Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng với 2 nhà thầu trong nước để mua 6 trung đoàn rocket phóng loạt Pinaka MkII, gồm 114 bệ phóng và tên lửa để triển khai dọc theo biên giới với Trung Quốc.“6 trung đoàn này sẽ triển khai dọc theo biên giới phía bắc và phía đông, giúp nâng cao hơn nữa năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang”, trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.Hợp đồng đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Ấn Độ cho phép công ty tư nhân chế tạo tên lửa Pinaka. Loại tên lửa này sẽ thay thế dần cho hệ thống rocket phóng loạt BM-30 Smerch của Nga.Lục quân Ấn Độ muốn có 22 trung đoàn rocket phóng loạt Pinaka vào năm 2026, trong đó có 12 trung đoàn Pinaka MkII.Mỗi trung đoàn Pinaka có 3 khẩu đội, mỗi khẩu đội gồm 6 bệ phóng lắp trên khung gầm xe tải Tatra.Từ lâu pháo phản lực được coi là vũ khí có sức mạnh hủy diệt sau bom hạt nhân. Vì thế loại vũ khí này luôn giành được chỗ đứng đặc biệt trong biên chế của lục quân các nước. Ngoài việc mua từ nước ngoài, các nước còn tự nghiên cứu phát triển hệ thống pháo phản lực nội địa, trong số này có Ấn Độ.Hệ thống Pinaka MkII do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển. Loại pháo này được trang bị tên lửa dẫn đường với tầm bắn khoảng 80 km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 25 m.Mỗi hệ thống Pinaka gồm bệ phóng chứa 12 đạn tên lửa có thể bắn hết trong 44 giây.Với tốc độ bắn và sức công phá khủng khiếp, hệ thống pháo này có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất trong phạm vi 900 m2.Quyết định đặt mua 6 trung đoàn Pinaka được ký kết không lâu sau khi Thủ tướng Narendra Modi ký sắc lệnh cấm nhập khẩu 101 loại thiết bị và vũ khí quân sự để thúc đẩy sản xuất quốc phòng trong nước.Việc tăng cường vũ khí nội địa một mặt giúp tăng sức mạnh quân sự, mặt khác thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước, từ đó chủ động trong việc cung cấp vũ khí.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký hợp đồng với 2 nhà thầu trong nước để mua 6 trung đoàn rocket phóng loạt Pinaka MkII, gồm 114 bệ phóng và tên lửa để triển khai dọc theo biên giới với Trung Quốc.
“6 trung đoàn này sẽ triển khai dọc theo biên giới phía bắc và phía đông, giúp nâng cao hơn nữa năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang”, trích tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Hợp đồng đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Ấn Độ cho phép công ty tư nhân chế tạo tên lửa Pinaka. Loại tên lửa này sẽ thay thế dần cho hệ thống rocket phóng loạt BM-30 Smerch của Nga.
Lục quân Ấn Độ muốn có 22 trung đoàn rocket phóng loạt Pinaka vào năm 2026, trong đó có 12 trung đoàn Pinaka MkII.
Mỗi trung đoàn Pinaka có 3 khẩu đội, mỗi khẩu đội gồm 6 bệ phóng lắp trên khung gầm xe tải Tatra.
Từ lâu pháo phản lực được coi là vũ khí có sức mạnh hủy diệt sau bom hạt nhân. Vì thế loại vũ khí này luôn giành được chỗ đứng đặc biệt trong biên chế của lục quân các nước. Ngoài việc mua từ nước ngoài, các nước còn tự nghiên cứu phát triển hệ thống pháo phản lực nội địa, trong số này có Ấn Độ.
Hệ thống Pinaka MkII do Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ phát triển. Loại pháo này được trang bị tên lửa dẫn đường với tầm bắn khoảng 80 km, bán kính lệch mục tiêu chỉ 25 m.
Mỗi hệ thống Pinaka gồm bệ phóng chứa 12 đạn tên lửa có thể bắn hết trong 44 giây.
Với tốc độ bắn và sức công phá khủng khiếp, hệ thống pháo này có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất trong phạm vi 900 m2.
Quyết định đặt mua 6 trung đoàn Pinaka được ký kết không lâu sau khi Thủ tướng Narendra Modi ký sắc lệnh cấm nhập khẩu 101 loại thiết bị và vũ khí quân sự để thúc đẩy sản xuất quốc phòng trong nước.
Việc tăng cường vũ khí nội địa một mặt giúp tăng sức mạnh quân sự, mặt khác thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước, từ đó chủ động trong việc cung cấp vũ khí.