Cuộc tập trận mùa đông của Không quân Bangladesh với tên gọi WINTEX 2017 được bắt đầu từ đầu tháng 3 với sự tham gia của lực lượng không quân cực kỳ đông đảo với nhiều chiến đấu cơ các loại. Nguồn ảnh: Sina.Nổi bật nhất trong cuộc tập trận lần này là chiến đấu cơ F-7 được Bangladesh mua của Trung Quốc và MiG-29 mua của Nga. Nguồn ảnh: Sina.F-7 là định danh xuất khẩu của dòng tiêm kích J-7 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở phiên bản MiG-21F13 của Không quân Liên Xô. Chính vì vậy, so với các thế hệ MiG-21MF/bis sau này, J-7 vẫn dùng kiểu mũi nhọn thụt sâu vào bên trong - đặc trưng của dòng MiG-21F13. Nguồn ảnh: Sina.Không quân Bangladesh hiện có 32 chiếc F-7 trong biên chế bao gồm: 16 F-7BG tiếp nhận năm 2006 và 16 F-7BGI tiếp nhận năm 2016. Nguồn ảnh: Sina.Trong đó, loại F-7BGI là phiên bản F-7 hiện đại nhất mà Bangladesh từng sở hữu. Nó được trang bị radar điều khiển hỏa lực rất mạnh KLJ-6F có tầm trinh sát 86km; ngoài tên lửa không đối không, F-7BGI có thể mang cả bom dẫn đường GPS/laser, tên lửa hành trình chống hạm; máy bay có thể đạt tốc độ Mach 2,2. Nguồn ảnh: Sina.Trong khả năng không đối không, F-7BGI có thể triển khai cả tên lửa không đối không tầm trung-xa PL-12 có tầm phóng 70-75km. Nhìn chung, F-7BGI được nâng cấp ngang ngửa phiên bản MiG-21-93 của Nga hoặc MiG-21 Bison của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.Trong khi đó, số lượng MiG-29 của Bangladesh là khá ít ỏi - chỉ 8 chiếc gồm 6 chiếc MiG-29B và 2 MiG-29UB hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.Những chiếc tiêm kích MiG-29B của Không quân Bangladesh là phiên bản xuất khẩu của MiG-29 9.12 cho các nước ngoài khối Warsaw, thiếu hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại. Radar RLPK-29 của MiG-29B cũng gặp nhiều hạn chế trong tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.MiG-29B cũng chỉ có khả năng triển khai các loại tên lửa không đối không R-73 và R-27, mà không thể mang phóng R-77 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Cuộc tập trận mùa đông của Không quân Bangladesh với tên gọi WINTEX 2017 được bắt đầu từ đầu tháng 3 với sự tham gia của lực lượng không quân cực kỳ đông đảo với nhiều chiến đấu cơ các loại. Nguồn ảnh: Sina.
Nổi bật nhất trong cuộc tập trận lần này là chiến đấu cơ F-7 được Bangladesh mua của Trung Quốc và MiG-29 mua của Nga. Nguồn ảnh: Sina.
F-7 là định danh xuất khẩu của dòng tiêm kích J-7 do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở phiên bản MiG-21F13 của Không quân Liên Xô. Chính vì vậy, so với các thế hệ MiG-21MF/bis sau này, J-7 vẫn dùng kiểu mũi nhọn thụt sâu vào bên trong - đặc trưng của dòng MiG-21F13. Nguồn ảnh: Sina.
Không quân Bangladesh hiện có 32 chiếc F-7 trong biên chế bao gồm: 16 F-7BG tiếp nhận năm 2006 và 16 F-7BGI tiếp nhận năm 2016. Nguồn ảnh: Sina.
Trong đó, loại F-7BGI là phiên bản F-7 hiện đại nhất mà Bangladesh từng sở hữu. Nó được trang bị radar điều khiển hỏa lực rất mạnh KLJ-6F có tầm trinh sát 86km; ngoài tên lửa không đối không, F-7BGI có thể mang cả bom dẫn đường GPS/laser, tên lửa hành trình chống hạm; máy bay có thể đạt tốc độ Mach 2,2. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khả năng không đối không, F-7BGI có thể triển khai cả tên lửa không đối không tầm trung-xa PL-12 có tầm phóng 70-75km. Nhìn chung, F-7BGI được nâng cấp ngang ngửa phiên bản MiG-21-93 của Nga hoặc MiG-21 Bison của Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sina.
Trong khi đó, số lượng MiG-29 của Bangladesh là khá ít ỏi - chỉ 8 chiếc gồm 6 chiếc MiG-29B và 2 MiG-29UB hai chỗ ngồi dùng cho huấn luyện. Nguồn ảnh: Sina.
Những chiếc tiêm kích MiG-29B của Không quân Bangladesh là phiên bản xuất khẩu của MiG-29 9.12 cho các nước ngoài khối Warsaw, thiếu hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại. Radar RLPK-29 của MiG-29B cũng gặp nhiều hạn chế trong tác chiến hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
MiG-29B cũng chỉ có khả năng triển khai các loại tên lửa không đối không R-73 và R-27, mà không thể mang phóng R-77 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Sina.