Tổng cộng không quân Mỹ sở hữu 207 máy bay ném bom chiến lược B-52 ở khu vực Đông Nam Á, tất cả các máy bay ném bom này đều được Mỹ huy động vào trận đánh "vớt vát danh dự" để người Mỹ có chút cơ hội rút khỏi Việt Nam trong thế ngẩng cao đầu.Các máy bay ném bom được đặt tại hai sân bay là U-Tapao của Thái Lan và Andersen ở đảo Guam với số lượng lần lượt là 54 chiếc và 153 chiếc.Toàn bộ các máy bay B-52 ở U-Tapao, Thái Lan đều là loại B-52D, các máy bay B-52 Mỹ đặt ở Guam có 55 chiếc phiên bản B-52D và 98 chiếc phiên bản U-52G.Tổng quân số 207 chiếc máy bay ném bom B-52 được Mỹ huy động vào trận đánh này chiếm tới 1/2 số lượng máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên vào năm 1972, các dây chuyền sản xuất máy bay ném bom B-52 của Mỹ đều đã bị dừng hoạt động và Không quân Mỹ hiểu, nếu một chiếc B-52 bị rơi, sẽ không "đào" đâu ra chiếc khác để bổ sung vào lực lượng.Ngoài các máy bay ném bom chiến thuật cũng được huy động. Tổng cộng có tới 2000 máy bay ném bom chiến thuật được Mỹ huy động vào cuộc chiến.Các loại máy bay chiến thuật được Mỹ huy động bao gồm F-4 Phantom II, F-105, máy bay A-7, máy bay tác chiến điện tử EA-68 và hai trực thăng EC-121H.Theo kế hoạch, các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẽ bay từ U-Tapao và Guam, các máy bay từ Guam sẽ gặp các máy bay tiếp liệu xuất phát từ Nhật Bản ở phía bắc Philippines để nạp nhiên liệu trên không, quá trình nạp nhiên liệu sẽ kết thúc trên không phận biển Đông, ngoài khơi Quy Nhơn.Tại đây, sau khi các máy bay B-52 tiêp liệu xong, chúng sẽ được dàn máy bay chiến thuật bay từ sân bay Quy Nhơn ra hộ tống. Các máy bay đi từ sân bay U-Tapao sẽ gặp đoàn hộ tống ở không phận phía Bắc Lào.Sau khi hội quân, các tốp máy bay sẽ bay vào Hà Nội từ hai hướng. Một là từ Lào sang theo hướng bay Tây Nam đến Đông Bắc; một là từ ngoài biển vào với hướng Đông Nam đến Tây Bắc, đích đến là không phận Hà Nội, nơi chúng thả bom rồi quay ngược trở về.Trong khi các máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội thực hiện nhiệm vụ thả bom, các máy bay chiến thuật sẽ tách làm đôi, một đội hộ tống máy bay B-52, đội còn lại chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm khoá một không phận trọng yếu quanh Hà Nội để tránh các máy bay MiG-21 của ta tấn công vào đội hình ném bom chính.Ở ngoài biển cách vùng biển Hải Phòng khoảng 60 km, ba máy bay trinh sát điện tử EA-68 của Không quân Mỹ hoạt động quần thảo liên tục ở độ cao 7000 mét để làm trung tâm truyển tiếp thông tin liên lạc.Trong khi đó ở khu vực ngoài khơi cách vùng biển Nam Định khoảng 40 km, một đội hai máy bay radar tầm xa EC-121H hoạt động liên tục ở độ cao 8000 mét nhằm chỉ điểm hướng bay cho các toán máy bay Mỹ. Ngoài ra, còn một loạt các trực thăng vận tải hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, sẵn sàng vớt bất cứ phi công Mỹ này nhảy dù ra biển nếu bị bắn rơi.
Tổng cộng không quân Mỹ sở hữu 207 máy bay ném bom chiến lược B-52 ở khu vực Đông Nam Á, tất cả các máy bay ném bom này đều được Mỹ huy động vào trận đánh "vớt vát danh dự" để người Mỹ có chút cơ hội rút khỏi Việt Nam trong thế ngẩng cao đầu.
Các máy bay ném bom được đặt tại hai sân bay là U-Tapao của Thái Lan và Andersen ở đảo Guam với số lượng lần lượt là 54 chiếc và 153 chiếc.
Toàn bộ các máy bay B-52 ở U-Tapao, Thái Lan đều là loại B-52D, các máy bay B-52 Mỹ đặt ở Guam có 55 chiếc phiên bản B-52D và 98 chiếc phiên bản U-52G.
Tổng quân số 207 chiếc máy bay ném bom B-52 được Mỹ huy động vào trận đánh này chiếm tới 1/2 số lượng máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên vào năm 1972, các dây chuyền sản xuất máy bay ném bom B-52 của Mỹ đều đã bị dừng hoạt động và Không quân Mỹ hiểu, nếu một chiếc B-52 bị rơi, sẽ không "đào" đâu ra chiếc khác để bổ sung vào lực lượng.
Ngoài các máy bay ném bom chiến thuật cũng được huy động. Tổng cộng có tới 2000 máy bay ném bom chiến thuật được Mỹ huy động vào cuộc chiến.
Các loại máy bay chiến thuật được Mỹ huy động bao gồm F-4 Phantom II, F-105, máy bay A-7, máy bay tác chiến điện tử EA-68 và hai trực thăng EC-121H.
Theo kế hoạch, các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ sẽ bay từ U-Tapao và Guam, các máy bay từ Guam sẽ gặp các máy bay tiếp liệu xuất phát từ Nhật Bản ở phía bắc Philippines để nạp nhiên liệu trên không, quá trình nạp nhiên liệu sẽ kết thúc trên không phận biển Đông, ngoài khơi Quy Nhơn.
Tại đây, sau khi các máy bay B-52 tiêp liệu xong, chúng sẽ được dàn máy bay chiến thuật bay từ sân bay Quy Nhơn ra hộ tống. Các máy bay đi từ sân bay U-Tapao sẽ gặp đoàn hộ tống ở không phận phía Bắc Lào.
Sau khi hội quân, các tốp máy bay sẽ bay vào Hà Nội từ hai hướng. Một là từ Lào sang theo hướng bay Tây Nam đến Đông Bắc; một là từ ngoài biển vào với hướng Đông Nam đến Tây Bắc, đích đến là không phận Hà Nội, nơi chúng thả bom rồi quay ngược trở về.
Trong khi các máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội thực hiện nhiệm vụ thả bom, các máy bay chiến thuật sẽ tách làm đôi, một đội hộ tống máy bay B-52, đội còn lại chia làm 8 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm khoá một không phận trọng yếu quanh Hà Nội để tránh các máy bay MiG-21 của ta tấn công vào đội hình ném bom chính.
Ở ngoài biển cách vùng biển Hải Phòng khoảng 60 km, ba máy bay trinh sát điện tử EA-68 của Không quân Mỹ hoạt động quần thảo liên tục ở độ cao 7000 mét để làm trung tâm truyển tiếp thông tin liên lạc.
Trong khi đó ở khu vực ngoài khơi cách vùng biển Nam Định khoảng 40 km, một đội hai máy bay radar tầm xa EC-121H hoạt động liên tục ở độ cao 8000 mét nhằm chỉ điểm hướng bay cho các toán máy bay Mỹ. Ngoài ra, còn một loạt các trực thăng vận tải hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, sẵn sàng vớt bất cứ phi công Mỹ này nhảy dù ra biển nếu bị bắn rơi.