Chỉ 3 ngày sau khi những hình ảnh đầu tiên về biến thể 2 chỗ ngồi mới của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hạng nặng J-20 của Trung Quốc bị rò rỉ, những hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới thứ hai chưa rõ tên gọi đã xuất hiện.Máy bay mới dường như dựa trên nguyên mẫu tiêm kích FC-31, lần đầu tiên bay thử vào tháng 10/2012, số phận của chiếc máy bay này từ lâu đã không chắc chắn; tuy nhiên một vài biến thể ngày càng được cải tiến của loại máy bay này, đã được nhìn thấy đã bay trong vài năm.Vị trí của FC-31 trong Không quân Trung Quốc từ lâu đã không bảo đảm, với một số nhà phân tích suy đoán rằng, nó có thể đóng vai trò như một loại chiến đấu cơ nhẹ hơn và rẻ hơn chiến đấu cơ chủ lực hạng nặng J-20.Trong khi một số đánh giá khác dự đoán rằng, nó sẽ tập trung vào thị trường xuất khẩu và được điều chỉnh thiết kế để sử dụng trên các tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, và sẽ chiến đấu cùng số tiêm kích hạm J-15 (bản sao của Su-33 của Nga) hiện nay.Hiện nay J-31 vẫn chưa có tên gọi chính thức, nó còn được gọi với tên khác là FC-31 hoặc thậm chí là J-35. Nếu Mỹ có chiến đấu cơ tàng hình F-35 với các phiên bản A/B/C, trong đó phiên bản F-35C là chiến đấu cơ sử dụng trên tàu sân bay; còn thực tế thì tên gọi của J-31 hiện vẫn chưa thực sự chắc chắn.Trong khi J-20 được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô, thì FC-31 được phát triển bởi đối thủ Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương, nhưng cả hai công ty này đều có truyền thống chủ yếu tập trung vào việc sản xuất các phiên bản bản nội địa, sao chép theo các mẫu thiết kế của Liên Xô.Trong quá khứ, Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đã sao chép thành công các máy bay chiến đấu MiG-19 thành J-6, cũng như J-16 và J-11B dựa trên trên thiết kế Su-27 Flanker của Liên Xô.Còn công ty chế tạo máy bay Thành Đô cũng có thành tích sao chép máy bay Liên Xô không kém, khi họ sao chép MiG-21 của Liên Xô thành J-7 và đem xuất khẩu cả cho Mỹ và nhiều quốc gia khác.Thành Đô cũng đã sao chép thành công tiêm kích hạm hạng nặng của Nga là Su-33 thành J-15 từ một nguyên mẫu mua của Ukraine; J-15 hiện cũng là máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, và có khung máy bay lớn hơn nhiều so với J-31.Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-31 dự kiến sẽ không thay thế J-15, mà sẽ bay cùng với J-15 với vai trò bổ sung, vì cũng giống như mô hình máy bay chiến đấu tàng hình F-35C của Hải quân Mỹ, sẽ bay cùng với F/A-18E Block 3 Super Hornet.Máy bay chiến đấu J-31 mới của Trung Quốc là một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được nước này phát triển, có thể hoạt động trên tàu sân bay cùng với F-35C của Mỹ; mặc dù Nga cũng được cho là đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, để triển khai từ các tàu chiến đấu nhỏ hơn. Máy bay chiến đấu phản lực tàng hình có nguồn gốc từ FC-31 dự kiến sẽ không được triển khai từ các tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc (Liêu Ninh và Sơn Đông); mà là từ các mẫu tàu sân bay lớn hơn trong tương lai, với hệ thống phóng máy phóng điện từ, sẽ giúp cho máy bay có trọng lượng cất cánh cao hơn nhiều.Những loại máy bay cất cánh từ tàu sân bay mới này của Trung Quốc, dự kiến sẽ thuộc loại đa dạng nhất trên thế giới, sánh ngang với máy bay trên các tàu sân bay lớp Nimitz và Ford của Hải quân Mỹ.Cùng với tiêm kích hạm hạng nặng J-15 và máy bay chiến đấu tàng hình J-31, tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ trang bị máy bay chiến đấu tác chiến điện tử J-15D và nhiều loại nhiều loại máy bay không người lái tàng hình, để chiến đấu, trinh sát và các nhiệm vụ khác.Cũng trong tuần vừa qua, tại sân thử nghiệm của công ty máy bay Thành Đô, xuất hiện một chiếc J-20 được sơn một lớp sơn vàng, có ca bin 2 chỗ ngồi cho kíp lái và buồng kính kéo dài. Việc một tuần cho xuất hiện liền hai phiên bản chiến đấu cơ tàng hình cải tiến cho thấy, sự thúc đẩy lớn đối với khả năng không chiến của Không quân Trung Quốc.
Chỉ 3 ngày sau khi những hình ảnh đầu tiên về biến thể 2 chỗ ngồi mới của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 hạng nặng J-20 của Trung Quốc bị rò rỉ, những hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới thứ hai chưa rõ tên gọi đã xuất hiện.
Máy bay mới dường như dựa trên nguyên mẫu tiêm kích FC-31, lần đầu tiên bay thử vào tháng 10/2012, số phận của chiếc máy bay này từ lâu đã không chắc chắn; tuy nhiên một vài biến thể ngày càng được cải tiến của loại máy bay này, đã được nhìn thấy đã bay trong vài năm.
Vị trí của FC-31 trong Không quân Trung Quốc từ lâu đã không bảo đảm, với một số nhà phân tích suy đoán rằng, nó có thể đóng vai trò như một loại chiến đấu cơ nhẹ hơn và rẻ hơn chiến đấu cơ chủ lực hạng nặng J-20.
Trong khi một số đánh giá khác dự đoán rằng, nó sẽ tập trung vào thị trường xuất khẩu và được điều chỉnh thiết kế để sử dụng trên các tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc, và sẽ chiến đấu cùng số tiêm kích hạm J-15 (bản sao của Su-33 của Nga) hiện nay.
Hiện nay J-31 vẫn chưa có tên gọi chính thức, nó còn được gọi với tên khác là FC-31 hoặc thậm chí là J-35. Nếu Mỹ có chiến đấu cơ tàng hình F-35 với các phiên bản A/B/C, trong đó phiên bản F-35C là chiến đấu cơ sử dụng trên tàu sân bay; còn thực tế thì tên gọi của J-31 hiện vẫn chưa thực sự chắc chắn.
Trong khi J-20 được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô, thì FC-31 được phát triển bởi đối thủ Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương, nhưng cả hai công ty này đều có truyền thống chủ yếu tập trung vào việc sản xuất các phiên bản bản nội địa, sao chép theo các mẫu thiết kế của Liên Xô.
Trong quá khứ, Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương đã sao chép thành công các máy bay chiến đấu MiG-19 thành J-6, cũng như J-16 và J-11B dựa trên trên thiết kế Su-27 Flanker của Liên Xô.
Còn công ty chế tạo máy bay Thành Đô cũng có thành tích sao chép máy bay Liên Xô không kém, khi họ sao chép MiG-21 của Liên Xô thành J-7 và đem xuất khẩu cả cho Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Thành Đô cũng đã sao chép thành công tiêm kích hạm hạng nặng của Nga là Su-33 thành J-15 từ một nguyên mẫu mua của Ukraine; J-15 hiện cũng là máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, và có khung máy bay lớn hơn nhiều so với J-31.
Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-31 dự kiến sẽ không thay thế J-15, mà sẽ bay cùng với J-15 với vai trò bổ sung, vì cũng giống như mô hình máy bay chiến đấu tàng hình F-35C của Hải quân Mỹ, sẽ bay cùng với F/A-18E Block 3 Super Hornet.
Máy bay chiến đấu J-31 mới của Trung Quốc là một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được nước này phát triển, có thể hoạt động trên tàu sân bay cùng với F-35C của Mỹ; mặc dù Nga cũng được cho là đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, để triển khai từ các tàu chiến đấu nhỏ hơn.
Máy bay chiến đấu phản lực tàng hình có nguồn gốc từ FC-31 dự kiến sẽ không được triển khai từ các tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc (Liêu Ninh và Sơn Đông); mà là từ các mẫu tàu sân bay lớn hơn trong tương lai, với hệ thống phóng máy phóng điện từ, sẽ giúp cho máy bay có trọng lượng cất cánh cao hơn nhiều.
Những loại máy bay cất cánh từ tàu sân bay mới này của Trung Quốc, dự kiến sẽ thuộc loại đa dạng nhất trên thế giới, sánh ngang với máy bay trên các tàu sân bay lớp Nimitz và Ford của Hải quân Mỹ.
Cùng với tiêm kích hạm hạng nặng J-15 và máy bay chiến đấu tàng hình J-31, tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ trang bị máy bay chiến đấu tác chiến điện tử J-15D và nhiều loại nhiều loại máy bay không người lái tàng hình, để chiến đấu, trinh sát và các nhiệm vụ khác.
Cũng trong tuần vừa qua, tại sân thử nghiệm của công ty máy bay Thành Đô, xuất hiện một chiếc J-20 được sơn một lớp sơn vàng, có ca bin 2 chỗ ngồi cho kíp lái và buồng kính kéo dài. Việc một tuần cho xuất hiện liền hai phiên bản chiến đấu cơ tàng hình cải tiến cho thấy, sự thúc đẩy lớn đối với khả năng không chiến của Không quân Trung Quốc.