Hiện nay, trong biên chế của Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn còn một số lượng nhỏ xe tăng M48 Patton – một dòng tăng hạng trung do Mỹ sản xuất mà ta thu được sau năm 1975. Chúng chủ yếu còn nằm trong các kho bảo quản lâu dài với tình trạng tốt, có thể hoạt động được.Thế nhưng, cũng như T-54, M48 Patton ra đời từ những năm 1950 tới nay đã quá lạc hậu so với chiến tranh hiện đại. Khẩu pháo 90mm là không đủ để đối phó với các xe tăng với giáp composite và giáp phản ứng nổ hiện đại, trong khi lớp giáp trước dày hơn 200mm là quá yếu ớt so với vũ khí chống tăng hiện đại. Tuy nhiên, luôn có giải pháp, cũng như T-54/55, trên thế giới hiện có nhiều phương án nâng cấp dòng tăng M48. Nguồn ảnh: WikipediaMột trong những phương án khả thi với M48 Patton là thực hiện nâng cấp với module tháp pháo Falcon do Cục thiết kế và phát triển King Abdullah (KADDB) của Jordan và IST Dynamics của Nam Phi hợp tác phát triển. Nó đơn giản là thay tháp pháo của Patton với module tháp pháo hiện đại cung cấp uy lực tấn công ngang ngửa xe tăng chủ lực tiên tiến, thậm chí là ưu việt hơn. Nguồn ảnh: Military-TodayModule tháp pháo này có thể tích hợp trên nhiều loại xe tăng chiến đấu chủ lực như Challenger 1, Centurion (cùng thời với M48 Patton), Chieeftain và M60 Patton. Tuy M48 không có trong danh mục, thế nhưng M60 có nền tảng khung gầm tương đương với M48, do đó chắc sẽ không có gì khó khăn để tích hợp Falcon lên khung gầm M48. Nguồn ảnh: Military-TodayƯu điểm của module tháp pháo Falcon là bên trong nó tích hợp đầy đủ vũ khí, hệ thống điều khiển hỏa lực, "khỏi lo" về tính liên kết với các trang bị trên khung gầm cũ. Tháp pháo cũng có lớp giáp riêng biệt, cấu hình thấp nên đem lại cho chiếc tăng sự nhỏ gọn hơn so với nguyên bản trong khi hiệu quả tác chiến thì tăng lên. Nguồn ảnh: Military-TodayModule tháp pháo Falcon được trang bị khẩu pháo nòng trơn 120mm L50 do Thụy Sĩ phát triển, có thể bắn hầu hết các loại đạn 120mm chuẩn NATO. Nguồn ảnh: Military-TodayĐặc biệt, pháo được tích hợp bộ nạp đạn tự động với 17 viên sẵn sàng bắn cho phép đạt tốc độ tối đa tới 8 phát/phút - ngang ngửa với hầu hết các xe tăng nạp tự động của Nga. Nguồn ảnh: Military-TodayNgoài khẩu 120mm, trên tháp pháo còn có đại liên đồng trục 7,62mm. Bên trong lắp đầy đủ các khí tài trinh sát - điều khiển hỏa lực gồm khí tài ảnh nhiệt, khí tái giám sát, định vị và kiểm soát hỏa lực bằng máy tính. Nguồn ảnh: Military-TodayTháp pháo Falcon được trang bị giáp composite dạng module cho phép thay thế ngay khi bị hư hỏng trong chống đạn xueyen giáp. Trong tháp pháo cũng được tích hợp sẵn hệ thống NBC để tác chiến trong môi trường bị nhiễm xạ - sinh - hóa, cùng hệ thống dập lửa tự động. Nguồn ảnh: Military-TodayTháp pháo được cung cấp năng lực từ động diesel nhỏ độc lập hoàn toàn với xe tăng. Cho nên, ngay cả khi hệ truyền động của tăng bị phá hủy, Falcon vẫn hoạt động và chiến đấu tốt với kẻ địch. Nguồn ảnh: Military-TodayCó thể nói, với Falcon, sức mạnh của các xe tăng thế hệ cũ như M48 Patton sẽ tăng theo cấp số nhân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện nay, trong biên chế của Binh chủng Tăng – Thiết giáp, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn còn một số lượng nhỏ xe tăng M48 Patton – một dòng tăng hạng trung do Mỹ sản xuất mà ta thu được sau năm 1975. Chúng chủ yếu còn nằm trong các kho bảo quản lâu dài với tình trạng tốt, có thể hoạt động được.
Thế nhưng, cũng như T-54, M48 Patton ra đời từ những năm 1950 tới nay đã quá lạc hậu so với chiến tranh hiện đại. Khẩu pháo 90mm là không đủ để đối phó với các xe tăng với giáp composite và giáp phản ứng nổ hiện đại, trong khi lớp giáp trước dày hơn 200mm là quá yếu ớt so với vũ khí chống tăng hiện đại. Tuy nhiên, luôn có giải pháp, cũng như T-54/55, trên thế giới hiện có nhiều phương án nâng cấp dòng tăng M48. Nguồn ảnh: Wikipedia
Một trong những phương án khả thi với M48 Patton là thực hiện nâng cấp với module tháp pháo Falcon do Cục thiết kế và phát triển King Abdullah (KADDB) của Jordan và IST Dynamics của Nam Phi hợp tác phát triển. Nó đơn giản là thay tháp pháo của Patton với module tháp pháo hiện đại cung cấp uy lực tấn công ngang ngửa xe tăng chủ lực tiên tiến, thậm chí là ưu việt hơn. Nguồn ảnh: Military-Today
Module tháp pháo này có thể tích hợp trên nhiều loại xe tăng chiến đấu chủ lực như Challenger 1, Centurion (cùng thời với M48 Patton), Chieeftain và M60 Patton. Tuy M48 không có trong danh mục, thế nhưng M60 có nền tảng khung gầm tương đương với M48, do đó chắc sẽ không có gì khó khăn để tích hợp Falcon lên khung gầm M48. Nguồn ảnh: Military-Today
Ưu điểm của module tháp pháo Falcon là bên trong nó tích hợp đầy đủ vũ khí, hệ thống điều khiển hỏa lực, "khỏi lo" về tính liên kết với các trang bị trên khung gầm cũ. Tháp pháo cũng có lớp giáp riêng biệt, cấu hình thấp nên đem lại cho chiếc tăng sự nhỏ gọn hơn so với nguyên bản trong khi hiệu quả tác chiến thì tăng lên. Nguồn ảnh: Military-Today
Module tháp pháo Falcon được trang bị khẩu pháo nòng trơn 120mm L50 do Thụy Sĩ phát triển, có thể bắn hầu hết các loại đạn 120mm chuẩn NATO. Nguồn ảnh: Military-Today
Đặc biệt, pháo được tích hợp bộ nạp đạn tự động với 17 viên sẵn sàng bắn cho phép đạt tốc độ tối đa tới 8 phát/phút - ngang ngửa với hầu hết các xe tăng nạp tự động của Nga. Nguồn ảnh: Military-Today
Ngoài khẩu 120mm, trên tháp pháo còn có đại liên đồng trục 7,62mm. Bên trong lắp đầy đủ các khí tài trinh sát - điều khiển hỏa lực gồm khí tài ảnh nhiệt, khí tái giám sát, định vị và kiểm soát hỏa lực bằng máy tính. Nguồn ảnh: Military-Today
Tháp pháo Falcon được trang bị giáp composite dạng module cho phép thay thế ngay khi bị hư hỏng trong chống đạn xueyen giáp. Trong tháp pháo cũng được tích hợp sẵn hệ thống NBC để tác chiến trong môi trường bị nhiễm xạ - sinh - hóa, cùng hệ thống dập lửa tự động. Nguồn ảnh: Military-Today
Tháp pháo được cung cấp năng lực từ động diesel nhỏ độc lập hoàn toàn với xe tăng. Cho nên, ngay cả khi hệ truyền động của tăng bị phá hủy, Falcon vẫn hoạt động và chiến đấu tốt với kẻ địch. Nguồn ảnh: Military-Today
Có thể nói, với Falcon, sức mạnh của các xe tăng thế hệ cũ như M48 Patton sẽ tăng theo cấp số nhân. Nguồn ảnh: Wikipedia