Truyền thông Azerbaijan mới đây đã đăng tải hình ảnh máy bay không người lái cảm tử Harpy do Israel sản xuất đang phục vụ trong biên chế quân đội nước này phá hủy thành công một tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS của Armenia.Như vậy đây là lần đầu tiên một hệ thống S-300 bị tiêu diệt trong thực chiến, điều này gây ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của S-300 (thậm chí cả S-400) và dẫn đến nhận định rằng vũ khí này không còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại.Ý kiến trên không phải phi lý, khi S-300 là vũ khí ra đời cách đây đã 40 năm, nó được thiết kế để đối phó với máy bay ném bom chiến lược kích thước cồng kềnh hoạt động ở độ cao lớn chứ không phải UAV cỡ nhỏ bay thấp như ngày nay.Nhưng vấn đề gây thắc mắc nhất vào lúc này đó là tại sao Azerbaijan lại có thể dễ dàng xác định chính xác vị trí Armenia triển khai S-300 để cho máy bay không người lái của mình áp sát nhằm tiêu diệt.Trước đó có thông tin cho biết phía Ukraine đã cung cấp cho Azerbaijan các trạm trinh sát điện tử thụ động Kolchuga-M, từ đó giúp Baku nhận diện S-300 của Yerevan khi radar của chúng phát sóng.Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì khí tài trên chỉ phát huy tác dụng trong việc chống tập kích đường không, tức là đối tượng tác chiến của nó là máy bay đối phương chứ không phải một tổ hợp phòng không nằm dưới đất, vậy thực chất Baku đã được ai hỗ trợ?Theo ý kiến từ một số chuyên gia, các trạm radar, sở chỉ huy và bệ phóng di động của hệ thống phòng không S-300 của Armenia đã bị Azerbaijan phá hủy với sự tham gia trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ.Hóa ra chính hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập chính xác khu vực triển khai của tất cả các hệ thống phòng không của Armenia cũng như cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR), sau đó những cuộc không kích đã diễn ra.Tờ báo Pháp Reseau International cho rằng: “Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có 4 máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không E-7A AEW (còn gọi là E-737), trên đó Northrop đã lắp ăng ten radar mảng pha quét chủ động băng tần L cố định, chứ không phải ăng ten xoay như E-3 AWACS"."Khi E-7A bay ở độ cao 9.000 m, radar có thể theo dõi 180 mục tiêu và có phạm vi phát hiện đối tượng trên không là 600 km. Thiết bị ELINT (trinh sát điện tử) sử dụng cùng một ăng ten và có thể phát hiện ra radar của đối phương cách xa tới 850 km"."E-7A AEW tương tự như Beriev A-100 của Nga (trang bị radar Vega Premier) và được sử dụng như một đài chỉ huy bay. Đồng thời nó còn là trung tâm công nghệ thông tin truyền - nhận các tình huống tác chiến, trên không và trên bộ cho phi công cũng như các đơn vị dưới mặt đất"."Mặc dù bị bỏ sót, radar MESA cũng có thể phát hiện xe bọc thép hoặc tàu chiến cách xa 180 - 240 km. Có thể giả định rằng máy bay E-7A đã bắt đầu trinh sát trên không vài tháng trước khi bắt đầu cuộc giao tranh"."Như vậy, Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã có trên bản đồ vị trí của tất cả các loại vũ khí hạng nặng được Armenia triển khai ở Nagorno-Karabakh vào thời điểm bắt đầu chiến sự, cũng như nắm rõ hoạt động của chúng".Hiện tại đại diện của tất cả các bên tham gia cuộc xung đột bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Armenia cũng như NKR chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về những gì vừa được truyền thông đăng tải.Tuy nhiên đây rõ ràng là giả thiết hợp lý nhất từng được đưa ra liên quan đến hiệu suất tác chiến đặc biệt cao của quân đội Azerbaijan trong việc chế áp phòng không Armenia.
Truyền thông Azerbaijan mới đây đã đăng tải hình ảnh máy bay không người lái cảm tử Harpy do Israel sản xuất đang phục vụ trong biên chế quân đội nước này phá hủy thành công một tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS của Armenia.
Như vậy đây là lần đầu tiên một hệ thống S-300 bị tiêu diệt trong thực chiến, điều này gây ảnh hưởng nặng nề tới uy tín của S-300 (thậm chí cả S-400) và dẫn đến nhận định rằng vũ khí này không còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại.
Ý kiến trên không phải phi lý, khi S-300 là vũ khí ra đời cách đây đã 40 năm, nó được thiết kế để đối phó với máy bay ném bom chiến lược kích thước cồng kềnh hoạt động ở độ cao lớn chứ không phải UAV cỡ nhỏ bay thấp như ngày nay.
Nhưng vấn đề gây thắc mắc nhất vào lúc này đó là tại sao Azerbaijan lại có thể dễ dàng xác định chính xác vị trí Armenia triển khai S-300 để cho máy bay không người lái của mình áp sát nhằm tiêu diệt.
Trước đó có thông tin cho biết phía Ukraine đã cung cấp cho Azerbaijan các trạm trinh sát điện tử thụ động Kolchuga-M, từ đó giúp Baku nhận diện S-300 của Yerevan khi radar của chúng phát sóng.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì khí tài trên chỉ phát huy tác dụng trong việc chống tập kích đường không, tức là đối tượng tác chiến của nó là máy bay đối phương chứ không phải một tổ hợp phòng không nằm dưới đất, vậy thực chất Baku đã được ai hỗ trợ?
Theo ý kiến từ một số chuyên gia, các trạm radar, sở chỉ huy và bệ phóng di động của hệ thống phòng không S-300 của Armenia đã bị Azerbaijan phá hủy với sự tham gia trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hóa ra chính hàng không Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập chính xác khu vực triển khai của tất cả các hệ thống phòng không của Armenia cũng như cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR), sau đó những cuộc không kích đã diễn ra.
Tờ báo Pháp Reseau International cho rằng: “Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có 4 máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không E-7A AEW (còn gọi là E-737), trên đó Northrop đã lắp ăng ten radar mảng pha quét chủ động băng tần L cố định, chứ không phải ăng ten xoay như E-3 AWACS".
"Khi E-7A bay ở độ cao 9.000 m, radar có thể theo dõi 180 mục tiêu và có phạm vi phát hiện đối tượng trên không là 600 km. Thiết bị ELINT (trinh sát điện tử) sử dụng cùng một ăng ten và có thể phát hiện ra radar của đối phương cách xa tới 850 km".
"E-7A AEW tương tự như Beriev A-100 của Nga (trang bị radar Vega Premier) và được sử dụng như một đài chỉ huy bay. Đồng thời nó còn là trung tâm công nghệ thông tin truyền - nhận các tình huống tác chiến, trên không và trên bộ cho phi công cũng như các đơn vị dưới mặt đất".
"Mặc dù bị bỏ sót, radar MESA cũng có thể phát hiện xe bọc thép hoặc tàu chiến cách xa 180 - 240 km. Có thể giả định rằng máy bay E-7A đã bắt đầu trinh sát trên không vài tháng trước khi bắt đầu cuộc giao tranh".
"Như vậy, Bộ Tổng tham mưu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã có trên bản đồ vị trí của tất cả các loại vũ khí hạng nặng được Armenia triển khai ở Nagorno-Karabakh vào thời điểm bắt đầu chiến sự, cũng như nắm rõ hoạt động của chúng".
Hiện tại đại diện của tất cả các bên tham gia cuộc xung đột bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Armenia cũng như NKR chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về những gì vừa được truyền thông đăng tải.
Tuy nhiên đây rõ ràng là giả thiết hợp lý nhất từng được đưa ra liên quan đến hiệu suất tác chiến đặc biệt cao của quân đội Azerbaijan trong việc chế áp phòng không Armenia.