Hiện nay các cường quốc quân sự trên thế giới đang tích cực nghiên cứu để trang bị cho máy bay chiến đấu từ thế hệ thứ năm trở lên các loại vũ khí năng lượng cao thay cho pháo hay tên lửa truyền thống.Đi đầu trong xu thế trên là Mỹ, khi họ đã hoàn thành thiết kế và chuẩn bị tiến hành thử nghiệm tích hợp pháo laser trên tiêm kích. Mặc dù vậy, Nga cho dù đi sau nhưng quyết tâm không tỏ ra thua kém.Tạp chí Military Watch cho biết, người Nga đang làm việc tích cực để nâng cấp chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon của họ và biến nó thành một tiêm kích thế hệ thứ sáu thậm chí còn tiên tiến hơn.Nga được cho là đang thử nghiệm nhiều hệ thống vũ khí tích hợp, trong đó bao gồm từ tên lửa đạn đạo siêu thanh phóng từ trên không cho đến vũ khí laser, đi kèm với đó là trí tuệ nhân tạo và thuật toán điều khiển từ xa.Nhưng đáng chú ý hơn cả đó là gần đây xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Moskva đang phát triển một loại vũ khí năng lượng định hướng đặc biệt.Cụ thể vào tháng 7/2020, báo chí Nga sau khi thao khảo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã đưa tin về những cuộc thử nghiệm đầu tiên của "khẩu pháo EMP" (xung điện từ).Cách thức chủ đạo để tạo ra loại xung điện tử mạnh đến mức như vậy là kích nổ đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên vũ khí EMP phi hạt nhân cũng đã được triển khai ở một số quốc gia bằng cách sử dụng công nghệ máy phát vi sóng.Thông qua việc lắp đặt thiết bị đặc biệt, "lò vi sóng" tạo ra xung điện từ có phạm vi hoạt động ngắn hơn nhiều so với EMP hạt nhân, nhưng vẫn đủ để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị điện, điện tử.Việc phát triển "pháo năng lượng" sẽ cho phép Nga sở hữu một loại vũ khí mang tính cách mạng và đầy tiềm năng, có thể sử dụng để chống lại đa dạng nhiều loại mục tiêu, nó sẽ khiến tiêm kích tàng hình Su-57 hiện tại và MiG-41 trong tương lai trở nên nguy hiểm hơn đối với kẻ thù.Một khẩu pháo EMP với uy lực kém hơn cũng có thể được sử dụng như một biện pháp phòng thủ tốt trước máy bay không người lái, khi đốt cháy các thiết bị điện, điện tử của UAV.Các quốc gia phương Tây đang ngày càng dựa vào phương tiện không người lái, từ tác chiến mặt nước đến nhiệm vụ trinh sát, cho nên việc Nga đáp trả phi đối xứng thông qua vũ khí xung điện từ được xem là bước đi hợp lý.Tạp chí Military Watch tổng kết lại, tùy thuộc vào mức độ hiệu quả về chi phí mà Nga có thể tạo ra chủng loại vũ khí năng lượng dẫn đường riêng biệt phục vụ nhu cầu bản thân.Dự báo vũ khí nói trên sẽ được tích hợp vào nhiều nền tảng phương tiện mang khác nhau - từ tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn đến máy bay chiến đấu thế hệ năm.Tuy vậy công việc trước mắt rõ ràng vẫn còn ngổn ngang, không thể loại trừ khả năng "siêu vũ khí viễn tưởng" này còn rất lâu mới đi vào biên chế, hoặc không bao giờ hoàn thiện như nhiều dự án đình đám trong quá khứ.
Hiện nay các cường quốc quân sự trên thế giới đang tích cực nghiên cứu để trang bị cho máy bay chiến đấu từ thế hệ thứ năm trở lên các loại vũ khí năng lượng cao thay cho pháo hay tên lửa truyền thống.
Đi đầu trong xu thế trên là Mỹ, khi họ đã hoàn thành thiết kế và chuẩn bị tiến hành thử nghiệm tích hợp pháo laser trên tiêm kích. Mặc dù vậy, Nga cho dù đi sau nhưng quyết tâm không tỏ ra thua kém.
Tạp chí Military Watch cho biết, người Nga đang làm việc tích cực để nâng cấp chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 Felon của họ và biến nó thành một tiêm kích thế hệ thứ sáu thậm chí còn tiên tiến hơn.
Nga được cho là đang thử nghiệm nhiều hệ thống vũ khí tích hợp, trong đó bao gồm từ tên lửa đạn đạo siêu thanh phóng từ trên không cho đến vũ khí laser, đi kèm với đó là trí tuệ nhân tạo và thuật toán điều khiển từ xa.
Nhưng đáng chú ý hơn cả đó là gần đây xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Moskva đang phát triển một loại vũ khí năng lượng định hướng đặc biệt.
Cụ thể vào tháng 7/2020, báo chí Nga sau khi thao khảo nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã đưa tin về những cuộc thử nghiệm đầu tiên của "khẩu pháo EMP" (xung điện từ).
Cách thức chủ đạo để tạo ra loại xung điện tử mạnh đến mức như vậy là kích nổ đầu đạn hạt nhân, tuy nhiên vũ khí EMP phi hạt nhân cũng đã được triển khai ở một số quốc gia bằng cách sử dụng công nghệ máy phát vi sóng.
Thông qua việc lắp đặt thiết bị đặc biệt, "lò vi sóng" tạo ra xung điện từ có phạm vi hoạt động ngắn hơn nhiều so với EMP hạt nhân, nhưng vẫn đủ để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thiết bị điện, điện tử.
Việc phát triển "pháo năng lượng" sẽ cho phép Nga sở hữu một loại vũ khí mang tính cách mạng và đầy tiềm năng, có thể sử dụng để chống lại đa dạng nhiều loại mục tiêu, nó sẽ khiến tiêm kích tàng hình Su-57 hiện tại và MiG-41 trong tương lai trở nên nguy hiểm hơn đối với kẻ thù.
Một khẩu pháo EMP với uy lực kém hơn cũng có thể được sử dụng như một biện pháp phòng thủ tốt trước máy bay không người lái, khi đốt cháy các thiết bị điện, điện tử của UAV.
Các quốc gia phương Tây đang ngày càng dựa vào phương tiện không người lái, từ tác chiến mặt nước đến nhiệm vụ trinh sát, cho nên việc Nga đáp trả phi đối xứng thông qua vũ khí xung điện từ được xem là bước đi hợp lý.
Tạp chí Military Watch tổng kết lại, tùy thuộc vào mức độ hiệu quả về chi phí mà Nga có thể tạo ra chủng loại vũ khí năng lượng dẫn đường riêng biệt phục vụ nhu cầu bản thân.
Dự báo vũ khí nói trên sẽ được tích hợp vào nhiều nền tảng phương tiện mang khác nhau - từ tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn đến máy bay chiến đấu thế hệ năm.
Tuy vậy công việc trước mắt rõ ràng vẫn còn ngổn ngang, không thể loại trừ khả năng "siêu vũ khí viễn tưởng" này còn rất lâu mới đi vào biên chế, hoặc không bao giờ hoàn thiện như nhiều dự án đình đám trong quá khứ.