu đó được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.B-21 sử dụng cơ cấu khí động học cánh bay, tương tự như B-2 Spirit; B-21 không sử dụng cánh đuôi đứng, do vậy giảm tối đa tín hiệu phản xạ tín hiệu radar từ hai bên cũng như ở phía trước và phía sau; do đó từ mọi góc độ, rất khó phát hiện.Khác với B-2 được tạo ra trong Chiến tranh Lạnh chỉ làm nhiệm vụ máy bay ném bom chiến lược, B-21 có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ chiến đấu - tấn công các cơ sở phòng không và oanh tạc các mục tiêu khác. B-21 có thể được điều chỉnh cho các nhiệm vụ khác như tác chiến điện tử, biến B-21 trở thành máy bay ném bom chiến lược đa năng đầu tiên trên thế giới.Mặc dù B-21 chưa bay thử nghiệm, nhưng với kế hoạch bố trí đầu tiên tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Mỹ tới khu vực này, đặc biệt là hành động của Trung Quốc gần đây như quân sự hóa khu vực Biển Đông và Hoa Đông, gây xung đột với Ấn Độ làm Mỹ lo ngại. Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN
B-21 Raider là máy bay ném bom tàng hình chiến lược hạng nặng liên lục địa, đang được Tập đoàn Northrop Grumman phát triển cho Không quân Mỹ theo chương trình Máy bay ném bom tấn công tầm xa, B-21 có thể mang vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Ảnh: B-21 sẽ là xương sống Không quân chiến lược Mỹ tương lai; Nguồn: wikipedia.org
Về lý thuyết, B-21 sẽ có khả năng bất ngờ xâm nhập lãnh thổ đối phương, tấn công bằng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân rồi rút lui, trước khi đối phương kịp nhận ra sự xuất hiện của nó.
B-21 sử dụng bốn động cơ Pratt & Whitney PW9000, có sải cánh 35-40m, trọng lượng cất cánh 100 tấn, tốc độ bay cận âm; nhỏ hơn B-2 Spirit, nhưng vẫn giữ được khả năng về tải trọng gần tương đương.
Theo kế hoạch, B-21 sẽ được thử nghiệm bay lần đầu vào tháng 12/2021, tại căn cứ không quân Ellsworth; dự kiến đưa vào biên chế năm 2025. B-21 sẽ dần thay thế các máy bay ném bom B-1 Lancer (dự kiến loại biên vào năm 2036), B-2 Spirit (dự kiến loại biên vào năm 2032), và B-52 (dự kiến loại biên vào năm 2040). Ảnh: B-21 Raider "ở trong" căn cứ không quân Ellsworth; Nguồn USAF.
Vào ngày 25/6 tạp chí National Interest, dẫn lời Phó Trợ lý phụ trách Quốc phòng về An ninh tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, David Hervey cho biết, Mỹ đã xây dựng kế hoạch, triển khai máy bay B-21 cùng với các thiết bị giám sát, tàu ngầm tại khu vực này.
Theo một tài liệu từ Lầu năm góc, Helvi nói với các phóng viên vào ngày 18/6: "Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu vượt trội so với những đối thủ, bằng những loại vũ khí hiện đại nhất, như tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-21 Raide và máy bay tuần thám biển P-8 Poseidon".
Các phương tiện truyền thông Mỹ nói rằng, ý kiến phát biểu của Helvy về chiến lược triển khai máy bay ném bom B-21 và các vũ khí tiên tiến khác, cho thấy chính sách của Mỹ sẵn sàng đè bẹp những đối thủ, có ý định phá hoại, hoặc đe dọa lợi ích của Mỹ.
Những thông tin cũng cho rằng, sau khi đưa vào biên chế, Mỹ sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-21 để thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Thái Bình Dương; nhiệm vụ này hiện đang được thực hiện bởi máy bay ném bom chiến lược B-1 và B-52. Kế hoạch này sẽ gây lo ngại cho các đối thủ của Mỹ.
Hiện nay các đặc tính kỹ thuật của máy bay B-21 vẫn trong vòng bí mật; tuy nhiên có thể hiểu sơ bộ B-21 sử dụng một thế hệ công nghệ tàng hình mới, có thể tiến công "bất kỳ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu trên thế giới", dù mục tiêu đó được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.
B-21 sử dụng cơ cấu khí động học cánh bay, tương tự như B-2 Spirit; B-21 không sử dụng cánh đuôi đứng, do vậy giảm tối đa tín hiệu phản xạ tín hiệu radar từ hai bên cũng như ở phía trước và phía sau; do đó từ mọi góc độ, rất khó phát hiện.
Khác với B-2 được tạo ra trong Chiến tranh Lạnh chỉ làm nhiệm vụ máy bay ném bom chiến lược, B-21 có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ chiến đấu - tấn công các cơ sở phòng không và oanh tạc các mục tiêu khác. B-21 có thể được điều chỉnh cho các nhiệm vụ khác như tác chiến điện tử, biến B-21 trở thành máy bay ném bom chiến lược đa năng đầu tiên trên thế giới.
Mặc dù B-21 chưa bay thử nghiệm, nhưng với kế hoạch bố trí đầu tiên tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Mỹ tới khu vực này, đặc biệt là hành động của Trung Quốc gần đây như quân sự hóa khu vực Biển Đông và Hoa Đông, gây xung đột với Ấn Độ làm Mỹ lo ngại.
Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN