Các nhà chức trách UAE đã quyết định dừng hoàn toàn mọi cuộc đàm phán với Washington liên quan đến việc mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Như vậy, chương trình mua chiến đấu cơ F-35 của UAE, được bàn từ thời Tổng thống Trump đã chính thức khép lại.UAE quyết định không tiết lộ lý do, tuy nhiên theo báo chí Ả Rập, điều này có thể là do Abu Dhabi nhận được thông tin rằng, các hệ thống phòng không của Nga có thể dễ dàng phát hiện ra các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này.Ngoài ra có một số trường hợp được biết đến, khi máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận với F-35 mà không bị cản trở. Điều này cho thấy thực chất, F-35 cũng không có lợi thế hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.Mỹ đã nhận được thông báo từ UAE và bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc này và cho rằng, Abu Dhabi có thể xem xét khả năng không chỉ mua máy bay chiến đấu Su-57 và Su-75 của Nga, mà còn mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc.Đồng thời Mỹ tuyên bố, không có lợi ích đặc biệt nào đối với việc bán tiêm kích F-35 cho UAE; điều này có thể là do Abu Dhabi có thể tham gia vào việc chuyển giao thông tin quan trọng về vũ khí của Mỹ cho Trung Quốc.Dưới thời Tổng thống Trump, các công ty của Mỹ đã ký hợp đồng với UAE bán 50 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35, 18 chiếc máy bay không người lái Reaper và các hệ thống vũ khí khác, trị giá 23 tỷ USD.Theo các chuyên gia phân tích, việc UAE hủy bỏ hợp đồng mua F-35 của Mỹ là do UAE vừa đặt mua 80 máy bay chiến đấu Rafale từ Công ty Dassault của Pháp. Do hạn chế về kỹ thuật, sử dụng và tài chính, UAE đã đưa ra quyết định ngừng thảo luận về việc mua máy bay chiến đấu với Lockheed Martin.Việc mua chiến đấu cơ F-35 của UAE tưởng như là điều chắc chắn và Lockheed Martin đã lên kế hoạch sản xuất. Nhưng cách đây không lâu, Tổng thống Pháp Macron đích thân tới UAE, không biết đã dùng biện pháp gì để giành được đơn hàng lớn bán 80 chiếc tiêm kích Rafale trị giá khoảng 19 tỷ USD.Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã gọi thỏa thuận này là “lịch sử” trong một Twitter và nói rằng, nó đã đóng góp “trực tiếp vào sự ổn định của khu vực”. Quyết định đặt mua Rafale của UAE là đơn hàng quốc tế lớn nhất, dành cho loại máy bay này, kể từ khi nó đi vào hoạt động năm 2004.Trước thương vụ Rafale, nhiều người cho rằng UAE sẽ không mua thêm máy bay không có tính năng tàng hình, mà sẽ mua F-35 hoặc Su-75 Checkmate của Nga, mà nước này được cho là đã tham gia vào quá trình phát triển.Tuy nhiên tất cả đã nhầm, khi UAE chọn Rafale phiên bản F4 của dòng chiến đấu cơ này (hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm), chứ không phải là F-35 hay Su-75 Checkmate; làm cả hai ông lớn là Lockheed Martin của Mỹ và Sukhoi của Nga “giận tím mặt”.Sẽ là không sao, khi Su-75 mới chỉ đang nằm trên bản vẽ; nhưng với hợp đồng khủng của Lockheed Martin mới là đòn đau cho Mỹ. Thậm chí theo thông tin, đại diện của Lockheed Martin tức giận đến mức từ chối bình luận.Nhưng trước đó không lâu, thì Mỹ cũng chơi pháp một vố “điếng người”, khi hợp đồng tàu ngầm Pháp - Úc ban đầu trị giá khoảng 50 tỷ USD, được coi là thành tựu ngoại giao lớn của Macron và “khế ước thế kỷ”, đã trở thành “thất bại thế kỷ”, khiến nước Pháp tức giận chưa từng có.Nhưng người Pháp không chịu thất bại, vì vậy Tổng thống Macron gần đây đã trực tiếp công du nước ngoài, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở châu Âu và giành được thành công một đơn hàng lớn, trị giá gần 20 tỷ USD tại UAE.Tuy nhiên niềm vui của người Pháp lại là nỗi buồn của Mỹ; nên nhớ rằng, khu vực Trung Đông là thị trường quan trọng của vũ khí Mỹ, với những thương vụ trị giá hàng chục tỷ USD/năm.Khi Donald Trump trở thành tổng thống, chuyến xuất ngoại lần đầu trên cương vị Tổng thống Mỹ của Trump không phải là châu Âu hay Canada, mà đến Ả Rập Xê-út; và đây cũng là “sự đặc biệt” đầu tiên của một Tổng thống Mỹ.Lý do là Ả Rập Xê-út là khách hàng quốc phòng lớn của Mỹ ở Trung Đông và thế giới. Và đợt công du đầu tiên của Trump, đã thực hiện một loạt đơn đặt hàng vũ khí lớn, trị giá hàng trăm tỷ USD, chỉ trong một lần giao dịch.Hiện tại chưa có tuyên bố chính thức nào từ Abu Dhabi về việc dừng mua F-35 và mua Rafale; nhưng việc UAE từ chối mua máy bay chiến đấu của Mỹ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của máy bay chiến đấu F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các nhà chức trách UAE đã quyết định dừng hoàn toàn mọi cuộc đàm phán với Washington liên quan đến việc mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Như vậy, chương trình mua chiến đấu cơ F-35 của UAE, được bàn từ thời Tổng thống Trump đã chính thức khép lại.
UAE quyết định không tiết lộ lý do, tuy nhiên theo báo chí Ả Rập, điều này có thể là do Abu Dhabi nhận được thông tin rằng, các hệ thống phòng không của Nga có thể dễ dàng phát hiện ra các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này.
Ngoài ra có một số trường hợp được biết đến, khi máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận với F-35 mà không bị cản trở. Điều này cho thấy thực chất, F-35 cũng không có lợi thế hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4.
Mỹ đã nhận được thông báo từ UAE và bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc này và cho rằng, Abu Dhabi có thể xem xét khả năng không chỉ mua máy bay chiến đấu Su-57 và Su-75 của Nga, mà còn mua máy bay chiến đấu của Trung Quốc.
Đồng thời Mỹ tuyên bố, không có lợi ích đặc biệt nào đối với việc bán tiêm kích F-35 cho UAE; điều này có thể là do Abu Dhabi có thể tham gia vào việc chuyển giao thông tin quan trọng về vũ khí của Mỹ cho Trung Quốc.
Dưới thời Tổng thống Trump, các công ty của Mỹ đã ký hợp đồng với UAE bán 50 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35, 18 chiếc máy bay không người lái Reaper và các hệ thống vũ khí khác, trị giá 23 tỷ USD.
Theo các chuyên gia phân tích, việc UAE hủy bỏ hợp đồng mua F-35 của Mỹ là do UAE vừa đặt mua 80 máy bay chiến đấu Rafale từ Công ty Dassault của Pháp. Do hạn chế về kỹ thuật, sử dụng và tài chính, UAE đã đưa ra quyết định ngừng thảo luận về việc mua máy bay chiến đấu với Lockheed Martin.
Việc mua chiến đấu cơ F-35 của UAE tưởng như là điều chắc chắn và Lockheed Martin đã lên kế hoạch sản xuất. Nhưng cách đây không lâu, Tổng thống Pháp Macron đích thân tới UAE, không biết đã dùng biện pháp gì để giành được đơn hàng lớn bán 80 chiếc tiêm kích Rafale trị giá khoảng 19 tỷ USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã gọi thỏa thuận này là “lịch sử” trong một Twitter và nói rằng, nó đã đóng góp “trực tiếp vào sự ổn định của khu vực”. Quyết định đặt mua Rafale của UAE là đơn hàng quốc tế lớn nhất, dành cho loại máy bay này, kể từ khi nó đi vào hoạt động năm 2004.
Trước thương vụ Rafale, nhiều người cho rằng UAE sẽ không mua thêm máy bay không có tính năng tàng hình, mà sẽ mua F-35 hoặc Su-75 Checkmate của Nga, mà nước này được cho là đã tham gia vào quá trình phát triển.
Tuy nhiên tất cả đã nhầm, khi UAE chọn Rafale phiên bản F4 của dòng chiến đấu cơ này (hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm), chứ không phải là F-35 hay Su-75 Checkmate; làm cả hai ông lớn là Lockheed Martin của Mỹ và Sukhoi của Nga “giận tím mặt”.
Sẽ là không sao, khi Su-75 mới chỉ đang nằm trên bản vẽ; nhưng với hợp đồng khủng của Lockheed Martin mới là đòn đau cho Mỹ. Thậm chí theo thông tin, đại diện của Lockheed Martin tức giận đến mức từ chối bình luận.
Nhưng trước đó không lâu, thì Mỹ cũng chơi pháp một vố “điếng người”, khi hợp đồng tàu ngầm Pháp - Úc ban đầu trị giá khoảng 50 tỷ USD, được coi là thành tựu ngoại giao lớn của Macron và “khế ước thế kỷ”, đã trở thành “thất bại thế kỷ”, khiến nước Pháp tức giận chưa từng có.
Nhưng người Pháp không chịu thất bại, vì vậy Tổng thống Macron gần đây đã trực tiếp công du nước ngoài, khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở châu Âu và giành được thành công một đơn hàng lớn, trị giá gần 20 tỷ USD tại UAE.
Tuy nhiên niềm vui của người Pháp lại là nỗi buồn của Mỹ; nên nhớ rằng, khu vực Trung Đông là thị trường quan trọng của vũ khí Mỹ, với những thương vụ trị giá hàng chục tỷ USD/năm.
Khi Donald Trump trở thành tổng thống, chuyến xuất ngoại lần đầu trên cương vị Tổng thống Mỹ của Trump không phải là châu Âu hay Canada, mà đến Ả Rập Xê-út; và đây cũng là “sự đặc biệt” đầu tiên của một Tổng thống Mỹ.
Lý do là Ả Rập Xê-út là khách hàng quốc phòng lớn của Mỹ ở Trung Đông và thế giới. Và đợt công du đầu tiên của Trump, đã thực hiện một loạt đơn đặt hàng vũ khí lớn, trị giá hàng trăm tỷ USD, chỉ trong một lần giao dịch.
Hiện tại chưa có tuyên bố chính thức nào từ Abu Dhabi về việc dừng mua F-35 và mua Rafale; nhưng việc UAE từ chối mua máy bay chiến đấu của Mỹ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của máy bay chiến đấu F-35. Nguồn ảnh: Pinterest.