Washington đã thông báo cho Đài Bắc về quyết định cấp giấy phép xuất khẩu thiết bị định vị thủy âm (sonar) kỹ thuật số. Đây là một trong hai hệ thống tối quan trọng với dự án tàu ngầm do đảo Đài Loan tự phát triển, bên cạnh tổ hợp chiến đấu tích hợp.Đài Loan cuối tháng trước khởi đóng tàu ngầm đầu tiên, dự kiến biên chế năm 2024 để thay thế dần lực lượng tàu ngầm vốn đã rất lạc hậu.Washington hồi năm 2001 từng phê chuẩn đề xuất cung cấp 8 tàu ngầm diesel - điện cho Đài Bắc, nhưng thỏa thuận này không thành dưới sức ép của Bắc Kinh.Tuy vậy từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt hàng loạt hợp đồng bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan bao gồm tên lửa, xe tăng, máy bay và các chủng loại vũ khí khác với tổng giá trị tới 18 tỷ USD.Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2018 cũng thông qua giấy phép cần thiết để các tập đoàn quốc phòng nước này bán công nghệ hỗ trợ dự án tàu ngầm của Đài Loan.Đảo Đài Loan dự định chế tạo 8 tàu ngầm tự thiết kế, chiếc đầu tiên dự kiến được biên chế vào cuối năm 2024.Chương trình tàu ngầm của Đài Loan được khởi động dưới thời chính quyền Thái Anh Văn, được coi là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ của Đài Bắc và quảng bá cho nền công nghiệp quốc phòng.Đài Loan hiện sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó hai chiếc lớp Hai Shih được chế tạo tại Mỹ từ Thế chiến II và là những tàu ngầm cao tuổi nhất còn trong biên chế trên thế giới.Hai tàu ngầm còn lại thuộc lớp Chien Lung do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986 và khó lòng so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc đại lục.Vì thế hòn đảo này đang đẩy mạnh tăng cường chế tạo các loại tàu ngầm nội địa để bổ sung vào biên chế.Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.Lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan hồi đầu tháng 10 cho biết Bắc Kinh hơn 2.700 lần điều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát hòn đảo trong 9 tháng qua.Lực lượng phòng vệ Đài Loan chi khoảng 886,49 triệu USD cho 2.972 lần điều máy bay xuất kích ứng phó với các máy bay quân sự và 18,63 triệu USD điều tàu giám sát tàu chiến của Bắc Kinh gần hòn đảo.Giới quan sát nhận định, việc Mỹ tiếp tục bán các loại thiết bị vũ khí cho đảo Đài Loan sẽ vấp phải sự phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Không rõ liệu Bắc Kinh sẽ có những phản ứng cụ thể gì để phản đối các hành động mới đây của Mỹ về bán vũ khí cho Đài Loan.
Washington đã thông báo cho Đài Bắc về quyết định cấp giấy phép xuất khẩu thiết bị định vị thủy âm (sonar) kỹ thuật số. Đây là một trong hai hệ thống tối quan trọng với dự án tàu ngầm do đảo Đài Loan tự phát triển, bên cạnh tổ hợp chiến đấu tích hợp.
Đài Loan cuối tháng trước khởi đóng tàu ngầm đầu tiên, dự kiến biên chế năm 2024 để thay thế dần lực lượng tàu ngầm vốn đã rất lạc hậu.
Washington hồi năm 2001 từng phê chuẩn đề xuất cung cấp 8 tàu ngầm diesel - điện cho Đài Bắc, nhưng thỏa thuận này không thành dưới sức ép của Bắc Kinh.
Tuy vậy từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt hàng loạt hợp đồng bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan bao gồm tên lửa, xe tăng, máy bay và các chủng loại vũ khí khác với tổng giá trị tới 18 tỷ USD.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2018 cũng thông qua giấy phép cần thiết để các tập đoàn quốc phòng nước này bán công nghệ hỗ trợ dự án tàu ngầm của Đài Loan.
Đảo Đài Loan dự định chế tạo 8 tàu ngầm tự thiết kế, chiếc đầu tiên dự kiến được biên chế vào cuối năm 2024.
Chương trình tàu ngầm của Đài Loan được khởi động dưới thời chính quyền Thái Anh Văn, được coi là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ của Đài Bắc và quảng bá cho nền công nghiệp quốc phòng.
Đài Loan hiện sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó hai chiếc lớp Hai Shih được chế tạo tại Mỹ từ Thế chiến II và là những tàu ngầm cao tuổi nhất còn trong biên chế trên thế giới.
Hai tàu ngầm còn lại thuộc lớp Chien Lung do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986 và khó lòng so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc đại lục.
Vì thế hòn đảo này đang đẩy mạnh tăng cường chế tạo các loại tàu ngầm nội địa để bổ sung vào biên chế.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan hồi đầu tháng 10 cho biết Bắc Kinh hơn 2.700 lần điều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát hòn đảo trong 9 tháng qua.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan chi khoảng 886,49 triệu USD cho 2.972 lần điều máy bay xuất kích ứng phó với các máy bay quân sự và 18,63 triệu USD điều tàu giám sát tàu chiến của Bắc Kinh gần hòn đảo.
Giới quan sát nhận định, việc Mỹ tiếp tục bán các loại thiết bị vũ khí cho đảo Đài Loan sẽ vấp phải sự phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Không rõ liệu Bắc Kinh sẽ có những phản ứng cụ thể gì để phản đối các hành động mới đây của Mỹ về bán vũ khí cho Đài Loan.