Nhiều nhà quan sát cho rằng, thời kỳ hoàng kim của Mikoyan đã kết thúc với sự xuất hiện của tiêm kích đánh chặn hạng nặng chiến lược MiG-31. Được mệnh danh là “Super Foxbat- siêu đại bàng”, đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của quân đội Liên Xô và hiện nay vẫn là khí tài chủ lực của không quân Nga.Mikoyan MiG-31, được NATO định danh là Foxhound, đây là một máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 Foxbat, do Mikoyan thiết kế, dựa trên nền tảng công nghệ của MiG-25, được đưa vào hoạt động từ năm 1981.Trước khi Liên Xô tan rã, MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô. MiG-31 có chiều dài 21,62m, trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn, tương đương trọng lượng của xe tăng T-90A.Trọng lượng nặng là do thân máy bay được gia cố chắc chắn để có thể chịu được tốc độ cực lớn khi bay mà không làm rách thân máy bay, nhiều bộ phận trên MiG-31 còn được gia cố bằng thép và titan.Có thể nói, bầu trời nước Nga đang được MiG-31 bảo vệ. Nó có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình đến vệ tinh, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm và ở bất kỳ tốc độ nào.Các nhà phân tích hàng không quân sự cho rằng, về khả năng đánh chặn, không có loại tiêm kích nào có thể cạnh tranh với tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga trong 10 đến 15 năm tới.Một biên đội MiG-31 có thể giám sát một vùng trời rộng lớn. Điểm mạnh của MiG-31 là radar Zaslon S-800 có tầm hoạt động rộng, kết hợp với 2 động cơ có lực đẩy rất lớn.MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động, Zaslon S-800 có tầm hoạt động tối đa lên đến 200 km, có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tấn công 4 mục tiêu trong số đó bằng tên lửa.Có thông tin cho rằng, Nga đã nâng cấp radar của MiG-31 để có thể phát hiện tới 24 mục tiêu ở cự ly 320km. Hệ thống máy tính trên máy bay cho phép phi công lựa chọn các mục tiêu nguy hiểm nhất và phóng tên lửa không đối không tầm xa để tiêu diệt chúng.MiG-31 Foxhound có hai động cơ lớn, với cửa hút gió nằm dưới cánh. Các cánh chính được gắn trên cao, trong khi cánh chính là 2 vây đuôi thẳng đứng và hai mặt phẳng nằm ngang.Hai động cơ phản lực đốt sau Soloviev D-30F6 có lực đẩy 152 kN với bộ đốt sau, cho phép MiG-31 đạt tốc độ tối đa Mach 2.83. Tuy nhiên, các phi công được khuyến cáo không nên bay với tốc độ này vì nó có thể làm hỏng các động cơ. MiG-31 có thể đạt tầm bay 3.000 km khi trang bị thùng nhiên liệu phụ.Vũ khí của MiG-31 là 4 tên lửa tầm xa R-33 với tầm bắn 200km, 2 tên lửa tầm trung R-40 với tầm bắn 60km, 4 tên lửa tầm ngắn R-60 với tầm bắn 8km, và một khẩu pháo quay 23mm GSh-6-23M. MiG-31 nâng cấp cũng có thể mang 6 tên lửa tầm xa R-37 với tầm bắn tối đa 300 km và có tốc độ tối đa Mach 6.Ngoài ra còn có 2 tên lửa tầm ngắn R-73 với tầm bắn 40 km với tốc độ siêu thanh lên đến Mach 2.5. Đặc biệt, với sự ra đời của siêu tên lửa Kh-47, biệt danh “Dao găm”, tương thích với phiên bản MiG-31BM, nó có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của đối phương. Được biết, Kh-47 có thể đạt tốc độ Mach 10 và tầm hoạt động hơn 2.000 km.Tạp chí quân sự Mỹ đánh giá, hiện nay MiG-31 không chỉ là tiêm kích đánh chặn hạng nặng lớn nhất với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 46 tấn, nó cũng là máy bay chiến đấu hiện đại nhanh nhất trên thế giới.Với tốc độ gấp gần 3 lần tốc độ âm thanh (Mach 2.83) và có thể hoạt động ở độ cao cực đại trên 20km. Đây là lý do khiến MiG-31 hiện vẫn là loại máy bay chiến đấu chủ lực trong quân đội Nga. Nguồn ảnh: Foxt.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, thời kỳ hoàng kim của Mikoyan đã kết thúc với sự xuất hiện của tiêm kích đánh chặn hạng nặng chiến lược MiG-31. Được mệnh danh là “Super Foxbat- siêu đại bàng”, đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của quân đội Liên Xô và hiện nay vẫn là khí tài chủ lực của không quân Nga.
Mikoyan MiG-31, được NATO định danh là Foxhound, đây là một máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 Foxbat, do Mikoyan thiết kế, dựa trên nền tảng công nghệ của MiG-25, được đưa vào hoạt động từ năm 1981.
Trước khi Liên Xô tan rã, MiG-31 là một mẫu máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô. MiG-31 có chiều dài 21,62m, trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn, tương đương trọng lượng của xe tăng T-90A.
Trọng lượng nặng là do thân máy bay được gia cố chắc chắn để có thể chịu được tốc độ cực lớn khi bay mà không làm rách thân máy bay, nhiều bộ phận trên MiG-31 còn được gia cố bằng thép và titan.
Có thể nói, bầu trời nước Nga đang được MiG-31 bảo vệ. Nó có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào, từ tên lửa hành trình đến vệ tinh, trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm và ở bất kỳ tốc độ nào.
Các nhà phân tích hàng không quân sự cho rằng, về khả năng đánh chặn, không có loại tiêm kích nào có thể cạnh tranh với tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga trong 10 đến 15 năm tới.
Một biên đội MiG-31 có thể giám sát một vùng trời rộng lớn. Điểm mạnh của MiG-31 là radar Zaslon S-800 có tầm hoạt động rộng, kết hợp với 2 động cơ có lực đẩy rất lớn.
MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động, Zaslon S-800 có tầm hoạt động tối đa lên đến 200 km, có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tấn công 4 mục tiêu trong số đó bằng tên lửa.
Có thông tin cho rằng, Nga đã nâng cấp radar của MiG-31 để có thể phát hiện tới 24 mục tiêu ở cự ly 320km. Hệ thống máy tính trên máy bay cho phép phi công lựa chọn các mục tiêu nguy hiểm nhất và phóng tên lửa không đối không tầm xa để tiêu diệt chúng.
MiG-31 Foxhound có hai động cơ lớn, với cửa hút gió nằm dưới cánh. Các cánh chính được gắn trên cao, trong khi cánh chính là 2 vây đuôi thẳng đứng và hai mặt phẳng nằm ngang.
Hai động cơ phản lực đốt sau Soloviev D-30F6 có lực đẩy 152 kN với bộ đốt sau, cho phép MiG-31 đạt tốc độ tối đa Mach 2.83. Tuy nhiên, các phi công được khuyến cáo không nên bay với tốc độ này vì nó có thể làm hỏng các động cơ. MiG-31 có thể đạt tầm bay 3.000 km khi trang bị thùng nhiên liệu phụ.
Vũ khí của MiG-31 là 4 tên lửa tầm xa R-33 với tầm bắn 200km, 2 tên lửa tầm trung R-40 với tầm bắn 60km, 4 tên lửa tầm ngắn R-60 với tầm bắn 8km, và một khẩu pháo quay 23mm GSh-6-23M. MiG-31 nâng cấp cũng có thể mang 6 tên lửa tầm xa R-37 với tầm bắn tối đa 300 km và có tốc độ tối đa Mach 6.
Ngoài ra còn có 2 tên lửa tầm ngắn R-73 với tầm bắn 40 km với tốc độ siêu thanh lên đến Mach 2.5. Đặc biệt, với sự ra đời của siêu tên lửa Kh-47, biệt danh “Dao găm”, tương thích với phiên bản MiG-31BM, nó có khả năng xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ của đối phương. Được biết, Kh-47 có thể đạt tốc độ Mach 10 và tầm hoạt động hơn 2.000 km.
Tạp chí quân sự Mỹ đánh giá, hiện nay MiG-31 không chỉ là tiêm kích đánh chặn hạng nặng lớn nhất với trọng lượng cất cánh tối đa hơn 46 tấn, nó cũng là máy bay chiến đấu hiện đại nhanh nhất trên thế giới.
Với tốc độ gấp gần 3 lần tốc độ âm thanh (Mach 2.83) và có thể hoạt động ở độ cao cực đại trên 20km. Đây là lý do khiến MiG-31 hiện vẫn là loại máy bay chiến đấu chủ lực trong quân đội Nga. Nguồn ảnh: Foxt.