Hôm 24/5/2017, Lữ đoàn pháo binh 490 đã kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống đơn vị và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn pháo binh 490 được thành lập ngày 24/5/1982 theo Quyết định số 709/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng trên cơ sở tiếp nhận các khí tài tên lửa mặt đất loại 9K72 Elbrus (Scud-B) của Liên xô. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamLữ đoàn pháo binh 490 (24/5/1982-24/5/2017) là đơn vị tên lửa chiến lược đầu tiên của quân đội ta được trang bị tổ hợp tên lửa có tầm bắn xa, uy lực lớn và hiện đại của pháo binh Việt nam. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTheo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Hiện nay, đơn vị trực tiếp vận hành tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud trong QĐND Việt Nam là “Đoàn pháo binh B90” – được thành lập vào ngày 24/5/1982. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTrong 35 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 490 luôn nâng cao tinh thần huấn luyện sát với thực tế nhiệm vụ được giao, luôn chú trọng bồi dưỡng các lớp cán bộ chiến sĩ. Bên cạnh đó, đơn vị còn tự thực hiện việc bảo dưỡng, cải tiến tăng hạn tên lửa Scud. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamNhờ sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 490 cùng sự phối hợp của các cấp Bộ Quốc phòng, đến nay các tên lửa đạn đạo Scud dẫu cho đã vượt qua thời hạn sử dụng của nhà sản xuất nhưng vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu tốt, hệ số kỹ thuật đảm bảo tác chiến tốt. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTheo Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng), những năm qua Viện đã chủ trì tiếp thu công nghệ kiểm tra sửa chữa tăng hạn tổ hợp tên lửa, tham gia biên soạn qui trình công nghệ và chế tạo thiết bị”. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTổ hợp tên lửa mặt đất chiến thuật-chiến dịch 9K72 Elbrus (NATO định danh Scud-B) gồm 2 thành phần chính: xe phóng 9P117M và tên lửa 8K14. Trong ảnh, dấu đỏ là bệ phóng 9N117 có chức năng đỡ giữ đạn thẳng đứng và hướng đạn theo phương vị mục tiêu trong tư thế chuẩn bị phóng. Khung kim loại của bệ phóng cũng là bộ phận dùng để gá các cáp phóng, đường ống dẫn và các thiết bị phục vụ phóng đạn của xe phóng khi hành quân hay triển khai chiến đấu. Bệ phóng bao gồm các thành phần chính: khung bệ; tấm chắn luồng; đáy bệ, trục xoay bệ và máy xoay bệ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamXe phóng 9P117M được thiết kế cho việc chuyên chở đạn trực chiến đấu, phục vụ công tác chuẩn bị phóng và phóng đạn. Ngoài ra, nó còn có thêm một số chức năng khác, ví dụ như: Kiểm tra tình trạng đạn và các thiết bị phục vụ công tác phóng đạn; Cấp nhiên liệu và khí nén cho đạn; Thu hồi đạn từ trạng thái chiến đấu khi không phóng đạn hoặc đạn hỏng. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamĐạn tên lửa đang được khung nâng đạn đưa lên vị trí thẳng đứng sẵn sàng phóng - khung nâng này được thiết kế cho nhiệm vụ đỡ giữ đạn trong tư thế hành quân và nâng dựng đạn đứng thẳng trên bệ phóng trong tư thế chiến đấu. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamĐạn tên lửa Scud (hay còn gọi là R-17E hoặc 8K14), có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02) cho tầm bắn 280-300km (phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam). Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamHệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m). Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTên lửa đạn đạo Scud thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Nguồn ảnh: Wiki
Hôm 24/5/2017, Lữ đoàn pháo binh 490 đã kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống đơn vị và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn pháo binh 490 được thành lập ngày 24/5/1982 theo Quyết định số 709/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng trên cơ sở tiếp nhận các khí tài tên lửa mặt đất loại 9K72 Elbrus (Scud-B) của Liên xô. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Lữ đoàn pháo binh 490 (24/5/1982-24/5/2017) là đơn vị tên lửa chiến lược đầu tiên của quân đội ta được trang bị tổ hợp tên lửa có tầm bắn xa, uy lực lớn và hiện đại của pháo binh Việt nam. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn. Hiện nay, đơn vị trực tiếp vận hành tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud trong QĐND Việt Nam là “Đoàn pháo binh B90” – được thành lập vào ngày 24/5/1982. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Trong 35 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 490 luôn nâng cao tinh thần huấn luyện sát với thực tế nhiệm vụ được giao, luôn chú trọng bồi dưỡng các lớp cán bộ chiến sĩ. Bên cạnh đó, đơn vị còn tự thực hiện việc bảo dưỡng, cải tiến tăng hạn tên lửa Scud. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Nhờ sự cố gắng hết mình của tập thể cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn 490 cùng sự phối hợp của các cấp Bộ Quốc phòng, đến nay các tên lửa đạn đạo Scud dẫu cho đã vượt qua thời hạn sử dụng của nhà sản xuất nhưng vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu tốt, hệ số kỹ thuật đảm bảo tác chiến tốt. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Theo Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng), những năm qua Viện đã chủ trì tiếp thu công nghệ kiểm tra sửa chữa tăng hạn tổ hợp tên lửa, tham gia biên soạn qui trình công nghệ và chế tạo thiết bị”. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Tổ hợp tên lửa mặt đất chiến thuật-chiến dịch 9K72 Elbrus (NATO định danh Scud-B) gồm 2 thành phần chính: xe phóng 9P117M và tên lửa 8K14. Trong ảnh, dấu đỏ là bệ phóng 9N117 có chức năng đỡ giữ đạn thẳng đứng và hướng đạn theo phương vị mục tiêu trong tư thế chuẩn bị phóng. Khung kim loại của bệ phóng cũng là bộ phận dùng để gá các cáp phóng, đường ống dẫn và các thiết bị phục vụ phóng đạn của xe phóng khi hành quân hay triển khai chiến đấu. Bệ phóng bao gồm các thành phần chính: khung bệ; tấm chắn luồng; đáy bệ, trục xoay bệ và máy xoay bệ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Xe phóng 9P117M được thiết kế cho việc chuyên chở đạn trực chiến đấu, phục vụ công tác chuẩn bị phóng và phóng đạn. Ngoài ra, nó còn có thêm một số chức năng khác, ví dụ như: Kiểm tra tình trạng đạn và các thiết bị phục vụ công tác phóng đạn; Cấp nhiên liệu và khí nén cho đạn; Thu hồi đạn từ trạng thái chiến đấu khi không phóng đạn hoặc đạn hỏng. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Đạn tên lửa đang được khung nâng đạn đưa lên vị trí thẳng đứng sẵn sàng phóng - khung nâng này được thiết kế cho nhiệm vụ đỡ giữ đạn trong tư thế hành quân và nâng dựng đạn đứng thẳng trên bệ phóng trong tư thế chiến đấu. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Đạn tên lửa Scud (hay còn gọi là R-17E hoặc 8K14), có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02) cho tầm bắn 280-300km (phiên bản xuất khẩu cho Việt Nam). Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m). Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Tên lửa đạn đạo Scud thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Nguồn ảnh: Wiki