Mỹ đã bỏ ra hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa cho quân đội Afghanistan, trong đó phần lớn số tiền đó dành cho không quân với việc trang bị hàng trăm chiếc máy bay các loại.Ngoài 4 chiếc vận tải cơ C-130H, thì còn có tới 20 máy bay vận tải hạng trung C-27 được Mỹ trang bị cho không quân Afghanistan.Trong nỗ lực nhằm xây dựng lực lượng không quân Afghanistan, Mỹ đã bỏ ra ít nhất 549 triệu USD để đại tu các máy bay vận tải quân sự C-27 này.Tuy nhiên, 16 chiếc bị bỏ lại trong đám cỏ dại ở sân bay quốc tế Hamid Karzai chỉ sau thời gian ngắn hoạt động. Nguyên nhân là do không quân Afghanistan đã không bảo trì đúng cách dẫn đến hư hỏng.Cuối cùng, những máy bay C-27 này được bán dưới dạng phế liệu với giá chỉ hơn 30.000 USD/chiếc. Một số tiền rất ít ỏi so với mức hơn 27 triệu USD Mỹ bỏ ra để nâng cấp chúng.Chỉ còn 4 chiếc hoạt động trước thời điểm Taliban chiếm Kabul hôm 15/8, sau đó khi Mỹ rút quân hoàn toàn ngày 30/8, số máy bay này cũng bị Mỹ vô hiệu hóa nốt.Rõ ràng một số tiền khổng lồ của Mỹ bỏ ra đã không được Afghanistan tận dụng để làm nên sức mạnh, cuối cùng đã bị phí phạm vô ích.Chiếc C-27 Spartan được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Leonardo-Finmeccanica (Italy) từ cuối những năm 1990 với thiết kế khung thân giống với C-130 Hercules và dùng chung hệ thống động cơ và hệ thống phụ.Nguyên mẫu C-27 bay thử lần đầu ngày 24-9-1999, 82 chiếc đã được sản xuất tính tới tháng 12-2015 và có đơn giá 53,3 triệu USD/chiếc.Thừa hưởng tính năng của C-130, C-27 Spartan cũng có khả năng tác chiến đa nhiệm, ngoài vai trò vận tải chuyển quân, hàng hóa.C-27 còn đang được phát triển thêm các phiên bản tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.Kích thước của C-27 bằng một nửa C-130 với chiều dài 22,7m, cao 9,64m, sải cánh 28,7m, trọng lượng rỗng 17 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 30,5 tấn.Thiết kế khoang hàng trên máy bay C-27 có chiều rộng 3,33m, cao 2,25m, tải trọng 11,5 tấn (lớn hơn một chút so với CASA-295).C-27 Spartan có khả năng chở xe bọc thép như M113, HMMWV, AML-90..., hoặc có thể chở 60 lính bộ binh hay 46 lính dù hoặc 36 cáng cứu thương với 6 bác sĩ.Ưu điểm của C-27 là khả năng thao diễn ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều "bất thường" với loại máy bay vận tải chiến thuật.C-27 trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt Rolls-Royce AE2100-D2A công suất 4.640 mã lực cùng cánh quạt 6 lá Dowty cho tốc độ tối đa 602km/h.Tốc độ hành trình của C-27 là 583km/h, tầm bay 1.852km với tải trọng 10 tấn và tăng lên 4.260km với tải trọng chỉ 6 tấn.
Mỹ đã bỏ ra hàng trăm tỷ USD để hiện đại hóa cho quân đội Afghanistan, trong đó phần lớn số tiền đó dành cho không quân với việc trang bị hàng trăm chiếc máy bay các loại.
Ngoài 4 chiếc vận tải cơ C-130H, thì còn có tới 20 máy bay vận tải hạng trung C-27 được Mỹ trang bị cho không quân Afghanistan.
Trong nỗ lực nhằm xây dựng lực lượng không quân Afghanistan, Mỹ đã bỏ ra ít nhất 549 triệu USD để đại tu các máy bay vận tải quân sự C-27 này.
Tuy nhiên, 16 chiếc bị bỏ lại trong đám cỏ dại ở sân bay quốc tế Hamid Karzai chỉ sau thời gian ngắn hoạt động. Nguyên nhân là do không quân Afghanistan đã không bảo trì đúng cách dẫn đến hư hỏng.
Cuối cùng, những máy bay C-27 này được bán dưới dạng phế liệu với giá chỉ hơn 30.000 USD/chiếc. Một số tiền rất ít ỏi so với mức hơn 27 triệu USD Mỹ bỏ ra để nâng cấp chúng.
Chỉ còn 4 chiếc hoạt động trước thời điểm Taliban chiếm Kabul hôm 15/8, sau đó khi Mỹ rút quân hoàn toàn ngày 30/8, số máy bay này cũng bị Mỹ vô hiệu hóa nốt.
Rõ ràng một số tiền khổng lồ của Mỹ bỏ ra đã không được Afghanistan tận dụng để làm nên sức mạnh, cuối cùng đã bị phí phạm vô ích.
Chiếc C-27 Spartan được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn Leonardo-Finmeccanica (Italy) từ cuối những năm 1990 với thiết kế khung thân giống với C-130 Hercules và dùng chung hệ thống động cơ và hệ thống phụ.
Nguyên mẫu C-27 bay thử lần đầu ngày 24-9-1999, 82 chiếc đã được sản xuất tính tới tháng 12-2015 và có đơn giá 53,3 triệu USD/chiếc.
Thừa hưởng tính năng của C-130, C-27 Spartan cũng có khả năng tác chiến đa nhiệm, ngoài vai trò vận tải chuyển quân, hàng hóa.
C-27 còn đang được phát triển thêm các phiên bản tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Kích thước của C-27 bằng một nửa C-130 với chiều dài 22,7m, cao 9,64m, sải cánh 28,7m, trọng lượng rỗng 17 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 30,5 tấn.
Thiết kế khoang hàng trên máy bay C-27 có chiều rộng 3,33m, cao 2,25m, tải trọng 11,5 tấn (lớn hơn một chút so với CASA-295).
C-27 Spartan có khả năng chở xe bọc thép như M113, HMMWV, AML-90..., hoặc có thể chở 60 lính bộ binh hay 46 lính dù hoặc 36 cáng cứu thương với 6 bác sĩ.
Ưu điểm của C-27 là khả năng thao diễn ở điều kiện khí hậu khắc nghiệt, điều "bất thường" với loại máy bay vận tải chiến thuật.
C-27 trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt Rolls-Royce AE2100-D2A công suất 4.640 mã lực cùng cánh quạt 6 lá Dowty cho tốc độ tối đa 602km/h.
Tốc độ hành trình của C-27 là 583km/h, tầm bay 1.852km với tải trọng 10 tấn và tăng lên 4.260km với tải trọng chỉ 6 tấn.