Không quân Mỹ đã triển khai máy bay tấn công A-10 Thunderbolt II đến Đông Nam Á để tham gia các cuộc tập trận chung với Không quân Philippines. Sự kiện này nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quốc phòng lâu dài giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông. Ảnh: Wikipedia.Những chiếc A-10 Thunderbolt tham gia cuộc tập trận với Không quân Philippines thuộc Phi đội tiêm kích số 25, có trụ sở tại Hàn Quốc. Những chiếc máy bay này đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Clark vào ngày 6/12 và sẽ ở lại Philippines cho đến ngày 15/12. Ảnh: Army Recognition.Hoạt động huấn luyện chung này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Ảnh PACOM.Trước đó, Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines được ký kết năm 1951 đã quy định cả hai quốc gia sẽ hỗ trợ nhau trước bất kỳ cuộc tấn công nào vào tàu thuyền, máy bay và lực lượng vũ trang của họ ở khu vực Thái Bình Dương. Ảnh: Newsweek.Mối quan hệ này được củng cố thêm thông qua thỏa thuận căn cứ quân sự năm 1947, cho phép Mỹ duy trì các cơ sở chiến lược như Căn cứ Không quân Clark, phía bắc Manila và Căn cứ Hải quân Vịnh Subic, trên bờ biển phía tây đảo Luzon. Ảnh: Wikipedia.Mặc dù Mỹ đã phải rút khỏi các căn cứ này vào năm 1991 sau cuộc bỏ phiếu của Thượng viện Philippines, nhưng sự hợp tác giữa hai nước đã được nối lại với Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA), được ký kết vào năm 2014. Thỏa thuận này cho phép lực lượng Mỹ có quyền tiếp cận một số căn cứ quan trọng của Philippines.Các căn cứ này đều đóng vai trò chiến lược trong các cuộc tập trận chung, nhằm mục đích tăng cường khả năng tương tác và giải quyết các thách thức an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.Theo các quan chức Mỹ, các cuộc tập trận này nhằm mục đích tăng cường khả năng tương tác và đảm bảo sự chuẩn bị cho các thách thức mới nổi trong khu vực. Sự xuất hiện của A-10 và cuộc tập trận không quân trên Biển Philippines là trọng tâm trong chiến lược của Washington nhằm duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.Máy bay tấn công A-10 Thunderbolt, có biệt danh là "Warthog", là một máy bay tấn công nổi tiếng với thiết kế chắc chắn và có khả năng hỗ trợ trên không tầm gần rất hiệu quả. Được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt General Electric TF34-GE-100, máy bay đạt tốc độ tối đa 833 km/h và có phạm vi chiến đấu là 460 km.A-10 được bọc thép dày để chống lại hỏa lực mặt đất và tăng khả năng sống sót trong chiến đấu. Vũ khí chính của máy bay là pháo quay GAU-8/A Avenger 30mm, có khả năng bắn 3.900 viên đạn mỗi phút, được tối ưu hóa để tiêu diệt xe bọc thép.Ngoài ra, A-10 có thể mang tới 7.260 kg vũ khí hỗn hợp, bao gồm tên lửa, bom và rocket, trên 11 giá treo vũ khí. Khả năng hoạt động ở độ cao thấp và được trang bị hoả lực mạnh, khiến chiếc máy bay này trở thành nỗi khiếp sợ của các lực lượng thù địch.A-10 Thunderbolt lần đầu tiên tham chiến trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, nó đã phá hủy hàng trăm xe tăng của Iraq. Chiếc máy bay này cũng đã chứng minh được hiệu quả trong các cuộc xung đột như ở Afghanistan và gần đây hơn là ở Syria, nơi nó được triển khai chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Không quân Mỹ đã triển khai máy bay tấn công A-10 Thunderbolt II đến Đông Nam Á để tham gia các cuộc tập trận chung với Không quân Philippines. Sự kiện này nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quốc phòng lâu dài giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông. Ảnh: Wikipedia.
Những chiếc A-10 Thunderbolt tham gia cuộc tập trận với Không quân Philippines thuộc Phi đội tiêm kích số 25, có trụ sở tại Hàn Quốc. Những chiếc máy bay này đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Clark vào ngày 6/12 và sẽ ở lại Philippines cho đến ngày 15/12. Ảnh: Army Recognition.
Hoạt động huấn luyện chung này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Ảnh PACOM.
Trước đó, Hiệp ước Phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines được ký kết năm 1951 đã quy định cả hai quốc gia sẽ hỗ trợ nhau trước bất kỳ cuộc tấn công nào vào tàu thuyền, máy bay và lực lượng vũ trang của họ ở khu vực Thái Bình Dương. Ảnh: Newsweek.
Mối quan hệ này được củng cố thêm thông qua thỏa thuận căn cứ quân sự năm 1947, cho phép Mỹ duy trì các cơ sở chiến lược như Căn cứ Không quân Clark, phía bắc Manila và Căn cứ Hải quân Vịnh Subic, trên bờ biển phía tây đảo Luzon. Ảnh: Wikipedia.
Mặc dù Mỹ đã phải rút khỏi các căn cứ này vào năm 1991 sau cuộc bỏ phiếu của Thượng viện Philippines, nhưng sự hợp tác giữa hai nước đã được nối lại với Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA), được ký kết vào năm 2014. Thỏa thuận này cho phép lực lượng Mỹ có quyền tiếp cận một số căn cứ quan trọng của Philippines.
Các căn cứ này đều đóng vai trò chiến lược trong các cuộc tập trận chung, nhằm mục đích tăng cường khả năng tương tác và giải quyết các thách thức an ninh, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Theo các quan chức Mỹ, các cuộc tập trận này nhằm mục đích tăng cường khả năng tương tác và đảm bảo sự chuẩn bị cho các thách thức mới nổi trong khu vực. Sự xuất hiện của A-10 và cuộc tập trận không quân trên Biển Philippines là trọng tâm trong chiến lược của Washington nhằm duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Máy bay tấn công A-10 Thunderbolt, có biệt danh là "Warthog", là một máy bay tấn công nổi tiếng với thiết kế chắc chắn và có khả năng hỗ trợ trên không tầm gần rất hiệu quả. Được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt General Electric TF34-GE-100, máy bay đạt tốc độ tối đa 833 km/h và có phạm vi chiến đấu là 460 km.
A-10 được bọc thép dày để chống lại hỏa lực mặt đất và tăng khả năng sống sót trong chiến đấu. Vũ khí chính của máy bay là pháo quay GAU-8/A Avenger 30mm, có khả năng bắn 3.900 viên đạn mỗi phút, được tối ưu hóa để tiêu diệt xe bọc thép.
Ngoài ra, A-10 có thể mang tới 7.260 kg vũ khí hỗn hợp, bao gồm tên lửa, bom và rocket, trên 11 giá treo vũ khí. Khả năng hoạt động ở độ cao thấp và được trang bị hoả lực mạnh, khiến chiếc máy bay này trở thành nỗi khiếp sợ của các lực lượng thù địch.
A-10 Thunderbolt lần đầu tiên tham chiến trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, nó đã phá hủy hàng trăm xe tăng của Iraq. Chiếc máy bay này cũng đã chứng minh được hiệu quả trong các cuộc xung đột như ở Afghanistan và gần đây hơn là ở Syria, nơi nó được triển khai chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.