Trong cuộc tập tổng hợp trong trung tuần tháng 5 vừa qua trên đảo Đài Loan, Không quân Đài Loan đã tổ chức cho các phi đội tiêm kích của lực lượng cất hạ cánh trên đường cao tốc như một cách rèn luyện các phi công Đài Loan một kỹ năng cần thiết nhất trong thời chiến. Nguồn ảnh: Sina.Theo đó trong tình huống diễn ra xung đột trên diện rộng các căn cứ không quân sẽ là mục tiêu bị đánh phá đầu tiên, do đó các phi công Đài Loan cần học được kỹ năng cất hạ cánh trên đường cao tốc hay đường quốc lộ khi chúng được trưng dụng làm sân bay dã chiến. Trong ảnh là tiêm kích F-16V - máy bay chiến đấu hiện đại nhất Không quân Đài Loan. Nguồn ảnh: Sina.Với hệ thống đường cao tốc trải dài hàng nghìn km, Không quân Đài Loan sẽ có thể triển khai hàng chục sân bay dã chiến ngay trên đường cao tốc khi cần. Nguồn ảnh: Sina.Chiến đấu cơ F-CK-1 do Đài Loan tự phát triển hạ cánh xuống đường cao tốc trong cuộc tập trận vào trung tuần tháng 5. Nguồn ảnh: Sina.Khác với các sân bay cố định, hệ thống đường cao tốc có khả năng kết nối rất tốt, các cơ sở hậu cần mặt đất của lực lượng không quân có thể nhanh chóng rời đoạn đường này di chuyển ngay sang đoạn đường khác sau khi cất cánh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.Điều này khiến cho việc đánh trúng và tiêu diệt hoàn toàn các sân bay dã chiến là một điều cực kỳ khó khăn. Việc phá huỷ hoàn toàn hệ thống đường cao tốc của một quốc gia thậm chí còn khó khăn hơn nữa nếu không muốn nói là bất khả thi. Nguồn ảnh: Sina.Gần như mọi quốc gia trên thế giới đều đầu tư hệ thống đường cao tốc với mục đích phụ để đảm bảo an ninh quốc phòng khi xảy ra chiến tranh. Đặc điểm của những đường cao tốc được xây dựng để chuẩn bị cho việc làm sân bay dã chiến đó là khổ đường rộng, thoáng, không vướng núi, hai bên đường không trồng cây lớn, hệ thống đèn đường được bắt vít đơn giản, khi cần sẽ có thể tháo vít hạ đèn đường để biến thành đường băng. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi sân bay dã chiến như thế này có thể có chiều dài từ 1000 cho tới 3000 mét - bằng với chiều dài đường băng của một sân bay tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn về mặt đường của đằng băng sân bay với đường cao tốc về cơ bản cũng khá tương đồng. Nguồn ảnh: Sina.Không quân nhiều quốc gia trên thế giới cũng thường xuyên diễn tập hạ cánh trên đường cao tốc, không chỉ để chuẩn bị cho tình huống xảy ra chiến tranh mà trong trường hợp phi cơ bị sự cố, phi công cũng có thể đáp xuống bất cứ đâu mà không nhất thiết phải quay về sân bay. Nguồn ảnh: Sina.Nhiều loại máy bay chỉ cần đường băng dài vài trăm mét để có thể hạ cánh được một cách an toàn. Nguồn ảnh: Sina.Thậm chí máy bay vận tải cũng có thể hạ cánh được xuống đường cao tốc miễn là kích thước đường và khoảng trống hai bên đủ lớn. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ A-10 của Không quân Mỹ hạ cánh xuống đường cao tốc liên bang.
Trong cuộc tập tổng hợp trong trung tuần tháng 5 vừa qua trên đảo Đài Loan, Không quân Đài Loan đã tổ chức cho các phi đội tiêm kích của lực lượng cất hạ cánh trên đường cao tốc như một cách rèn luyện các phi công Đài Loan một kỹ năng cần thiết nhất trong thời chiến. Nguồn ảnh: Sina.
Theo đó trong tình huống diễn ra xung đột trên diện rộng các căn cứ không quân sẽ là mục tiêu bị đánh phá đầu tiên, do đó các phi công Đài Loan cần học được kỹ năng cất hạ cánh trên đường cao tốc hay đường quốc lộ khi chúng được trưng dụng làm sân bay dã chiến. Trong ảnh là tiêm kích F-16V - máy bay chiến đấu hiện đại nhất Không quân Đài Loan. Nguồn ảnh: Sina.
Với hệ thống đường cao tốc trải dài hàng nghìn km, Không quân Đài Loan sẽ có thể triển khai hàng chục sân bay dã chiến ngay trên đường cao tốc khi cần. Nguồn ảnh: Sina.
Chiến đấu cơ F-CK-1 do Đài Loan tự phát triển hạ cánh xuống đường cao tốc trong cuộc tập trận vào trung tuần tháng 5. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với các sân bay cố định, hệ thống đường cao tốc có khả năng kết nối rất tốt, các cơ sở hậu cần mặt đất của lực lượng không quân có thể nhanh chóng rời đoạn đường này di chuyển ngay sang đoạn đường khác sau khi cất cánh máy bay. Nguồn ảnh: Sina.
Điều này khiến cho việc đánh trúng và tiêu diệt hoàn toàn các sân bay dã chiến là một điều cực kỳ khó khăn. Việc phá huỷ hoàn toàn hệ thống đường cao tốc của một quốc gia thậm chí còn khó khăn hơn nữa nếu không muốn nói là bất khả thi. Nguồn ảnh: Sina.
Gần như mọi quốc gia trên thế giới đều đầu tư hệ thống đường cao tốc với mục đích phụ để đảm bảo an ninh quốc phòng khi xảy ra chiến tranh. Đặc điểm của những đường cao tốc được xây dựng để chuẩn bị cho việc làm sân bay dã chiến đó là khổ đường rộng, thoáng, không vướng núi, hai bên đường không trồng cây lớn, hệ thống đèn đường được bắt vít đơn giản, khi cần sẽ có thể tháo vít hạ đèn đường để biến thành đường băng. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi sân bay dã chiến như thế này có thể có chiều dài từ 1000 cho tới 3000 mét - bằng với chiều dài đường băng của một sân bay tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn về mặt đường của đằng băng sân bay với đường cao tốc về cơ bản cũng khá tương đồng. Nguồn ảnh: Sina.
Không quân nhiều quốc gia trên thế giới cũng thường xuyên diễn tập hạ cánh trên đường cao tốc, không chỉ để chuẩn bị cho tình huống xảy ra chiến tranh mà trong trường hợp phi cơ bị sự cố, phi công cũng có thể đáp xuống bất cứ đâu mà không nhất thiết phải quay về sân bay. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều loại máy bay chỉ cần đường băng dài vài trăm mét để có thể hạ cánh được một cách an toàn. Nguồn ảnh: Sina.
Thậm chí máy bay vận tải cũng có thể hạ cánh được xuống đường cao tốc miễn là kích thước đường và khoảng trống hai bên đủ lớn. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Cường kích cơ A-10 của Không quân Mỹ hạ cánh xuống đường cao tốc liên bang.