Khi được thiết kế và ra đời trong những năm cuối của thập niên 70, máy bay ném bom B-1B Lancer được chế tạo với mục đích "tối thượng" đó là bay thấp ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Pinterest.Đặc điểm bay này cho phép máy bay B-1B Lancer của Mỹ có thể bay ở độ cao thấp với tốc độ siêu âm. Việc di chuyển ở độ cao thấp được cho là cách hiệu quả nhất để những tốp máy bay ném bom B-1B Lancer "lách" qua tầm mắt của hệ thống radar do Liên Xô xây dựng. Nguồn ảnh: Airliners.Tuy nhiên, thực tế biến hoá khôn lường đã khiến B-1B Lancer phải đóng vai máy bay ném bom chiến lược với vai trò oanh tạc hoả lực vào trận địa, bay liên tục ở tốc độ cao trong nhiều giờ liên tục để giám sát chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.Không quân Mỹ hiện đã dự kiến cho toàn bộ đội bay B-1B Lancer của mình về hưu vào năm 2036. Tuy nhiên, các kỹ sư Không quân Mỹ lại nhận định rằng phần lớn các máy bay B-1B của lực lượng này sẽ hết hạn trước đó, phí ra hạn là quá cao và không "bõ" để ra hạn thêm một vài năm với chi phí lớn tới như vậy. Nguồn ảnh: Jetphoto.Cách hiệu quả và rẻ tiền nhất mà Không quân Mỹ có thể áp dụng để kéo dài tuổi thọ những chiếc máy bay này đó là vận hành nó ở độ cao lớn hơn - với tốc độ chậm hơn - nghĩa là ngược hoàn toàn so với những thiết kế ban đầu của B-1B Lancer. Nguồn ảnh: Pinterest.Ở độ cao lớn hơn, máy bay B-1B Lancer sẽ gặp ít sức cản không khí hơn do không khí trên cao loãng hơn nhiều so với dưới mặt đất. Việc có sức cản không khí thấp hơn sẽ giúp phần khung thân máy bay phải chịu ít lực tác động hơn nhiều khi bay ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: Pinterest.Tốc độ bay chậm hơn cũng sẽ giúp cho B-1B Lancer chịu ít lực tác động vào phần khung thân, đặc biệt là khu vực cơ khí chịu trách nhiệm "cụp - xoè" cánh máy bay. Đây là điều cực kỳ quan trọng, giúp tăng đáng kể tuổi thọ của chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên mặt lý thuyết, máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ có khả năng bay ở tốc độ tối đa 1335 km/h ở độ cao 12.000 mét. Ở độ cao thấp hơn 150 mét, máy bay có thể đạt tốc độ 1126 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.Trần bay của B-1B Lancer vào khoảng 18.000 mét tuy nhiên chiếc máy bay ném bom này ít khi hoạt động ở độ cao quá 14.000 mét do lượng nhiên liệu bị phung phí khi lấy độ cao là khá lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, Không quân Mỹ đang vận hành tổng cộng 44 chiếc máy bay ném bom loại này. Giá của mỗi chiếc B-1B Lancer vào khoảng 290 triệu USD theo tỷ giá năm 1998, tương đương với 415 triệu USD theo tỷ giá năm 2018. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh máy bay ném bom B-1B Lancder "lặng lè" cất cánh.
Khi được thiết kế và ra đời trong những năm cuối của thập niên 70, máy bay ném bom B-1B Lancer được chế tạo với mục đích "tối thượng" đó là bay thấp ở tốc độ cao. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc điểm bay này cho phép máy bay B-1B Lancer của Mỹ có thể bay ở độ cao thấp với tốc độ siêu âm. Việc di chuyển ở độ cao thấp được cho là cách hiệu quả nhất để những tốp máy bay ném bom B-1B Lancer "lách" qua tầm mắt của hệ thống radar do Liên Xô xây dựng. Nguồn ảnh: Airliners.
Tuy nhiên, thực tế biến hoá khôn lường đã khiến B-1B Lancer phải đóng vai máy bay ném bom chiến lược với vai trò oanh tạc hoả lực vào trận địa, bay liên tục ở tốc độ cao trong nhiều giờ liên tục để giám sát chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không quân Mỹ hiện đã dự kiến cho toàn bộ đội bay B-1B Lancer của mình về hưu vào năm 2036. Tuy nhiên, các kỹ sư Không quân Mỹ lại nhận định rằng phần lớn các máy bay B-1B của lực lượng này sẽ hết hạn trước đó, phí ra hạn là quá cao và không "bõ" để ra hạn thêm một vài năm với chi phí lớn tới như vậy. Nguồn ảnh: Jetphoto.
Cách hiệu quả và rẻ tiền nhất mà Không quân Mỹ có thể áp dụng để kéo dài tuổi thọ những chiếc máy bay này đó là vận hành nó ở độ cao lớn hơn - với tốc độ chậm hơn - nghĩa là ngược hoàn toàn so với những thiết kế ban đầu của B-1B Lancer. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở độ cao lớn hơn, máy bay B-1B Lancer sẽ gặp ít sức cản không khí hơn do không khí trên cao loãng hơn nhiều so với dưới mặt đất. Việc có sức cản không khí thấp hơn sẽ giúp phần khung thân máy bay phải chịu ít lực tác động hơn nhiều khi bay ở độ cao thấp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tốc độ bay chậm hơn cũng sẽ giúp cho B-1B Lancer chịu ít lực tác động vào phần khung thân, đặc biệt là khu vực cơ khí chịu trách nhiệm "cụp - xoè" cánh máy bay. Đây là điều cực kỳ quan trọng, giúp tăng đáng kể tuổi thọ của chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên mặt lý thuyết, máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ có khả năng bay ở tốc độ tối đa 1335 km/h ở độ cao 12.000 mét. Ở độ cao thấp hơn 150 mét, máy bay có thể đạt tốc độ 1126 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trần bay của B-1B Lancer vào khoảng 18.000 mét tuy nhiên chiếc máy bay ném bom này ít khi hoạt động ở độ cao quá 14.000 mét do lượng nhiên liệu bị phung phí khi lấy độ cao là khá lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Không quân Mỹ đang vận hành tổng cộng 44 chiếc máy bay ném bom loại này. Giá của mỗi chiếc B-1B Lancer vào khoảng 290 triệu USD theo tỷ giá năm 1998, tương đương với 415 triệu USD theo tỷ giá năm 2018. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh máy bay ném bom B-1B Lancder "lặng lè" cất cánh.