Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng một số lượng lớn các loại vũ khí, khí tài quân sự từ Quân đội Liên Xô và số lượng chỉ đứng sau Nga; trong đó có một lượng lớn máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó gồm nhiều chiến đấu cơ thế hệ 4 như Su-27, MiG-29.Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine hiện nay, đều là những phiên bản đời đầu của Không quân Liên Xô; ngoài khả năng đánh chặn, còn có khả năng tấn công mặt đất. Tuy nhiên những phiên bản này bán kính hoạt động rất ngắn, hệ thống điện tử lạc hậu và chưa hề được Ukraine nâng cấp.Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, lực lượng Không quân Ukraine là những mục tiêu được “ưu tiên” nhất, của lực lượng không quân và tên lửa Nga; trên thực tế, số máy bay chiến đấu của Ukraine có thể xuất kích là rất hạn chế.Lý do lực lượng không quân Ukraine không phát huy được vai trò trong cuộc xung đột, trước hết là thực lực trên các mặt của Không quân Ukraine yếu hơn nhiều so với Nga. Bên cạnh đó, những máy bay chiến đấu và vũ khí của Ukraine, đều do Liên Xô để lại; vì vậy, về tính năng kỹ chiến thuật, Nga nắm như “trong lòng bàn tay”. Cùng với đó là do khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng trong quá khứ, nên Quân đội Ukraine nói chung và đặc biệt là lực lượng không quân Ukraine nói riêng, không hề được đầu tư nâng cấp máy bay chiến đấu; do vậy năng lực chiến đấu càng tụt hậu xa so với Không quân Nga.Nhưng gần đây Không quân Ukraine đã có dấu hiệu “hồi sinh”, trước hết do khả năng đánh phá tầm xa của Quân đội Nga, có chiều hướng suy giảm so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột; thứ hai là sự trợ giúp của các quốc gia phương Tây, nhằm khôi phục khả năng không chiến của Quân đội Ukraine.Theo thông tin tờ Reuters đăng tải, Mỹ đã quyết định viện trợ ba loại tên lửa hành trình AGM-88B, AGM-88C1 và AGM-88D. Đây đều là các phiên bản tên lửa chiến thuật không đối đất, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu phát xạ điện tử, như các đài radar hay các trạm tác chiến điện tử. Hiện tên lửa AGM-88 đã thay thế hoàn toàn cho các thế hệ tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-78 Standard ARM trong lực lượng Không quân Mỹ. Tuy nhiên tên lửa AGM-88 hoàn toàn được phóng đi từ máy bay chiến đấu; hiện nhiều máy bay chiến đấu của phương Tây có thể sử dụng loại tên lửa này. Nhưng với các loại máy bay do Liên Xô chế tạo thì không thể; tuy nhiên có thể một số quốc gia phương Tây, đã giúp Ukraine cải tiến chiến đấu cơ MiG-29 của nước này, để có thể phóng được tên lửa AGM-88. Việc MiG-29 của Ukraine, đồng thời sử dụng ba loại tên lửa hành trình chống radar AGM-88 của Mỹ, sẽ giúp mở rộng đáng kể khả năng của các máy bay chiến đấu Ukraine. Vì tùy thuộc vào từng phiên bản của tên lửa, những phiên bản sau có tầm bắn đến hơn 130 km, sẽ gây ra một mối đe dọa khá nghiêm trọng đối với các đài radar và trạm tác chiến điện tử của Nga. Theo thông tin được biết, hiện tại Ukraine có ít nhất hai biến thể của tên lửa hành trình chống radar AGM-88 HARM là AGM-88B và AGM-88C1, cũng như tên lửa huấn luyện DATM-88, được sử dụng để xác định mục tiêu cho các cuộc tấn công. Hiện không rõ Không quân Ukraine đã có bao nhiêu tên lửa như vậy, tuy nhiên theo phán đoán của các phóng viên trang Topwar của Nga, có khả năng Mỹ đã viện trợ cho Không quân Ukraine khoảng 50 tên lửa chiến đấu AGM-88B/ C1. Hiện tại vẫn chưa rõ việc phi công Ukraine sử dụng tên lửa chống radar hành trình AGM-88 thành công như thế nào, vì không có tuyên bố chính thức nào về sự mất mát của hệ thống phòng không Nga trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, loại tên lửa AGM-88 được phát triển để chống lại các tổ hợp tên lửa phòng không Buk và S-300.Theo trang Topwar, Quân đội Nga đã tìm thấy mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất, trong khu vực lãnh thổ do Nga kiểm soát. Điều này cũng giải thích việc radar phòng không Podlet-K1 (48YA6-К1) hiện đại nhất của Nga, bị phá hủy ở khu vực Kherson vừa qua.Việc sử dụng loại phương tiện nào (mặt đất hay trên không), để phóng những tên lửa AGM-88, hiện vẫn là bí mật của Ukraine; tuy nhiên các chuyên gia đều đánh giá khả năng, những chiếc MiG-29 đã được phương Tây giúp cải tiến, để có thể phóng được loại tên lửa này. Nếu đúng vậy, đây là mối đe dọa nghiêm trọng với Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine là quốc gia được thừa hưởng một số lượng lớn các loại vũ khí, khí tài quân sự từ Quân đội Liên Xô và số lượng chỉ đứng sau Nga; trong đó có một lượng lớn máy bay chiến đấu hiện đại, trong đó gồm nhiều chiến đấu cơ thế hệ 4 như Su-27, MiG-29.
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Ukraine hiện nay, đều là những phiên bản đời đầu của Không quân Liên Xô; ngoài khả năng đánh chặn, còn có khả năng tấn công mặt đất. Tuy nhiên những phiên bản này bán kính hoạt động rất ngắn, hệ thống điện tử lạc hậu và chưa hề được Ukraine nâng cấp.
Khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra, lực lượng Không quân Ukraine là những mục tiêu được “ưu tiên” nhất, của lực lượng không quân và tên lửa Nga; trên thực tế, số máy bay chiến đấu của Ukraine có thể xuất kích là rất hạn chế.
Lý do lực lượng không quân Ukraine không phát huy được vai trò trong cuộc xung đột, trước hết là thực lực trên các mặt của Không quân Ukraine yếu hơn nhiều so với Nga. Bên cạnh đó, những máy bay chiến đấu và vũ khí của Ukraine, đều do Liên Xô để lại; vì vậy, về tính năng kỹ chiến thuật, Nga nắm như “trong lòng bàn tay”.
Cùng với đó là do khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là tệ nạn tham nhũng trong quá khứ, nên Quân đội Ukraine nói chung và đặc biệt là lực lượng không quân Ukraine nói riêng, không hề được đầu tư nâng cấp máy bay chiến đấu; do vậy năng lực chiến đấu càng tụt hậu xa so với Không quân Nga.
Nhưng gần đây Không quân Ukraine đã có dấu hiệu “hồi sinh”, trước hết do khả năng đánh phá tầm xa của Quân đội Nga, có chiều hướng suy giảm so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột; thứ hai là sự trợ giúp của các quốc gia phương Tây, nhằm khôi phục khả năng không chiến của Quân đội Ukraine.
Theo thông tin tờ Reuters đăng tải, Mỹ đã quyết định viện trợ ba loại tên lửa hành trình AGM-88B, AGM-88C1 và AGM-88D. Đây đều là các phiên bản tên lửa chiến thuật không đối đất, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu phát xạ điện tử, như các đài radar hay các trạm tác chiến điện tử. Hiện tên lửa AGM-88 đã thay thế hoàn toàn cho các thế hệ tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-78 Standard ARM trong lực lượng Không quân Mỹ.
Tuy nhiên tên lửa AGM-88 hoàn toàn được phóng đi từ máy bay chiến đấu; hiện nhiều máy bay chiến đấu của phương Tây có thể sử dụng loại tên lửa này. Nhưng với các loại máy bay do Liên Xô chế tạo thì không thể; tuy nhiên có thể một số quốc gia phương Tây, đã giúp Ukraine cải tiến chiến đấu cơ MiG-29 của nước này, để có thể phóng được tên lửa AGM-88.
Việc MiG-29 của Ukraine, đồng thời sử dụng ba loại tên lửa hành trình chống radar AGM-88 của Mỹ, sẽ giúp mở rộng đáng kể khả năng của các máy bay chiến đấu Ukraine. Vì tùy thuộc vào từng phiên bản của tên lửa, những phiên bản sau có tầm bắn đến hơn 130 km, sẽ gây ra một mối đe dọa khá nghiêm trọng đối với các đài radar và trạm tác chiến điện tử của Nga.
Theo thông tin được biết, hiện tại Ukraine có ít nhất hai biến thể của tên lửa hành trình chống radar AGM-88 HARM là AGM-88B và AGM-88C1, cũng như tên lửa huấn luyện DATM-88, được sử dụng để xác định mục tiêu cho các cuộc tấn công.
Hiện không rõ Không quân Ukraine đã có bao nhiêu tên lửa như vậy, tuy nhiên theo phán đoán của các phóng viên trang Topwar của Nga, có khả năng Mỹ đã viện trợ cho Không quân Ukraine khoảng 50 tên lửa chiến đấu AGM-88B/ C1.
Hiện tại vẫn chưa rõ việc phi công Ukraine sử dụng tên lửa chống radar hành trình AGM-88 thành công như thế nào, vì không có tuyên bố chính thức nào về sự mất mát của hệ thống phòng không Nga trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, loại tên lửa AGM-88 được phát triển để chống lại các tổ hợp tên lửa phòng không Buk và S-300.
Theo trang Topwar, Quân đội Nga đã tìm thấy mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất, trong khu vực lãnh thổ do Nga kiểm soát. Điều này cũng giải thích việc radar phòng không Podlet-K1 (48YA6-К1) hiện đại nhất của Nga, bị phá hủy ở khu vực Kherson vừa qua.
Việc sử dụng loại phương tiện nào (mặt đất hay trên không), để phóng những tên lửa AGM-88, hiện vẫn là bí mật của Ukraine; tuy nhiên các chuyên gia đều đánh giá khả năng, những chiếc MiG-29 đã được phương Tây giúp cải tiến, để có thể phóng được loại tên lửa này. Nếu đúng vậy, đây là mối đe dọa nghiêm trọng với Nga.