Theo mạng AIN, bên lề triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi 2017 (LIMA 2017), Không quân Myanmar đã ký hợp đồng với công ty RAC MiG của Nga về việc nâng cấp 10 máy bay tiêm kích MiG-29. Dự án sẽ được thực hiện tại một nhà máy của MiG gần Moscow. Nguồn ảnh: Airlines.netHiện Myanmar được coi là quốc gia sử dụng nhiều máy bay MiG-29 nhất tại khu vực Đông Nam Á với số lượng 32 chiếc. Các máy bay này được mua thông qua 2 hợp đồng được ký vào năm 2001 (10 MiG-29A một chỗ ngồi và 2 MiG-29UB hai chỗ ngồi) và tháng 12/2009 mua tiếp 10 MiG-29A cùng 6 MiG-29SE và thêm 4 MiG-29UB. Nguồn ảnh: WikipediaBa phiên bản MiG-29 mà Không quân Myanmar đang sử dụng được đánh giá là còn nhiều hạn chế cả trong khả năng không chiến và không đối đất. Riêng có MiG-29SE thì nhỉnh hơn một chút so với phiên bản MiG-29A/UB. Cho nên có khả năng 10 chiếc MiG-29 sắp được nâng cấp tới đây sẽ thực hiện trên phiên bản MiG-29A một chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Airlines.netNguồn tin của AIN cho hay, giải pháp nâng cấp cho phi đội MiG-29 của Myanmar được định danh là MiG-29SM (mod). Nó được cho là sở hữu sức mạnh tương đương phiên bản MiG-29SMT của Không quân Nga. Nguồn ảnh: WikipediaThông tin chi tiết gói nâng cấp MiG-29SM dành cho Myanmar hiện vẫn còn trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng, chúng sẽ được hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép triển khai vũ khí chính xác cao tầm xa tấn công mục tiêu trên không, trên mặt đất và cả trên biển. Điều đó có nghĩa là MiG-29SM sẽ trở thành một máy bay tiêm kích đa năng thực thụ.Nguồn ảnh: Airlines.netMột số nguồn tin riêng của AIN cũng cho biết rằng, MiG-29SM sẽ dùng radar N-019ME - phiên bản nâng cấp của radar N-019 trên MiG-29A vốn tồn tại nhiều nhược điểm. Mẫu N-019ME theo một số tài liệu được cải thiện khả năng kháng nhiễu, sử dụng phần mềm mới cùng bộ vi xử lý mới cho phép triển khai nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt, nó cho phép dẫn đường cho 2 tên lửa tầm trung - xa có đầu dò radar cùng lúc. Phạm vi trinh sát khoảng 80km với mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netTải trọng vũ khí của tiêm kích MiG-29SM Myanmar xem ra vẫn sẽ không thay đổi, chỉ có 6 giá treo cho phép mang tối đa 3,5 tấn vũ khí.Tuy nhiên, cải tiến lớn nhất về mặt hỏa lực không nằm ở tải trọng mà nằm ở thành phần vũ khí có thể mang theo. Cụ thể, MiG-29SM hứa hẹn ngoài tên lửa R-73 và R-27, sẽ có khả năng mang được tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động RVV-AE có tầm bắn đến 80km. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, MiG-29SM hứa hẹn sẽ trở thành một mẫu máy bay tiêm kích đa năng thực thụ với việc mang được tên lửa không đối đất như Kh-29 (tối đa 2 quả), Kh-25 (tối đa 4 quả); tên lửa chống hạm Kh-31A (2 quả); tên lửa chống radar Kh-31P và tối đa 4 quả bom dẫn đường KAB-500Kr. Nguồn ảnh: WikipediaHiện vẫn chưa rõ liệu Myanmar có ý đồ thay động cơ cho MiG-29 của mình hay không, tuy nhiên với điểm nhấn "giá rẻ" thì có thể họ vẫn dùng động cơ RD-33 vốn thải khá nhiều khói khi bay. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa ở trần bay thấp là 1.500km, trần bay cao 2.400km, tầm bay tối đa với một thùng dầu phụ đến 2.100km, 2.900km với 3 thùng dầu phụ và cực đại hơn 5.000km với 3 thùng dầu phụ cộng một lần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.netCó khả năng, sau khi hoàn thành nâng cấp 10 chiếc MiG-29, Myanmar có thể tính đến việc tiếp tục nâng cấp phần còn lại. Việc nâng cấp giúp không quân nước này duy trì thêm 15-20 năm nữa các máy bay MiG-29. Nguồn ảnh: Andy Davey
Theo mạng AIN, bên lề triển lãm hàng không và hàng hải quốc tế Langkawi 2017 (LIMA 2017), Không quân Myanmar đã ký hợp đồng với công ty RAC MiG của Nga về việc nâng cấp 10 máy bay tiêm kích MiG-29. Dự án sẽ được thực hiện tại một nhà máy của MiG gần Moscow. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hiện Myanmar được coi là quốc gia sử dụng nhiều máy bay MiG-29 nhất tại khu vực Đông Nam Á với số lượng 32 chiếc. Các máy bay này được mua thông qua 2 hợp đồng được ký vào năm 2001 (10 MiG-29A một chỗ ngồi và 2 MiG-29UB hai chỗ ngồi) và tháng 12/2009 mua tiếp 10 MiG-29A cùng 6 MiG-29SE và thêm 4 MiG-29UB. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ba phiên bản MiG-29 mà Không quân Myanmar đang sử dụng được đánh giá là còn nhiều hạn chế cả trong khả năng không chiến và không đối đất. Riêng có MiG-29SE thì nhỉnh hơn một chút so với phiên bản MiG-29A/UB. Cho nên có khả năng 10 chiếc MiG-29 sắp được nâng cấp tới đây sẽ thực hiện trên phiên bản MiG-29A một chỗ ngồi. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nguồn tin của AIN cho hay, giải pháp nâng cấp cho phi đội MiG-29 của Myanmar được định danh là MiG-29SM (mod). Nó được cho là sở hữu sức mạnh tương đương phiên bản MiG-29SMT của Không quân Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thông tin chi tiết gói nâng cấp MiG-29SM dành cho Myanmar hiện vẫn còn trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng, chúng sẽ được hiện đại hóa hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép triển khai vũ khí chính xác cao tầm xa tấn công mục tiêu trên không, trên mặt đất và cả trên biển. Điều đó có nghĩa là MiG-29SM sẽ trở thành một máy bay tiêm kích đa năng thực thụ.Nguồn ảnh: Airlines.net
Một số nguồn tin riêng của AIN cũng cho biết rằng, MiG-29SM sẽ dùng radar N-019ME - phiên bản nâng cấp của radar N-019 trên MiG-29A vốn tồn tại nhiều nhược điểm. Mẫu N-019ME theo một số tài liệu được cải thiện khả năng kháng nhiễu, sử dụng phần mềm mới cùng bộ vi xử lý mới cho phép triển khai nhiều nhiệm vụ. Đặc biệt, nó cho phép dẫn đường cho 2 tên lửa tầm trung - xa có đầu dò radar cùng lúc. Phạm vi trinh sát khoảng 80km với mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tải trọng vũ khí của tiêm kích MiG-29SM Myanmar xem ra vẫn sẽ không thay đổi, chỉ có 6 giá treo cho phép mang tối đa 3,5 tấn vũ khí.
Tuy nhiên, cải tiến lớn nhất về mặt hỏa lực không nằm ở tải trọng mà nằm ở thành phần vũ khí có thể mang theo. Cụ thể, MiG-29SM hứa hẹn ngoài tên lửa R-73 và R-27, sẽ có khả năng mang được tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động RVV-AE có tầm bắn đến 80km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, MiG-29SM hứa hẹn sẽ trở thành một mẫu máy bay tiêm kích đa năng thực thụ với việc mang được tên lửa không đối đất như Kh-29 (tối đa 2 quả), Kh-25 (tối đa 4 quả); tên lửa chống hạm Kh-31A (2 quả); tên lửa chống radar Kh-31P và tối đa 4 quả bom dẫn đường KAB-500Kr. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện vẫn chưa rõ liệu Myanmar có ý đồ thay động cơ cho MiG-29 của mình hay không, tuy nhiên với điểm nhấn "giá rẻ" thì có thể họ vẫn dùng động cơ RD-33 vốn thải khá nhiều khói khi bay. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa ở trần bay thấp là 1.500km, trần bay cao 2.400km, tầm bay tối đa với một thùng dầu phụ đến 2.100km, 2.900km với 3 thùng dầu phụ và cực đại hơn 5.000km với 3 thùng dầu phụ cộng một lần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airlines.net
Có khả năng, sau khi hoàn thành nâng cấp 10 chiếc MiG-29, Myanmar có thể tính đến việc tiếp tục nâng cấp phần còn lại. Việc nâng cấp giúp không quân nước này duy trì thêm 15-20 năm nữa các máy bay MiG-29. Nguồn ảnh: Andy Davey