B-21, biệt danh là "Raider", được phát triển bởi công ty Northrop Grumman của Mỹ, là máy bay ném bom tầm xa có khả năng tàng hình. Vào ngày 10/11 vừa qua, sự kiện B-21 hoàn thành chuyến bay đầu tiên tại Căn cứ Không quân Palmdale ở California gây chú ý cho giới quân sự quốc tế.Điều này có nghĩa là sau máy bay ném bom B-2 Spirit, Không quân Mỹ sẽ sớm có loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình thứ 2. Ít nhất là trong lĩnh vực phát triển và trang bị máy bay ném bom, họ vượt xa hai cường quốc không quân lớn là Trung Quốc và Nga. Xét cho cùng, máy bay ném bom H-6 hiện đang được trang bị của Trung Quốc, không phải là máy bay ném bom chiến lược theo đúng nghĩa. Còn máy bay ném bom siêu âm Tu-160 của Nga thì không có khả năng tàng hình.Từ sơ đồ khối giống nhau của B-21 và B-2, không khó nhận thấy máy bay ném bom B-21 vẫn tuân theo cách bố trí khí động học kiểu “cánh bay” của B-2; tuy nhiên kích thước thân đã giảm đi đáng kể so với B-21. Máy bay ném bom B-21 có thể coi là "phiên bản thu nhỏ" của máy bay ném bom B-2.Thậm chí một số cư dân mạng đam mê kiến thức quân sự, đã tính toán kích thước “gần đúng” của máy bay ném bom B-21 dựa trên chiều dài và chiều rộng của nhà chứa máy bay, được tiết lộ trên Internet. B-21 có chiều dài thân khoảng 15 m và sải cánh 42 m, rõ ràng là nhỏ hơn B-2, có chiều dài 21 m và sải cánh 52 m.Như vậy, xét về bán kính chiến đấu, thời gian bay, tải trọng bom tối đa và các chỉ số khác, thì các thông số của máy bay ném bom B-21 đều không bằng B-2. Tuy nhiên, Northrop Grumman gọi B-21 là "máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới", điều này chắc chắn đã nâng tầm máy bay ném bom B-21.Được biết, B-21 có khả năng tàng hình cực kỳ xuất sắc và có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng không của nhiều quốc gia khác bao gồm máy bay cảnh báo sớm, radar mặt đất, máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không, pháo phòng không,... và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ với các loại vũ khí hiện đại. Không quân Mỹ cũng đặt nhiều hy vọng vào máy bay ném bom tàng hình B-21. Thượng nghị sĩ Mỹ Mike Rounds trước đó từng nhận định, Nga và Trung Quốc không thể chống lại máy bay ném bom tàng hình B-21 mới nhất mà Không quân Mỹ sắp được trang bị, bởi vì họ dường như không thể nhìn thấy "kẻ đột kích" đang bay.Về vấn đề này, các chuyên gia Nga dường như không đồng tình với việc Mỹ khoe khoang về máy bay ném bom B-21. Theo hãng tin Sputnik/Nga ngày 15/12, dẫn lời ông Alexander Mikhailov, chuyên gia quân sự kiêm Giám đốc Cục Phân tích chính trị quân sự của Nga cho biết, máy bay B-21 của Mỹ không có khả năng qua mặt với loại radar sóng mét của Nga và Trung Quốc.Ông Mikhailov chỉ ra rằng, ai cũng biết công nghệ tàng hình hoàn toàn không thể che giấu trước radar sóng mét và loại radar này, hoàn toàn có thể phát hiện những mục tiêu tàng hình trên không. Ví dụ, Nga được trang bị trạm radar sóng mét "Sky-M", có thể phát hiện máy bay tàng hình, vũ khí siêu thanh và đầu đạn tên lửa ở khoảng cách lên tới 600 km.Trung Quốc cũng được trang bị radar sóng mét ba tọa độ YLC-2E thế hệ mới, có dải tần từ 30-300 MHz, bước sóng 1-10m, áp dụng các phương pháp xử lý tín hiệu hiện đại, tính toán tốc độ cao. Với công nghệ ăng-ten mảng pha chủ động, nên độ chính xác phát hiện mục tiêu được cải thiện đáng kể và tăng hiệu suất bao phủ vùng trời.Radar sóng mét YLC-2E được Quân đội Trung Quốc trang bị và đã công khai tham gia Triển lãm hàng không Chu Hải. Theo giới thiệu của Trung Quốc, radar này có khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình cực kỳ mạnh. Về công nghệ phát hiện mục tiêu tàng hình, radar YLC-2E mạnh hơn nhiều so với radar vi sóng hiện nay và có thể phát hiện các mục tiêu bay tàng hình trên không của Mỹ bao gồm F-22, F-35, B-2,... đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có công nghệ phát hiện mục tiêu tàng hình hiện đại trên thế giới.Hiện nay, Không quân Mỹ có phi đội gồm 20 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, với chi phí mua máy bay lên tới hơn 40 tỷ USD (2 tỷ USD/chiếc). Đối với máy bay ném bom B-21 "Raider", Không quân Mỹ có kế hoạch mua và trang bị 100 chiếc.Ngay cả khi chi phí chế tạo máy bay B-21 được kiểm soát ở mức 600 triệu USD/chiếc, thì chi phí mua phi đội 100 máy bay cũng là rất cao, nhưng không thể vượt quá 100 tỷ USD; rẻ hơn nhiều so với máy bay B-2, nhưng vẫn là gánh nặng đối với Chính phủ Mỹ hiện đang ngập trong nợ nần.Mặc dù Thượng nghị sĩ Mike Rounds đã cố gắng hết sức để phóng đại khả năng tàng hình xuất sắc của B-21, cũng như sự khó khăn của Nga và Trung Quốc trong việc đối phó với B-21 Raider, chẳng qua là biện hộ và vận động hành lang cho việc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom B-21.Khách quan đánh giá, máy bay B-21 được chế tạo dựa trên nền tảng thiết kế của B-2, tích hợp những thành tựu mới nhất trong công nghệ và sản xuất hàng không của Mỹ, khả năng tàng hình của nó chắc chắn sẽ vượt qua người tiền nhiệm là máy bay ném bom B-2.Máy bay B-21 sẽ rất khó bị phát hiện nếu so với các máy bay khác có cùng kích thước, bằng các loại radar trên không (trang bị trên máy bay chiến đấu hoặc máy bay cảnh báo sớm) và radar mặt đất, hoạt động trong dải sóng centimet hoặc decimet.Tuy nhiên, các radar sóng mét do Trung Quốc và Nga phát triển và trang bị đều có hiệu suất phát hiện mục tiêu tàng hình rất mạnh và không thể đánh giá thấp khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của những loại radar này.Do vậy, máy bay ném bom tàng hình B-21 "Raider" có thể dễ dàng “qua mặt” các hệ thống phòng không của các quốc gia nhỏ, nhưng khó có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Trung Quốc và Nga, hai cường quốc quân sự lớn và cũng là đối thủ chính của Mỹ.
B-21, biệt danh là "Raider", được phát triển bởi công ty Northrop Grumman của Mỹ, là máy bay ném bom tầm xa có khả năng tàng hình. Vào ngày 10/11 vừa qua, sự kiện B-21 hoàn thành chuyến bay đầu tiên tại Căn cứ Không quân Palmdale ở California gây chú ý cho giới quân sự quốc tế.
Điều này có nghĩa là sau máy bay ném bom B-2 Spirit, Không quân Mỹ sẽ sớm có loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình thứ 2. Ít nhất là trong lĩnh vực phát triển và trang bị máy bay ném bom, họ vượt xa hai cường quốc không quân lớn là Trung Quốc và Nga.
Xét cho cùng, máy bay ném bom H-6 hiện đang được trang bị của Trung Quốc, không phải là máy bay ném bom chiến lược theo đúng nghĩa. Còn máy bay ném bom siêu âm Tu-160 của Nga thì không có khả năng tàng hình.
Từ sơ đồ khối giống nhau của B-21 và B-2, không khó nhận thấy máy bay ném bom B-21 vẫn tuân theo cách bố trí khí động học kiểu “cánh bay” của B-2; tuy nhiên kích thước thân đã giảm đi đáng kể so với B-21. Máy bay ném bom B-21 có thể coi là "phiên bản thu nhỏ" của máy bay ném bom B-2.
Thậm chí một số cư dân mạng đam mê kiến thức quân sự, đã tính toán kích thước “gần đúng” của máy bay ném bom B-21 dựa trên chiều dài và chiều rộng của nhà chứa máy bay, được tiết lộ trên Internet. B-21 có chiều dài thân khoảng 15 m và sải cánh 42 m, rõ ràng là nhỏ hơn B-2, có chiều dài 21 m và sải cánh 52 m.
Như vậy, xét về bán kính chiến đấu, thời gian bay, tải trọng bom tối đa và các chỉ số khác, thì các thông số của máy bay ném bom B-21 đều không bằng B-2. Tuy nhiên, Northrop Grumman gọi B-21 là "máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới", điều này chắc chắn đã nâng tầm máy bay ném bom B-21.
Được biết, B-21 có khả năng tàng hình cực kỳ xuất sắc và có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng không của nhiều quốc gia khác bao gồm máy bay cảnh báo sớm, radar mặt đất, máy bay chiến đấu, tên lửa phòng không, pháo phòng không,... và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ với các loại vũ khí hiện đại.
Không quân Mỹ cũng đặt nhiều hy vọng vào máy bay ném bom tàng hình B-21. Thượng nghị sĩ Mỹ Mike Rounds trước đó từng nhận định, Nga và Trung Quốc không thể chống lại máy bay ném bom tàng hình B-21 mới nhất mà Không quân Mỹ sắp được trang bị, bởi vì họ dường như không thể nhìn thấy "kẻ đột kích" đang bay.
Về vấn đề này, các chuyên gia Nga dường như không đồng tình với việc Mỹ khoe khoang về máy bay ném bom B-21. Theo hãng tin Sputnik/Nga ngày 15/12, dẫn lời ông Alexander Mikhailov, chuyên gia quân sự kiêm Giám đốc Cục Phân tích chính trị quân sự của Nga cho biết, máy bay B-21 của Mỹ không có khả năng qua mặt với loại radar sóng mét của Nga và Trung Quốc.
Ông Mikhailov chỉ ra rằng, ai cũng biết công nghệ tàng hình hoàn toàn không thể che giấu trước radar sóng mét và loại radar này, hoàn toàn có thể phát hiện những mục tiêu tàng hình trên không. Ví dụ, Nga được trang bị trạm radar sóng mét "Sky-M", có thể phát hiện máy bay tàng hình, vũ khí siêu thanh và đầu đạn tên lửa ở khoảng cách lên tới 600 km.
Trung Quốc cũng được trang bị radar sóng mét ba tọa độ YLC-2E thế hệ mới, có dải tần từ 30-300 MHz, bước sóng 1-10m, áp dụng các phương pháp xử lý tín hiệu hiện đại, tính toán tốc độ cao. Với công nghệ ăng-ten mảng pha chủ động, nên độ chính xác phát hiện mục tiêu được cải thiện đáng kể và tăng hiệu suất bao phủ vùng trời.
Radar sóng mét YLC-2E được Quân đội Trung Quốc trang bị và đã công khai tham gia Triển lãm hàng không Chu Hải. Theo giới thiệu của Trung Quốc, radar này có khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình cực kỳ mạnh.
Về công nghệ phát hiện mục tiêu tàng hình, radar YLC-2E mạnh hơn nhiều so với radar vi sóng hiện nay và có thể phát hiện các mục tiêu bay tàng hình trên không của Mỹ bao gồm F-22, F-35, B-2,... đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có công nghệ phát hiện mục tiêu tàng hình hiện đại trên thế giới.
Hiện nay, Không quân Mỹ có phi đội gồm 20 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, với chi phí mua máy bay lên tới hơn 40 tỷ USD (2 tỷ USD/chiếc). Đối với máy bay ném bom B-21 "Raider", Không quân Mỹ có kế hoạch mua và trang bị 100 chiếc.
Ngay cả khi chi phí chế tạo máy bay B-21 được kiểm soát ở mức 600 triệu USD/chiếc, thì chi phí mua phi đội 100 máy bay cũng là rất cao, nhưng không thể vượt quá 100 tỷ USD; rẻ hơn nhiều so với máy bay B-2, nhưng vẫn là gánh nặng đối với Chính phủ Mỹ hiện đang ngập trong nợ nần.
Mặc dù Thượng nghị sĩ Mike Rounds đã cố gắng hết sức để phóng đại khả năng tàng hình xuất sắc của B-21, cũng như sự khó khăn của Nga và Trung Quốc trong việc đối phó với B-21 Raider, chẳng qua là biện hộ và vận động hành lang cho việc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom B-21.
Khách quan đánh giá, máy bay B-21 được chế tạo dựa trên nền tảng thiết kế của B-2, tích hợp những thành tựu mới nhất trong công nghệ và sản xuất hàng không của Mỹ, khả năng tàng hình của nó chắc chắn sẽ vượt qua người tiền nhiệm là máy bay ném bom B-2.
Máy bay B-21 sẽ rất khó bị phát hiện nếu so với các máy bay khác có cùng kích thước, bằng các loại radar trên không (trang bị trên máy bay chiến đấu hoặc máy bay cảnh báo sớm) và radar mặt đất, hoạt động trong dải sóng centimet hoặc decimet.
Tuy nhiên, các radar sóng mét do Trung Quốc và Nga phát triển và trang bị đều có hiệu suất phát hiện mục tiêu tàng hình rất mạnh và không thể đánh giá thấp khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình của những loại radar này.
Do vậy, máy bay ném bom tàng hình B-21 "Raider" có thể dễ dàng “qua mặt” các hệ thống phòng không của các quốc gia nhỏ, nhưng khó có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Trung Quốc và Nga, hai cường quốc quân sự lớn và cũng là đối thủ chính của Mỹ.