Trong những lần đối đầu trước đây, các phi công Mỹ rất khó chịu với MiG-25. Hiện nay họ cho rằng nếu trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Nga, vai trò của máy bay này sẽ do tiêm kích đánh chặn MiG-31 đảm nhận.Tạp chí Fighter Jets World của Mỹ đã công bố tài liệu về cuộc đối đầu giữa hàng không Liên Xô và Mỹ, trong đó họ nhận xét: "MiG-25 Foxbat là một trong những máy bay chiến đấu tuyệt vời nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh".Theo các phi công Mỹ, chiến thuật đặc biệt đã được phát triển để chống lại chúng. Tiêm kích F-15 có thể leo tới độ cao 40 nghìn feet (12,2 km), sau đó máy bay được chuyển sang chế độ đốt nhiêu liệu phụ trội.Khi đạt tới tốc độ khoảng Mach 1,7, F-15 sẽ tiến hành nâng độ cao lên 20 - 30 độ, có nghĩa là hướng tâm của điểm trên tên lửa không đối không AIM-7, sau đó bắn một loạt cả 4 tên lửa vào tiêm kích đối phương."Tuy nhiên cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng thành công và MiG-25 đã chứng tỏ là nền tảng ngoan cường nhất chống lại F-15, cả trong xung đột Israel - Syria những năm 1980 và trong Chiến tranh vùng Vịnh", tờ báo Mỹ cho biết.Tạp chí Fighter Jets World cũng chỉ ra rằng người kế nhiệm xứng đáng của MiG-25 Foxbat là máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound sở hữu những tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến hơn nhiều.Sau khi được giới thiệu vào năm 1981, "các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Mỹ cần sự sẵn sàng hơn bao giờ hết để đối phó với mục tiêu tốc độ cao này".Tuy nhiên không giống như Foxbat, MiG-31 chưa bao giờ tham chiến với các tiêm kích Mỹ. Do đó cho đến ngày nay nó là một mối đe dọa đầy bí ẩn dựa vào "tầm bắn vô song trên 300 km khi sử dụng tên lửa R-37 được tích hợp"."Thực tế rất khó để các phi công ưu tú của Mỹ có thể đánh chặn MiG-25, ngày nay họ cần phải được đào tạo chuyên sâu để chống lại MiG-31 Foxhound - loại có nhiều khả năng hơn", ấn phẩm Mỹ kết luận.Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng MiG-31 không hề đáng sợ, nó đã ra đời cách đây 40 năm chỉ với mục đích thiết kế duy nhất là đánh chặn máy bay ném bom tầm xa, tư duy này đã quá lạc hậu.MiG-31 bị xem như "quả tên lửa có người lái", thao tác vận động của nó rất kém linh hoạt, đi kèm diện tích phản xạ radar cực lớn sẽ khiến Foxhound bị thất thế lớn khi đối đầu tiêm kích thế hệ 4+ và thế hệ 5.Tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M của MiG-31 cũng bị đánh giá thấp, bởi rõ ràng thứ vũ khí này không được thiết kế để đánh chặn tiêm kích mà đối tượng tác chiến của nó là oanh tạc cơ, vận tải cơ hay một loại máy bay có kích thước cồng kềnh.Trên hết, trong những lần đối đầu ở quá khứ, các phiên bản đời cũ của tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle đã giành chiến thắng tuyệt đối trước MiG-25 - thế hệ trước của MiG-31 ngày nay.Do vậy khi đã nâng cấp lên tiêu chuẩn F-15EX, "Đại bàng bất khả chiến bại" thậm chí vẫn hoàn toàn trên cơ MiG-31 chứ chưa cần dùng tới tiêm kích tàng hình thế hệ 5.
Trong những lần đối đầu trước đây, các phi công Mỹ rất khó chịu với MiG-25. Hiện nay họ cho rằng nếu trường hợp xảy ra đối đầu quân sự với Nga, vai trò của máy bay này sẽ do tiêm kích đánh chặn MiG-31 đảm nhận.
Tạp chí Fighter Jets World của Mỹ đã công bố tài liệu về cuộc đối đầu giữa hàng không Liên Xô và Mỹ, trong đó họ nhận xét: "MiG-25 Foxbat là một trong những máy bay chiến đấu tuyệt vời nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh".
Theo các phi công Mỹ, chiến thuật đặc biệt đã được phát triển để chống lại chúng. Tiêm kích F-15 có thể leo tới độ cao 40 nghìn feet (12,2 km), sau đó máy bay được chuyển sang chế độ đốt nhiêu liệu phụ trội.
Khi đạt tới tốc độ khoảng Mach 1,7, F-15 sẽ tiến hành nâng độ cao lên 20 - 30 độ, có nghĩa là hướng tâm của điểm trên tên lửa không đối không AIM-7, sau đó bắn một loạt cả 4 tên lửa vào tiêm kích đối phương.
"Tuy nhiên cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng thành công và MiG-25 đã chứng tỏ là nền tảng ngoan cường nhất chống lại F-15, cả trong xung đột Israel - Syria những năm 1980 và trong Chiến tranh vùng Vịnh", tờ báo Mỹ cho biết.
Tạp chí Fighter Jets World cũng chỉ ra rằng người kế nhiệm xứng đáng của MiG-25 Foxbat là máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound sở hữu những tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến hơn nhiều.
Sau khi được giới thiệu vào năm 1981, "các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Mỹ cần sự sẵn sàng hơn bao giờ hết để đối phó với mục tiêu tốc độ cao này".
Tuy nhiên không giống như Foxbat, MiG-31 chưa bao giờ tham chiến với các tiêm kích Mỹ. Do đó cho đến ngày nay nó là một mối đe dọa đầy bí ẩn dựa vào "tầm bắn vô song trên 300 km khi sử dụng tên lửa R-37 được tích hợp".
"Thực tế rất khó để các phi công ưu tú của Mỹ có thể đánh chặn MiG-25, ngày nay họ cần phải được đào tạo chuyên sâu để chống lại MiG-31 Foxhound - loại có nhiều khả năng hơn", ấn phẩm Mỹ kết luận.
Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng MiG-31 không hề đáng sợ, nó đã ra đời cách đây 40 năm chỉ với mục đích thiết kế duy nhất là đánh chặn máy bay ném bom tầm xa, tư duy này đã quá lạc hậu.
MiG-31 bị xem như "quả tên lửa có người lái", thao tác vận động của nó rất kém linh hoạt, đi kèm diện tích phản xạ radar cực lớn sẽ khiến Foxhound bị thất thế lớn khi đối đầu tiêm kích thế hệ 4+ và thế hệ 5.
Tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37M của MiG-31 cũng bị đánh giá thấp, bởi rõ ràng thứ vũ khí này không được thiết kế để đánh chặn tiêm kích mà đối tượng tác chiến của nó là oanh tạc cơ, vận tải cơ hay một loại máy bay có kích thước cồng kềnh.
Trên hết, trong những lần đối đầu ở quá khứ, các phiên bản đời cũ của tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15 Eagle đã giành chiến thắng tuyệt đối trước MiG-25 - thế hệ trước của MiG-31 ngày nay.
Do vậy khi đã nâng cấp lên tiêu chuẩn F-15EX, "Đại bàng bất khả chiến bại" thậm chí vẫn hoàn toàn trên cơ MiG-31 chứ chưa cần dùng tới tiêm kích tàng hình thế hệ 5.