Để nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, trong thời gian qua Lữ đoàn tên lửa 679 thuộc binh chủng hải quân đã có nhiều giải pháp cải tiến kỹ thuật đối với các loại tên lửa đặc chủng mà đơn vị được trang bị. Nổi bật nhất trong số đó có P-35B đạn tên lửa đất đối hải của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut. Nguồn ảnh: QPVN.Theo đó để củng cố nâng cao sức mạnh của tổ hợp tên lửa đất đối hải, Lữ đoàn 679 đã tập trung vào quản lý và khai thác tốt các loại vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhất là trong huấn luyện vận hành các loại tên lửa đặc chủng như P-35B, và một trong những nội dụng quan trọng đối với tổ hợp tên lửa này chính là nạp và tái nạp đạn. Nguồn ảnh: QPVN.Nội dung huấn luyện thực hành nạp đạn tên lửa P-35B vào xe bệ phóng của 4K44B Redut đóng vai trò rất quan trọng đối với việc vận hành tác chiến sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp này. Yêu cầu đặt ra cho mỗi trắc thủ vận hành nạp đạn P-35B là phải thao tác nhanh, chính xác, đúng quy trình và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nguồn ảnh: QPVN.Bên cạnh đó thời gian nạp đạn tên lửa vào bệ phóng cũng giữa vai trò đặc biệt, do đó mỗi một trắc thủ không chỉ hiểu rõ làm tốt phần việc của mình mà còn phải nhanh chóng hiệp đồng với cả kíp vận hành nhằm đảm bảo thời gian yêu cầu trong tác chiến. Nguồn ảnh: QPVN.Ngoài ra để tổ hợp tên lửa phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật, thì việc lắp ráp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của đạn tên lửa cần được thực hiện đầu tiên, theo đó toàn bộ các bộ phận cấu thành đạn tên lửa đều sẽ phải trải qua ít nhất 6 bài kiểm tra mới có thể đánh giá được chính xác tình trạng kỹ thuật của tên lửa đó. Nguồn ảnh: QPVN.Hình ảnh bên trong một cabin đặc chủng dành cho kiểm tra tình trạng kỹ thuật tên lửa P-35B thuộc Lữ đoàn 679. Nguồn ảnh: QPVN.Từ trong việc bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện hàng ngày Lữ đoàn tên lửa 679 đã đúc rút kinh nghiệm đưa ra một loạt sáng kiến kỹ thuật để giải quyết những khó khăn mà đơn vị tên lửa này đang vướng phải. Từ đó làm chủ và phát huy hết sức mạnh của tổ hợp tên lửa đất đối hải 4K44B Redut. Nguồn ảnh: QPVN.Trong ảnh là hệ thống radar 4R45 Skala của tổ hợp 4K44B Redut, mỗi tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển này được trang bị ba xe phóng đi kèm một tổ hợp radar dẫn đường. Còn đạn tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên khung gầm đặc chủng BAZ-135MB 8x8. Nguồn ảnh: QPVN.Theo biên chế mỗi xe phóng của 4K44B Redut được biên chế 5 trắc thủ với thời gian triển khai và sẵn sàng chiến đấu là trong 30 phút, trong ảnh là xe phóng di động và hệ thống radar dẫn đường của 4K44B Redut thuộc biên chế Lữ đoàn 679. Nguồn ảnh: QPVN.Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1980 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B. Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm này. Nguồn ảnh: russianarms.ru.Ước tính, trọng lượng mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35B có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m. Phần đầu tên lửa (trong ảnh) được trang bị radar chủ động kích hoạt ở pha cuối tiếp cận mục tiêu. Trong ảnh là một quả đạn P-35B trong giai đoạn đầu sau khi rời bệ phóng. Nguồn ảnh: russianarms.ru.Đạn tên lửa P-35B trang bị hai động cơ với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng rồi tách bỏ khi đạn ở trên không) và động cơ turbojet hành trình. Tầm bắn cực đại lên tới 450-500km đưa nó trở thành loại tên lửa chống hạm bắn xa nhất Việt Nam. Nguồn ảnh: russianarms.ru.Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu với tốc độ siêu âm Mach 1,4. Nguồn ảnh: bastion-opk.Với đầu đạn nặng đến 1 tấn, tên lửa chống hạm P-35B được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu sân bay cỡ lớn trên thế giới, tàu tuần dương, tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn. Hãy thử tưởng tượng, cả một “bầy” P-35B tấn công vào nhóm tàu sân bay thì mức thiệt hại chúng gây ra cho địch lớn tới mức không tưởng. Trong ảnh là bộ đôi tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut và 4K51 Rubezh của Hải quân Nga, và Việt Nam cũng sở hữu bộ đôi này. Nguồn ảnh: livejournal.com.
Để nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, trong thời gian qua Lữ đoàn tên lửa 679 thuộc binh chủng hải quân đã có nhiều giải pháp cải tiến kỹ thuật đối với các loại tên lửa đặc chủng mà đơn vị được trang bị. Nổi bật nhất trong số đó có P-35B đạn tên lửa đất đối hải của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo đó để củng cố nâng cao sức mạnh của tổ hợp tên lửa đất đối hải, Lữ đoàn 679 đã tập trung vào quản lý và khai thác tốt các loại vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhất là trong huấn luyện vận hành các loại tên lửa đặc chủng như P-35B, và một trong những nội dụng quan trọng đối với tổ hợp tên lửa này chính là nạp và tái nạp đạn. Nguồn ảnh: QPVN.
Nội dung huấn luyện thực hành nạp đạn tên lửa P-35B vào xe bệ phóng của 4K44B Redut đóng vai trò rất quan trọng đối với việc vận hành tác chiến sẵn sàng chiến đấu của tổ hợp này. Yêu cầu đặt ra cho mỗi trắc thủ vận hành nạp đạn P-35B là phải thao tác nhanh, chính xác, đúng quy trình và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nguồn ảnh: QPVN.
Bên cạnh đó thời gian nạp đạn tên lửa vào bệ phóng cũng giữa vai trò đặc biệt, do đó mỗi một trắc thủ không chỉ hiểu rõ làm tốt phần việc của mình mà còn phải nhanh chóng hiệp đồng với cả kíp vận hành nhằm đảm bảo thời gian yêu cầu trong tác chiến. Nguồn ảnh: QPVN.
Ngoài ra để tổ hợp tên lửa phát huy tốt tính năng kỹ chiến thuật, thì việc lắp ráp kiểm tra tình trạng kỹ thuật của đạn tên lửa cần được thực hiện đầu tiên, theo đó toàn bộ các bộ phận cấu thành đạn tên lửa đều sẽ phải trải qua ít nhất 6 bài kiểm tra mới có thể đánh giá được chính xác tình trạng kỹ thuật của tên lửa đó. Nguồn ảnh: QPVN.
Hình ảnh bên trong một cabin đặc chủng dành cho kiểm tra tình trạng kỹ thuật tên lửa P-35B thuộc Lữ đoàn 679. Nguồn ảnh: QPVN.
Từ trong việc bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện hàng ngày Lữ đoàn tên lửa 679 đã đúc rút kinh nghiệm đưa ra một loạt sáng kiến kỹ thuật để giải quyết những khó khăn mà đơn vị tên lửa này đang vướng phải. Từ đó làm chủ và phát huy hết sức mạnh của tổ hợp tên lửa đất đối hải 4K44B Redut. Nguồn ảnh: QPVN.
Trong ảnh là hệ thống radar 4R45 Skala của tổ hợp 4K44B Redut, mỗi tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển này được trang bị ba xe phóng đi kèm một tổ hợp radar dẫn đường. Còn đạn tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên khung gầm đặc chủng BAZ-135MB 8x8. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo biên chế mỗi xe phóng của 4K44B Redut được biên chế 5 trắc thủ với thời gian triển khai và sẵn sàng chiến đấu là trong 30 phút, trong ảnh là xe phóng di động và hệ thống radar dẫn đường của 4K44B Redut thuộc biên chế Lữ đoàn 679. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1980 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B. Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm này. Nguồn ảnh: russianarms.ru.
Ước tính, trọng lượng mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-35B có trọng lượng lên tới 5 tấn, dài 10,2m, đường kính thân đến 0,98m, sải cánh 5m. Phần đầu tên lửa (trong ảnh) được trang bị radar chủ động kích hoạt ở pha cuối tiếp cận mục tiêu. Trong ảnh là một quả đạn P-35B trong giai đoạn đầu sau khi rời bệ phóng. Nguồn ảnh: russianarms.ru.
Đạn tên lửa P-35B trang bị hai động cơ với động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng rồi tách bỏ khi đạn ở trên không) và động cơ turbojet hành trình. Tầm bắn cực đại lên tới 450-500km đưa nó trở thành loại tên lửa chống hạm bắn xa nhất Việt Nam. Nguồn ảnh: russianarms.ru.
Tên lửa có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu với tốc độ siêu âm Mach 1,4. Nguồn ảnh: bastion-opk.
Với đầu đạn nặng đến 1 tấn, tên lửa chống hạm P-35B được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu sân bay cỡ lớn trên thế giới, tàu tuần dương, tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn. Hãy thử tưởng tượng, cả một “bầy” P-35B tấn công vào nhóm tàu sân bay thì mức thiệt hại chúng gây ra cho địch lớn tới mức không tưởng. Trong ảnh là bộ đôi tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut và 4K51 Rubezh của Hải quân Nga, và Việt Nam cũng sở hữu bộ đôi này. Nguồn ảnh: livejournal.com.