Những đơn vị lính sơn cước đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc thường đóng quân ở những vùng núi hoang vu hẻo lánh, vậy nên vấn đề lương thực thực phẩm dự trữ của họ luôn được đảm bảo. Nguồn ảnh: 81cn.Đường độc đạo tiếp cận các đơn vị sơn cước đóng trên điểm cao, mùa khô cũng vẫn phải dùng dây vừa đi vừa leo mới lên được (ảnh trái) còn mùa mưa tuyết thực sự phải bò lên chứ không leo nổi (ảnh phải). Nguồn ảnh: 81cn.Rau tươi thường được các đơn vị trên núi tự trồng, tự canh tác, các đơn vị này cũng có chuồng lợn, nuôi cả gà để cải thiện khẩu phần ăn của binh lính với đồ tươi sống. Nguồn ảnh: 81cn.Một bữa ăn khá thịnh soạn với ba món thịt bốn món rau. Những mớ rau tươi được binh lính quý trọng hơn cả thịt, chỉ khi đãi khách quý họ mới "dám" nấu ngần kia rau. Nguồn ảnh: 81cn.Thịt lợn có sẵn trong... chuồng hoặc trong các đợt hàng tiếp tế với đồ đông lạnh. Tuy nhiên binh lính ở đây thường tự sản tự tiêu, đồ đông lạnh được để dành đến khi không có tiếp tế (do bị thời tiết cô lập) mới lấy ra ăn. Nguồn ảnh: 81cn.Một anh nuôi Trung Quốc đang chế biến đồ ăn trên chốt. Nhìn vào kích cỡ chiếc chảo chúng ta có thể đoán được trên chốt chỉ có khoảng 1 tiểu đội lính sơn cước đóng quân. Nguồn ảnh: 81cn.Mâm cơm được bổ sung thêm một hộp pa-tê. Đồ hộp được mang lên theo từng đợt, đến lúc gần hết hạn binh lính phải "ăn lấy ăn để" đống đồ hộp từ đợt cũ để tránh lãng phí và lấy chỗ trong kho cho đồ mới được chuyển lên. Nguồn ảnh: 81cn.Một góc phòng ngủ của các binh lính đơn vị sơn cước. Những người lính Trung Quốc cũng gấp nội vụ rất vuông vắn. Nguồn ảnh: 81cn.Đóng quân ở nơi đây cũng không khác gì đóng quân ngoài hải đải vì nếu muốn đi bộ đến ngôi làng gần nhất cũng mất tới vài ngày, đơn vị sơn cước này lại không có ô-tô, xe máy, thậm chí xe đạp cũng không có do xung quanh không có đường đi nên nếu muốn "về với văn minh" họ sẽ phải băng rừng mất vài ngày. Nguồn ảnh: 81cn.
Những đơn vị lính sơn cước đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội Trung Quốc thường đóng quân ở những vùng núi hoang vu hẻo lánh, vậy nên vấn đề lương thực thực phẩm dự trữ của họ luôn được đảm bảo. Nguồn ảnh: 81cn.
Đường độc đạo tiếp cận các đơn vị sơn cước đóng trên điểm cao, mùa khô cũng vẫn phải dùng dây vừa đi vừa leo mới lên được (ảnh trái) còn mùa mưa tuyết thực sự phải bò lên chứ không leo nổi (ảnh phải). Nguồn ảnh: 81cn.
Rau tươi thường được các đơn vị trên núi tự trồng, tự canh tác, các đơn vị này cũng có chuồng lợn, nuôi cả gà để cải thiện khẩu phần ăn của binh lính với đồ tươi sống. Nguồn ảnh: 81cn.
Một bữa ăn khá thịnh soạn với ba món thịt bốn món rau. Những mớ rau tươi được binh lính quý trọng hơn cả thịt, chỉ khi đãi khách quý họ mới "dám" nấu ngần kia rau. Nguồn ảnh: 81cn.
Thịt lợn có sẵn trong... chuồng hoặc trong các đợt hàng tiếp tế với đồ đông lạnh. Tuy nhiên binh lính ở đây thường tự sản tự tiêu, đồ đông lạnh được để dành đến khi không có tiếp tế (do bị thời tiết cô lập) mới lấy ra ăn. Nguồn ảnh: 81cn.
Một anh nuôi Trung Quốc đang chế biến đồ ăn trên chốt. Nhìn vào kích cỡ chiếc chảo chúng ta có thể đoán được trên chốt chỉ có khoảng 1 tiểu đội lính sơn cước đóng quân. Nguồn ảnh: 81cn.
Mâm cơm được bổ sung thêm một hộp pa-tê. Đồ hộp được mang lên theo từng đợt, đến lúc gần hết hạn binh lính phải "ăn lấy ăn để" đống đồ hộp từ đợt cũ để tránh lãng phí và lấy chỗ trong kho cho đồ mới được chuyển lên. Nguồn ảnh: 81cn.
Một góc phòng ngủ của các binh lính đơn vị sơn cước. Những người lính Trung Quốc cũng gấp nội vụ rất vuông vắn. Nguồn ảnh: 81cn.
Đóng quân ở nơi đây cũng không khác gì đóng quân ngoài hải đải vì nếu muốn đi bộ đến ngôi làng gần nhất cũng mất tới vài ngày, đơn vị sơn cước này lại không có ô-tô, xe máy, thậm chí xe đạp cũng không có do xung quanh không có đường đi nên nếu muốn "về với văn minh" họ sẽ phải băng rừng mất vài ngày. Nguồn ảnh: 81cn.