APS viết tắt của Avtomat Podvodny Spetsialnyy hay còn được gọi là súng trường tấn công dưới nước - một trong những vũ khí đặc biệt được cục thiết kế khí cụ Tula phát triển vào những năm 1970. Mục đích APS được chế tạo có lẽ đã quá rõ ràng như cái tên của nó khi đây là một trong những vũ khí chính của lực lượng người nhái Liên Xô kể từ năm 1975 cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: military-today.Với các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ lực lượng người nhái trong Chiến tranh Lạnh thì các giải pháp để ngăn chặn mối hiểm họa này ngày càng được chú trọng hơn ở nhiều quốc gia trong đó có Liên Xô. Giải pháp hiệu quả nhất khi đó chính là sử dụng lại người nhái để ngăn chặn những kẻ tấn công tuy nhiên để có thể làm được điều này thì người nhái cần được trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: military-today.Trước khi APS xuất hiện, lực lượng người nhái Liên Xô thường chỉ được trang bị những khẩu AK-47 hay các biến thể của nó cùng với đó là một con dao găm. Đến năm 1971, họ được trang bị thêm mẫu súng ngắn dưới nước là SPP-1 tuy nhiên nó chỉ là một mẫu vũ khí phòng vệ hơn là tấn công. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Đến giai đoạn đầu những năm 1970, Vladimir Simonov một trong những thiết kế sư của Tula mới bắt đầu chế tạo một mẫu súng trường tấn công dưới nước. Với yêu cầu khi đó khá cơ bản là nó thể bắn được dưới nước và đảm bảo dòng nước không đi vào bên trong súng trong quá trình sử dụng nhằm tăng độ ổn định. Trong ảnh là một nguyên mẫu APS cùng viên đạn đặc biệt của nó. Nguồn ảnh: Maxim.Vấn đề quan trọng nhất khi chế tạo APS là phải thiết kế cho nó một bộ khung súng có thể hoạt động được dưới nước. Khi so với không khí, nước về cơ bản là không thể nén được vì vậy khung súng của APS phải đảm bảo khả năng kín nước, bên cạnh đó nó nó cũng phải có thể hoạt động được trên cạn. Nguồn ảnh: Oleg Kuleshov.Năm 1970, Quân đội Liên Xô chấp nhận thiết kế APS của Vladimir Simonov và mẫu súng này được đưa vào thử nghiệm đến năm 1975 nó mới được biên chế chính thức cho các đơn vị người nhái Liên Xô. Vào thời điểm đó APS là mẫu súng trường tấn công duy nhất trên thế giới có thể hoạt động được dưới nước và các thông tin về nó được giữ bí mật cho đến khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: military-today.Về thiết kế, APS có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với AK-74 khoảng 3kg chưa kể đạn và nặng tối đa chỉ 3.9kg, súng có kích thước nhỏ gọn với chiều dài cơ sở là 840mm khi mở báng, chiều dài nòng cũng chỉ 300mm. Hạn chế lớn nhất của APS có lẽ chính là thiết kế hộp tiếp đạn của nó một phần do loại đạn đặc biệt mà mẫu súng này được trang bị. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.APS vẫn sử dụng cơ chế lên đạn bằng khí nén tương tự như trên các dòng AK nhưng được sửa đổi để có thể bắn được dưới nước, cấu tạo của súng cũng khá đơn giản và được làm hoàn toàn bằng kim loại chỉ có ốp tay và hộp tiếp đạn là sử dụng vật liệu tổng hợp. APS cũng được đánh giá là không quá khó để bảo dưỡng hoặc khó sử dụng như một số dòng súng bắn dưới nước trước đó của Liên Xô. Nguồn ảnh: guns.allzip.org.Lẫy chuyển đổi chế độ bắn của APS nằm ở phía bên tay trái với hai chế độ bắn là từng phát và tự động cũng như dùng để khóa an toàn. Báng súng có thể gấp lại bằng cách đẩy vào để thuận tiên cho việc di chuyển dưới nước. Hộp tiếp đạn của APS chỉ có 26 viên và không thể tái nạp đạn khi hoạt động dưới nước và ngay cả khi trên cạn thao tác nạp đạn cho mẫu súng này cũng khá khó khăn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Sở dĩ có điều này là bởi thiết kế đạn đặc biệt 5,66×39mm MPS của APS. Theo đó MPS có thiết kế dạng mũi tên ngắn với chiều dài 120mm giúp nó di chuyển ổn định hơn cũng như do đạn dài nên sẽ có đủ trọng lượng cần thiết để có quán tính di chuyển tốt trong nước và nòng súng không có rãnh xoắn. Nguồn ảnh: Oleg Kuleshov.Phạm vi hiệu quả của nó xa hơn khả năng nhìn trong nước của người nhái. Khi được thử nghiệm dưới nước tất cả các viên đạn MPS được bắn ra đều ghim vào mục tiêu có đường kính 15 cm trong phạm vi 30 m, trong khoảng cách 100 m các viên đạn này vẫn có mứt sát thương cao khi chúng vẫn có thể xuyên qua các bộ đồ lặn cách nhiệt cũng như có thể xuyên qua lớp thủy tinh dày 5mm. Nguồn ảnh: military-today.Theo thiết kế, APS có thể bắn được trên cạn nhưng chỉ sử dụng chức năng này trong trường hợp khẩn cấp vì nó sẽ trở nên không ổn định trong không khí làm giảm tuổi thọ của khẩu súng trầm trọng và tầm bắn hiệu quả rất ngắn chỉ khoảng chục mét. Do đó người nhái Liên Xô trước đây khi hoạt động thường mang theo tới hai loại vũ khí một là APS và hai là một khẩu súng trường tấn công AK khác. Nguồn ảnh: military-today.Bên cạnh nhiệm vụ tấn công, súng trường dưới nước APS cũng được trang bị cho lực lượng người nhái bảo vệ các căn cứ hải quân chiến lược của Nga nhằm chống lại lực lượng người nhái đối phương. Và ngày nay APS không phải là một mẫu súng duy nhất có thể bắn được dưới nước khi trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu súng có tính năng tương tự. Nguồn ảnh: military-today.Trong ảnh là trang bị tiêu chuẩn của một người nhái Liên Xô và cả Nga khi hoạt động dưới nước gồm một khẩu súng trường tấn công APS, súng ngắn đặc biệt SPP-1 và một con dao găm. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.Với sự phát triển công nghệ của Nga hiện tại, Quân đội Nga đã sớm sở hữu một mẫu súng trường tấn công dưới nước khác hiện đại hơn APS là ADS. Dĩ nhiên ADS hoàn toàn vượt trội hơn so với người tiền nhiệm khi nó có thể hoạt động ở dưới nước lẫn trên cạn, ngoài ra thiết kế đạn của ADS cũng không quá khác biệt so với các dòng súng trường tấn công thông thường. Nguồn ảnh: Defence.Ru.
APS viết tắt của Avtomat Podvodny Spetsialnyy hay còn được gọi là súng trường tấn công dưới nước - một trong những vũ khí đặc biệt được cục thiết kế khí cụ Tula phát triển vào những năm 1970. Mục đích APS được chế tạo có lẽ đã quá rõ ràng như cái tên của nó khi đây là một trong những vũ khí chính của lực lượng người nhái Liên Xô kể từ năm 1975 cho đến tận ngày nay. Nguồn ảnh: military-today.
Với các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ lực lượng người nhái trong Chiến tranh Lạnh thì các giải pháp để ngăn chặn mối hiểm họa này ngày càng được chú trọng hơn ở nhiều quốc gia trong đó có Liên Xô. Giải pháp hiệu quả nhất khi đó chính là sử dụng lại người nhái để ngăn chặn những kẻ tấn công tuy nhiên để có thể làm được điều này thì người nhái cần được trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: military-today.
Trước khi APS xuất hiện, lực lượng người nhái Liên Xô thường chỉ được trang bị những khẩu AK-47 hay các biến thể của nó cùng với đó là một con dao găm. Đến năm 1971, họ được trang bị thêm mẫu súng ngắn dưới nước là SPP-1 tuy nhiên nó chỉ là một mẫu vũ khí phòng vệ hơn là tấn công. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Đến giai đoạn đầu những năm 1970, Vladimir Simonov một trong những thiết kế sư của Tula mới bắt đầu chế tạo một mẫu súng trường tấn công dưới nước. Với yêu cầu khi đó khá cơ bản là nó thể bắn được dưới nước và đảm bảo dòng nước không đi vào bên trong súng trong quá trình sử dụng nhằm tăng độ ổn định. Trong ảnh là một nguyên mẫu APS cùng viên đạn đặc biệt của nó. Nguồn ảnh: Maxim.
Vấn đề quan trọng nhất khi chế tạo APS là phải thiết kế cho nó một bộ khung súng có thể hoạt động được dưới nước. Khi so với không khí, nước về cơ bản là không thể nén được vì vậy khung súng của APS phải đảm bảo khả năng kín nước, bên cạnh đó nó nó cũng phải có thể hoạt động được trên cạn. Nguồn ảnh: Oleg Kuleshov.
Năm 1970, Quân đội Liên Xô chấp nhận thiết kế APS của Vladimir Simonov và mẫu súng này được đưa vào thử nghiệm đến năm 1975 nó mới được biên chế chính thức cho các đơn vị người nhái Liên Xô. Vào thời điểm đó APS là mẫu súng trường tấn công duy nhất trên thế giới có thể hoạt động được dưới nước và các thông tin về nó được giữ bí mật cho đến khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: military-today.
Về thiết kế, APS có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với AK-74 khoảng 3kg chưa kể đạn và nặng tối đa chỉ 3.9kg, súng có kích thước nhỏ gọn với chiều dài cơ sở là 840mm khi mở báng, chiều dài nòng cũng chỉ 300mm. Hạn chế lớn nhất của APS có lẽ chính là thiết kế hộp tiếp đạn của nó một phần do loại đạn đặc biệt mà mẫu súng này được trang bị. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
APS vẫn sử dụng cơ chế lên đạn bằng khí nén tương tự như trên các dòng AK nhưng được sửa đổi để có thể bắn được dưới nước, cấu tạo của súng cũng khá đơn giản và được làm hoàn toàn bằng kim loại chỉ có ốp tay và hộp tiếp đạn là sử dụng vật liệu tổng hợp. APS cũng được đánh giá là không quá khó để bảo dưỡng hoặc khó sử dụng như một số dòng súng bắn dưới nước trước đó của Liên Xô. Nguồn ảnh: guns.allzip.org.
Lẫy chuyển đổi chế độ bắn của APS nằm ở phía bên tay trái với hai chế độ bắn là từng phát và tự động cũng như dùng để khóa an toàn. Báng súng có thể gấp lại bằng cách đẩy vào để thuận tiên cho việc di chuyển dưới nước. Hộp tiếp đạn của APS chỉ có 26 viên và không thể tái nạp đạn khi hoạt động dưới nước và ngay cả khi trên cạn thao tác nạp đạn cho mẫu súng này cũng khá khó khăn. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Sở dĩ có điều này là bởi thiết kế đạn đặc biệt 5,66×39mm MPS của APS. Theo đó MPS có thiết kế dạng mũi tên ngắn với chiều dài 120mm giúp nó di chuyển ổn định hơn cũng như do đạn dài nên sẽ có đủ trọng lượng cần thiết để có quán tính di chuyển tốt trong nước và nòng súng không có rãnh xoắn. Nguồn ảnh: Oleg Kuleshov.
Phạm vi hiệu quả của nó xa hơn khả năng nhìn trong nước của người nhái. Khi được thử nghiệm dưới nước tất cả các viên đạn MPS được bắn ra đều ghim vào mục tiêu có đường kính 15 cm trong phạm vi 30 m, trong khoảng cách 100 m các viên đạn này vẫn có mứt sát thương cao khi chúng vẫn có thể xuyên qua các bộ đồ lặn cách nhiệt cũng như có thể xuyên qua lớp thủy tinh dày 5mm. Nguồn ảnh: military-today.
Theo thiết kế, APS có thể bắn được trên cạn nhưng chỉ sử dụng chức năng này trong trường hợp khẩn cấp vì nó sẽ trở nên không ổn định trong không khí làm giảm tuổi thọ của khẩu súng trầm trọng và tầm bắn hiệu quả rất ngắn chỉ khoảng chục mét. Do đó người nhái Liên Xô trước đây khi hoạt động thường mang theo tới hai loại vũ khí một là APS và hai là một khẩu súng trường tấn công AK khác. Nguồn ảnh: military-today.
Bên cạnh nhiệm vụ tấn công, súng trường dưới nước APS cũng được trang bị cho lực lượng người nhái bảo vệ các căn cứ hải quân chiến lược của Nga nhằm chống lại lực lượng người nhái đối phương. Và ngày nay APS không phải là một mẫu súng duy nhất có thể bắn được dưới nước khi trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều các mẫu súng có tính năng tương tự. Nguồn ảnh: military-today.
Trong ảnh là trang bị tiêu chuẩn của một người nhái Liên Xô và cả Nga khi hoạt động dưới nước gồm một khẩu súng trường tấn công APS, súng ngắn đặc biệt SPP-1 và một con dao găm. Nguồn ảnh: Vitaly Kuzmin.
Với sự phát triển công nghệ của Nga hiện tại, Quân đội Nga đã sớm sở hữu một mẫu súng trường tấn công dưới nước khác hiện đại hơn APS là ADS. Dĩ nhiên ADS hoàn toàn vượt trội hơn so với người tiền nhiệm khi nó có thể hoạt động ở dưới nước lẫn trên cạn, ngoài ra thiết kế đạn của ADS cũng không quá khác biệt so với các dòng súng trường tấn công thông thường. Nguồn ảnh: Defence.Ru.