Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp A-89 thuộc biên chế Tiểu đoàn tên lửa 172 (Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không Không quân), nhận nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay Nội Bài (TP Hà Nội) từ năm 1989 tới nay.Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học, điều khiển bằng quang/hồng ngoại, được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao.Tổ hợp tên lửa A-89 có kíp xe gồm 3 người, một trưởng xe, một lái xe và một xạ thủ. Ngoài việc bảo vệ vùng trời sân bay Nội Bài, tổ hợp tên lửa A-89 còn được sử dụng để bảo vệ trận địa tên lửa, tìm và diệt các mục tiêu tầm thấp trong phạm vi 5km.Mỗi tổ hợp tên lửa A-89 có khả năng mang theo 8 quả tên lửa, trong đó có 4 quả lắp trên giá đỡ, 4 quả nằm trong thùng chứa ở cuối xe. Tổ hợp xe được cái tiến với khả năng linh hoạt cao, mỗi lượt lắp 4 quả tên lửa lên giàn phóng, kíp 3 chiến sĩ chỉ mất chưa đến 10 phút.Tổ hợp trang bị đạn tên lửa 9M37 (9M37M) có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25m đến 3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn.Vị trí của xạ thủ được bố trí phía sau và nhô cao hơn lái xe và trưởng xe để có khả năng quan sát, bao quát toàn bộ khu vực chiến đấu. Tổ hợp có thể được trang bị thêm một súng trung liên nhằm tăng khả năng bảo vệ trong trường hợp cần thiết.Điểm đặc biệt của tổ hợp này là khả năng tự tìm và tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống radar được lắp trên xe, được mệnh danh là "sát thủ" của các mục tiêu tầm thấp.Tổ hợp tên lửa A-89 có khả năng tấn công, tiêu diệt mọi mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/giây (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/giây (khi bắn đuổi) như: Máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV)... Đi cùng tổ hợp có xe chỉ huy, xe thông tin liên lạc và xe hậu cần. Trong đó, xe chỉ huy của tổ hợp tên lửa A-89 có nhiệm vụ tìm kiếm, xác định mục tiêu, kết nối các kíp chiến đấu...Kết thúc mỗi buổi huấn luyện và trực, kíp cán bộ chiến sĩ thực hiện bảo dưỡng, lau chùi vũ khí, đảm bảo luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.Ngoài nhiệm vụ tham gia huấn luyện và trực chiến, các chiến sĩ của Tiểu đoàn 172 luôn tự ý thức trau dồi kinh nghiệm, có nhiều sáng tạo mới trong công tác huấn luyện.Trong ảnh, Trung úy Nguyễn Văn Tài - Trung đội trưởng, Trưởng xe A89 thuộc Đại đội 3 - đang hướng dẫn các chiến sĩ trẻ trong tiểu đoàn huấn luyện "khô" trên mô hình mô phỏng phòng lái của tổ hợp A-89.Chỉ mất 4 tháng nghiên cứu, từ những vật liệu đơn giản, dễ kiếm với tổng chi phí khoảng 2 triệu đồng, Trung úy Nguyễn Văn Tài đã hoàn thành mô hình mô phỏng được đầy đủ, giống với buồng xạ thủ trên xe A-89, như: Quy tắc đặt lượng đón, xạ kích, thiết bị thông tin liên lạc... Đây là mô hình sáng kiến kinh nghiệm được Sư đoàn 361 đánh giá cao trong công tác huấn luyện.Giây phút thảnh thơi của các chiến sĩ sau những giờ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ trực chiến trên thao trường. Thành lập năm 1972, Tiểu đoàn tên lửa 172 (Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không Không quân) ngay ban đầu đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ với tên lửa vác vai A72 của Liên Xô cũ viện trợ cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiểu đoàn đã tham gia nhiều trận đánh quan trọng như chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, chiến đấu phòng ngự Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng... tiêu diệt nhiều máy bay trực thăng địch. Đến năm 1989, Trung đoàn 64 được biên chế thêm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp A-89 và nhận nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay Nội Bài, TP Hà Nội. Tiểu đoàn tên lửa 172 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 4 đại đội được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đơn vị cũng đã có 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như anh hùng Nguyễn Quang Lộc đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp A-89 thuộc biên chế Tiểu đoàn tên lửa 172 (Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không Không quân), nhận nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay Nội Bài (TP Hà Nội) từ năm 1989 tới nay.
Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học, điều khiển bằng quang/hồng ngoại, được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao.
Tổ hợp tên lửa A-89 có kíp xe gồm 3 người, một trưởng xe, một lái xe và một xạ thủ. Ngoài việc bảo vệ vùng trời sân bay Nội Bài, tổ hợp tên lửa A-89 còn được sử dụng để bảo vệ trận địa tên lửa, tìm và diệt các mục tiêu tầm thấp trong phạm vi 5km.
Mỗi tổ hợp tên lửa A-89 có khả năng mang theo 8 quả tên lửa, trong đó có 4 quả lắp trên giá đỡ, 4 quả nằm trong thùng chứa ở cuối xe. Tổ hợp xe được cái tiến với khả năng linh hoạt cao, mỗi lượt lắp 4 quả tên lửa lên giàn phóng, kíp 3 chiến sĩ chỉ mất chưa đến 10 phút.
Tổ hợp trang bị đạn tên lửa 9M37 (9M37M) có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25m đến 3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn.
Vị trí của xạ thủ được bố trí phía sau và nhô cao hơn lái xe và trưởng xe để có khả năng quan sát, bao quát toàn bộ khu vực chiến đấu. Tổ hợp có thể được trang bị thêm một súng trung liên nhằm tăng khả năng bảo vệ trong trường hợp cần thiết.
Điểm đặc biệt của tổ hợp này là khả năng tự tìm và tiêu diệt mục tiêu nhờ hệ thống radar được lắp trên xe, được mệnh danh là "sát thủ" của các mục tiêu tầm thấp.
Tổ hợp tên lửa A-89 có khả năng tấn công, tiêu diệt mọi mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/giây (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/giây (khi bắn đuổi) như: Máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV)... Đi cùng tổ hợp có xe chỉ huy, xe thông tin liên lạc và xe hậu cần. Trong đó, xe chỉ huy của tổ hợp tên lửa A-89 có nhiệm vụ tìm kiếm, xác định mục tiêu, kết nối các kíp chiến đấu...
Kết thúc mỗi buổi huấn luyện và trực, kíp cán bộ chiến sĩ thực hiện bảo dưỡng, lau chùi vũ khí, đảm bảo luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Ngoài nhiệm vụ tham gia huấn luyện và trực chiến, các chiến sĩ của Tiểu đoàn 172 luôn tự ý thức trau dồi kinh nghiệm, có nhiều sáng tạo mới trong công tác huấn luyện.
Trong ảnh, Trung úy Nguyễn Văn Tài - Trung đội trưởng, Trưởng xe A89 thuộc Đại đội 3 - đang hướng dẫn các chiến sĩ trẻ trong tiểu đoàn huấn luyện "khô" trên mô hình mô phỏng phòng lái của tổ hợp A-89.Chỉ mất 4 tháng nghiên cứu, từ những vật liệu đơn giản, dễ kiếm với tổng chi phí khoảng 2 triệu đồng, Trung úy Nguyễn Văn Tài đã hoàn thành mô hình mô phỏng được đầy đủ, giống với buồng xạ thủ trên xe A-89, như: Quy tắc đặt lượng đón, xạ kích, thiết bị thông tin liên lạc... Đây là mô hình sáng kiến kinh nghiệm được Sư đoàn 361 đánh giá cao trong công tác huấn luyện.
Giây phút thảnh thơi của các chiến sĩ sau những giờ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ trực chiến trên thao trường. Thành lập năm 1972, Tiểu đoàn tên lửa 172 (Trung đoàn 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không Không quân) ngay ban đầu đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ với tên lửa vác vai A72 của Liên Xô cũ viện trợ cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiểu đoàn đã tham gia nhiều trận đánh quan trọng như chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, chiến đấu phòng ngự Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng... tiêu diệt nhiều máy bay trực thăng địch. Đến năm 1989, Trung đoàn 64 được biên chế thêm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp A-89 và nhận nhiệm vụ bảo vệ khu vực sân bay Nội Bài, TP Hà Nội. Tiểu đoàn tên lửa 172 đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 4 đại đội được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đơn vị cũng đã có 10 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như anh hùng Nguyễn Quang Lộc đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.