Theo như lời Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho tuyên bố hôm 25/9 trước khi lên máy bay trở về nước thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên chiến với nước này. Và Bình Nhưỡng có quyền bắn hạ mọi máy bay quân sự của Mỹ ngay cả khi nó không xâm phạm không phận Triều Tiên. Nguồn ảnh: The Aviationist.Vậy cơ sở nào để Triều Tiên có thể hùng hồn tuyên bố bắn hạ được phi đội máy bay ném bom hiện đại nhất thế giới của Mỹ, khi kho tên lửa phòng không của họ đã quá lạc hậu. Dù nói vậy các phi công Mỹ vẫn e dè trước tuyên bố của Triều Tiên và loại tên lửa họ ngán nhất hiện tại là S-200. Nguồn ảnh: KCNA.Tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara là mẫu vũ khí phòng không mạnh nhất và có tính thực chiến nhất của phòng không Triều Tiên hiện nay, nó thể bắn hạ các máy bay quân sự của Mỹ từ bên kia vùng phi quân sự DMZ. Tên lửa S-200 giống như các tên lửa phòng không khác của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Getty Images.S-200 được xem là mẫu tên lửa đất đối không có kích thước “khủng” nhất thế giới trong giai đoạn nó xuất hiện với trọng lượng lên tới 7.1 tấn. Tên lửa có tầm bắn tới 250 km, mang theo đầu đạn nặng 217 kg. Tuy nhiên, tên lửa này được chế tạo theo công nghệ những năm 1960 nên đã quá lạc hậu và khó đáp ứng được yêu cầu của chiến trường hiện đại. Nguồn ảnh: The Australian.Theo số liệu từ năm 2008, Triều Tiên sở hữu khoảng 4 tiểu đoàn S-200 Angara với 40 tổ hợp phóng và mỗi tổ hợp phóng chỉ có thể triển khai một tên lửa tương tự như trên các tên lửa phòng không S-75. Nhìn chung Triều Tiên vẫn có thể đe dọa được các phi đội máy bay Mỹ với tên lửa phòng không S-200 nhưng tỉ lệ đánh chặn thành công của nó không cao. Nguồn ảnh: Fighter Sweep.Loại tên lửa phòng không thứ hai của Triều Tiên có thể đe dọa máy bay Mỹ là S-125 Neva/Pechora tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung do Liên Xô chế tạo từ cuối những năm 1950. S-125 hiện là loại tên lửa phòng không duy nhất trên thế giới bắn hạ thành công máy bay tàng hình trong chiến tranh Kosovo năm 1999. Nguồn ảnh: The Federalist.Dù vậy tầm bắn của S-125 lại khá thấp chỉ từ 28-35km nghĩa là muốn bắn hạ máy bay Mỹ, Triều Tiên phải triển khai chúng sát khu vực DMZ hoặc dọc bờ biển của bán đảo. Mỗi quả tên lửa S-125 nặng khoảng 930kg, được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 70kg. Nguồn ảnh: korearms.Hiện tại Triều Tiên sở hữu hơn 10 tiểu đoàn S-125 trong biên chế, được bố trí chủ yếu ở Bình Nhưỡng và một số căn cứ quân sự quan trọng. Ngoài ra họ còn cải tiến nó đặt trên các bệ phóng di động nhằm tăng tính cơ động trong tác chiến thay vì các bệ phóng cố định. Nguồn ảnh: NK News.Cái tên thứ ba trong bộ ba tên lửa phòng không của Triều Tiên chính là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-75 Dvina, nó cũng do Liên Xô chế tạo trong cuối những năm 1950 và đây cũng là dòng tên lửa phòng không chủ lực của Triều Tiên từ những năm 1960 cho tới nay. Nguồn ảnh: CNN.Chiến tích của S-75 có lẽ không cần nói tới nữa, bởi những chiến thắng vẻ vang của nó trên bầu trời Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Tầm bắn của dòng tên lửa này là hơn 40km được triển khai trên các bệ phóng cố định hoặc di động nếu Triều Tiên đã cải tiến. Trọng lượng tên lửa khoảng 2.3 tấn và được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 200kg. Nguồn ảnh: Wikimedia.Số lượng tổ hợp phòng không S-75 hiện tại không thể xác định nhưng có nhiều nguồn tin cho rằng họ chỉ sở hữu vài chục tiểu đoàn với gần 300 đạn tên lửa các loại (con số này vẫn chưa được xác thực). Nguồn ảnh: Mapn.Ngoài những tổ hợp tên lửa phòng không kể trên Triều Tiên vẫn còn một tổ hợp tên lửa phòng khác do nước này tự chế tạo có tên KN-06 được Bình Nhưỡng quảng cáo sở hữu sức mạnh ngang ngửa S-300 của Nga, tuy nhiên khả năng của tổ hợp phòng không này vẫn chưa được chứng minh. Nguồn ảnh: Army Recognition.Theo như phía Triều Tiên tuyên bố KN-06 có tầm bắn tối thiểu lên đến 150km và được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng đến 500kg, cùng với đó là hệ thống dẫn đường tiên tiến mà họ cho là có thể đánh chặn được mọi loại mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: KCNA.Tổng kết lại dù sở hữu lực lượng phòng không không quá mạnh nhưng Triều Tiên vẫn có khả năng thực hiện được tuyên bố bắn hạ máy bay ném bom Mỹ của mình, ít nhất là khi họ có trong tay S-200 từ là một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: KCNA.
Theo như lời Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho tuyên bố hôm 25/9 trước khi lên máy bay trở về nước thì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên chiến với nước này. Và Bình Nhưỡng có quyền bắn hạ mọi máy bay quân sự của Mỹ ngay cả khi nó không xâm phạm không phận Triều Tiên. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Vậy cơ sở nào để Triều Tiên có thể hùng hồn tuyên bố bắn hạ được phi đội máy bay ném bom hiện đại nhất thế giới của Mỹ, khi kho tên lửa phòng không của họ đã quá lạc hậu. Dù nói vậy các phi công Mỹ vẫn e dè trước tuyên bố của Triều Tiên và loại tên lửa họ ngán nhất hiện tại là S-200. Nguồn ảnh: KCNA.
Tên lửa phòng không tầm xa S-200 Angara là mẫu vũ khí phòng không mạnh nhất và có tính thực chiến nhất của phòng không Triều Tiên hiện nay, nó thể bắn hạ các máy bay quân sự của Mỹ từ bên kia vùng phi quân sự DMZ. Tên lửa S-200 giống như các tên lửa phòng không khác của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Getty Images.
S-200 được xem là mẫu tên lửa đất đối không có kích thước “khủng” nhất thế giới trong giai đoạn nó xuất hiện với trọng lượng lên tới 7.1 tấn. Tên lửa có tầm bắn tới 250 km, mang theo đầu đạn nặng 217 kg. Tuy nhiên, tên lửa này được chế tạo theo công nghệ những năm 1960 nên đã quá lạc hậu và khó đáp ứng được yêu cầu của chiến trường hiện đại. Nguồn ảnh: The Australian.
Theo số liệu từ năm 2008, Triều Tiên sở hữu khoảng 4 tiểu đoàn S-200 Angara với 40 tổ hợp phóng và mỗi tổ hợp phóng chỉ có thể triển khai một tên lửa tương tự như trên các tên lửa phòng không S-75. Nhìn chung Triều Tiên vẫn có thể đe dọa được các phi đội máy bay Mỹ với tên lửa phòng không S-200 nhưng tỉ lệ đánh chặn thành công của nó không cao. Nguồn ảnh: Fighter Sweep.
Loại tên lửa phòng không thứ hai của Triều Tiên có thể đe dọa máy bay Mỹ là S-125 Neva/Pechora tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung do Liên Xô chế tạo từ cuối những năm 1950. S-125 hiện là loại tên lửa phòng không duy nhất trên thế giới bắn hạ thành công máy bay tàng hình trong chiến tranh Kosovo năm 1999. Nguồn ảnh: The Federalist.
Dù vậy tầm bắn của S-125 lại khá thấp chỉ từ 28-35km nghĩa là muốn bắn hạ máy bay Mỹ, Triều Tiên phải triển khai chúng sát khu vực DMZ hoặc dọc bờ biển của bán đảo. Mỗi quả tên lửa S-125 nặng khoảng 930kg, được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng 70kg. Nguồn ảnh: korearms.
Hiện tại Triều Tiên sở hữu hơn 10 tiểu đoàn S-125 trong biên chế, được bố trí chủ yếu ở Bình Nhưỡng và một số căn cứ quân sự quan trọng. Ngoài ra họ còn cải tiến nó đặt trên các bệ phóng di động nhằm tăng tính cơ động trong tác chiến thay vì các bệ phóng cố định. Nguồn ảnh: NK News.
Cái tên thứ ba trong bộ ba tên lửa phòng không của Triều Tiên chính là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-75 Dvina, nó cũng do Liên Xô chế tạo trong cuối những năm 1950 và đây cũng là dòng tên lửa phòng không chủ lực của Triều Tiên từ những năm 1960 cho tới nay. Nguồn ảnh: CNN.
Chiến tích của S-75 có lẽ không cần nói tới nữa, bởi những chiến thắng vẻ vang của nó trên bầu trời Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Tầm bắn của dòng tên lửa này là hơn 40km được triển khai trên các bệ phóng cố định hoặc di động nếu Triều Tiên đã cải tiến. Trọng lượng tên lửa khoảng 2.3 tấn và được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng 200kg. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Số lượng tổ hợp phòng không S-75 hiện tại không thể xác định nhưng có nhiều nguồn tin cho rằng họ chỉ sở hữu vài chục tiểu đoàn với gần 300 đạn tên lửa các loại (con số này vẫn chưa được xác thực). Nguồn ảnh: Mapn.
Ngoài những tổ hợp tên lửa phòng không kể trên Triều Tiên vẫn còn một tổ hợp tên lửa phòng khác do nước này tự chế tạo có tên KN-06 được Bình Nhưỡng quảng cáo sở hữu sức mạnh ngang ngửa S-300 của Nga, tuy nhiên khả năng của tổ hợp phòng không này vẫn chưa được chứng minh. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Theo như phía Triều Tiên tuyên bố KN-06 có tầm bắn tối thiểu lên đến 150km và được trang bị một đầu đạn nổ cực mạnh nặng đến 500kg, cùng với đó là hệ thống dẫn đường tiên tiến mà họ cho là có thể đánh chặn được mọi loại mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: KCNA.
Tổng kết lại dù sở hữu lực lượng phòng không không quá mạnh nhưng Triều Tiên vẫn có khả năng thực hiện được tuyên bố bắn hạ máy bay ném bom Mỹ của mình, ít nhất là khi họ có trong tay S-200 từ là một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới. Nguồn ảnh: KCNA.