MiG-29 là chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ thứ 4 do hãng thiết kế Mikoyan chế tạo và được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1982.MiG-29 có nhiều phiên bản khác nhau dùng cho Không quân và Hải quân.MiG-29 và Su-27 hợp thành "cặp song sát" của Không quân Nga khiến bất cứ tiêm kích nào của đối phương cũng không muốn đối đầu.MiG-29 là chiến đấu cơ 1 người lái có chiều dài 17,37m, sải cách 11,4m và chiều cao 4,37m.Động cơ phản lực Klimov RD-33 giúp tiêm kích MiG-29 có thể đạt tốc độ Mach 2,25 (tương đương 2.400km/h).MiG-29 có tầm hoạt động là 2.100km và trần bay tối đa là 18km.MiG-29 có thể mang theo 3,5 tấn vũ khí được phân bổ trên 7 giá treo khác nhau, bao gồm 6 giá treo bên dưới 2 cánh máy bay và 1 giá ở dưới thân chiến đấu cơ.Để tiêu diệt mục tiêu trên bộ và trên không, MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không và không đối đất Kh25 và Kh29 và các loại rocket S-8 và S-24....... cũng như các loại bom thông thường là FAB-250, FAB 500-M62....... và pháo 30mm GSh-30-1.Hệ thống radar bán chủ động/hồng ngoại R-60, R-27 và R-73 hoặc hệ thống radar chủ động R-77 giúp MiG-29 có thể dễ dàng phát hiện và tiếp cận mục tiêu từ xa.MiG-29 đặc biệt đáng sợ bởi khả năng bay kiểu “Rắn hổ mang” trên không, phóng tên lửa từ góc rất hẹp… tạo ưu thế đáng kể trước đối phương.Tuy nhiên, MiG-29 cũng có "gót Achilles" là thùng chứa nhiên liệu hạn chế trong khi không thể tiếp nhiên liệu trên không.Điều này khiến tầm hoạt động của MiG-29 bị giới hạn. Chính vì thế, MiG-29 chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ trong phạm vi hẹp.MiG-29 cũng được Không quân Nga sử dụng trong các chiến dịch không kích IS ở Syria và đạt được hiệu quả cao.Nhiệm vụ chính của MiG-29 là yểm trợ các cường kích của Nga tấn công các mục tiêu IS trên bộ.Khả năng cận chiến đáng sợ của MiG-29 giúp Không quân Nga thiết lập được "hành lang bay an toàn" tại Syria.Ngoài ra, khả năng bay linh hoạt của MiG-29 khiến chiến đấu cơ này thường xuyên xuất hiện trong các đợt bay biểu diễn tại các hội chợ quân sự lớn trên thế giới.Tính tới năm 2012, Không quân Nga sở hữu 270 chiếc MiG-29, trong klhi đó Hải quân Nga có 40 chiếc trong biên chế.Tổng cộng có hơn 1600 chiếc MiG-29 được Nga sản xuất trong 29 năm, trong đó gần 1.000 chiếc đã được xuất khẩu sang khoảng 30 nước.
MiG-29 là chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ thứ 4 do hãng thiết kế Mikoyan chế tạo và được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1982.
MiG-29 có nhiều phiên bản khác nhau dùng cho Không quân và Hải quân.
MiG-29 và Su-27 hợp thành "cặp song sát" của Không quân Nga khiến bất cứ tiêm kích nào của đối phương cũng không muốn đối đầu.
MiG-29 là chiến đấu cơ 1 người lái có chiều dài 17,37m, sải cách 11,4m và chiều cao 4,37m.
Động cơ phản lực Klimov RD-33 giúp tiêm kích MiG-29 có thể đạt tốc độ Mach 2,25 (tương đương 2.400km/h).
MiG-29 có tầm hoạt động là 2.100km và trần bay tối đa là 18km.
MiG-29 có thể mang theo 3,5 tấn vũ khí được phân bổ trên 7 giá treo khác nhau, bao gồm 6 giá treo bên dưới 2 cánh máy bay và 1 giá ở dưới thân chiến đấu cơ.
Để tiêu diệt mục tiêu trên bộ và trên không, MiG-29 được trang bị tên lửa không đối không và không đối đất Kh25 và Kh29 và các loại rocket S-8 và S-24....
... cũng như các loại bom thông thường là FAB-250, FAB 500-M62...
.... và pháo 30mm GSh-30-1.
Hệ thống radar bán chủ động/hồng ngoại R-60, R-27 và R-73 hoặc hệ thống radar chủ động R-77 giúp MiG-29 có thể dễ dàng phát hiện và tiếp cận mục tiêu từ xa.
MiG-29 đặc biệt đáng sợ bởi khả năng bay kiểu “Rắn hổ mang” trên không, phóng tên lửa từ góc rất hẹp… tạo ưu thế đáng kể trước đối phương.
Tuy nhiên, MiG-29 cũng có "gót Achilles" là thùng chứa nhiên liệu hạn chế trong khi không thể tiếp nhiên liệu trên không.
Điều này khiến tầm hoạt động của MiG-29 bị giới hạn. Chính vì thế, MiG-29 chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ trong phạm vi hẹp.
MiG-29 cũng được Không quân Nga sử dụng trong các chiến dịch không kích IS ở Syria và đạt được hiệu quả cao.
Nhiệm vụ chính của MiG-29 là yểm trợ các cường kích của Nga tấn công các mục tiêu IS trên bộ.
Khả năng cận chiến đáng sợ của MiG-29 giúp Không quân Nga thiết lập được "hành lang bay an toàn" tại Syria.
Ngoài ra, khả năng bay linh hoạt của MiG-29 khiến chiến đấu cơ này thường xuyên xuất hiện trong các đợt bay biểu diễn tại các hội chợ quân sự lớn trên thế giới.
Tính tới năm 2012, Không quân Nga sở hữu 270 chiếc MiG-29, trong klhi đó Hải quân Nga có 40 chiếc trong biên chế.
Tổng cộng có hơn 1600 chiếc MiG-29 được Nga sản xuất trong 29 năm, trong đó gần 1.000 chiếc đã được xuất khẩu sang khoảng 30 nước.