Với 1 Euro liệu bạn sẽ mua được gì tại nước Đức ? khi nó còn không đủ cho một cốc coffe thông thường. Nhưng đối với Ba Lan nó lại tương đương với một chiếc MiG-29 đã qua sử dụng và nước này chỉ cần bỏ ra 23 Euro để sở hữu phi đội máy bay tiêm kích MiG-29 cuối cùng của Đức.Câu chuyện không tưởng trên xảy ra vào năm 2004 khi Đức bắt đầu chuyển giao những chiếc MiG-29 cho Không quân Ba Lan với giá trị tượng trưng 1 Euro cho mỗi chiếc và sau 12 năm số máy bay này vẫn đang hoạt động bình thường.Dù MiG-29 không phải là dòng máy bay chiến đấu mới, nhưng nó lại là một trong những dòng chiến đấu cơ phổ biến nhất thế giới và vẫn còn đang hoạt động tại nhiều quốc gia trong đó có Ba Lan.Liên Xô đưa vào trang bị MiG-29 từ những năm 1980 với hơn 1.600 chiếc được sản xuất với nhiều biến thể khác. Không quân Ba Lan bắt đầu biên chế những chiếc MiG-29 đầu tiên trong giai đoạn những năm 1989-1990, tính luôn số mua từ Đức, Ba Lan sở hữu khoảng 32 chiếc MiG-29.Các biến thể MiG-29 của Ba Lan đa phần là MiG-29A và MiG-29UB, dù chúng còn hoạt động khá tốt nhưng sau khủng hoảng Ukraine nguồn cung phụ tùng cho số máy bay này đang dần trở nên khang hiếm.Tất nhiên số MiG-29 của Ba Lan đều đã được nâng cấp để đồng bộ với tiêu chuẩn quân sự chung của NATO, và nước này cũng làm chủ được công nghệ đại tu hoặc bảo dưỡng dòng chiến đấu cơ này.Giá khởi điểm cho một chiếc MiG-29 vào năm 2009 là 11 triệu USD nhưng con số này sau đó đã lên hơn 29 triệu USD, nhưng điều này không mấy quan trọng đối với Ba Lan khi Đức gần như cho không Warszawa số máy bay này.Những chiếc máy bay tiêm kích MiG-29 của Ba Lan sẽ tiếp tục hoạt động trong không quân nước này thêm ít nhất một thập kỷ nữa trước khi được thay thế bằng các dòng chiến đấu cơ khác điển hình như F-16 hay thậm chí là F-35.Trên thực tế, ngoài những chiếc MiG-29 của Nga và Ấn Độ thì các biến thể MiG-29 khác không phải là đối thủ của các dòng chiến đấu cơ tiên tiến của phương Tây, nhưng khả năng cơ động và có thể hoạt động trong mọi điều thời tiết của nó khiến MiG-29 vẫn được ưa chuộng.Phạm chiến đấu của MiG-29 hơn 1.400km và nó có thể mang theo 3.5 tấn vũ khí các loại bao gồm bom và tên lửa tấn công.Bên trong buồng lái của một chiếc MiG-29 của Ba Lan với một số nâng cấp nhất định so với phiên bản MiG-29 do Liên Xô sản xuất.Cận cảnh một chiếc MiG-29A của Ba Lan trong một màn trình diễn trên không.Biến thể MiG-29 hiện đại nhất hiện nay là MiG-29SMT của Nga với một loạt cải tiến đáng kể cho phép nó có thể phục vụ thêm nhiều thập kỷ nữa.Không quân Ba Lan có trong trang bị hơn 100 máy bay chiến đấu các loại trong đó tiêm kích đa năng F-16C chiếm số lượng nhiều nhất với 36 chiếc đứng vị trí số hai là MiG-29 với 32 chiếc.
Với 1 Euro liệu bạn sẽ mua được gì tại nước Đức ? khi nó còn không đủ cho một cốc coffe thông thường. Nhưng đối với Ba Lan nó lại tương đương với một chiếc MiG-29 đã qua sử dụng và nước này chỉ cần bỏ ra 23 Euro để sở hữu phi đội máy bay tiêm kích MiG-29 cuối cùng của Đức.
Câu chuyện không tưởng trên xảy ra vào năm 2004 khi Đức bắt đầu chuyển giao những chiếc MiG-29 cho Không quân Ba Lan với giá trị tượng trưng 1 Euro cho mỗi chiếc và sau 12 năm số máy bay này vẫn đang hoạt động bình thường.
Dù MiG-29 không phải là dòng máy bay chiến đấu mới, nhưng nó lại là một trong những dòng chiến đấu cơ phổ biến nhất thế giới và vẫn còn đang hoạt động tại nhiều quốc gia trong đó có Ba Lan.
Liên Xô đưa vào trang bị MiG-29 từ những năm 1980 với hơn 1.600 chiếc được sản xuất với nhiều biến thể khác. Không quân Ba Lan bắt đầu biên chế những chiếc MiG-29 đầu tiên trong giai đoạn những năm 1989-1990, tính luôn số mua từ Đức, Ba Lan sở hữu khoảng 32 chiếc MiG-29.
Các biến thể MiG-29 của Ba Lan đa phần là MiG-29A và MiG-29UB, dù chúng còn hoạt động khá tốt nhưng sau khủng hoảng Ukraine nguồn cung phụ tùng cho số máy bay này đang dần trở nên khang hiếm.
Tất nhiên số MiG-29 của Ba Lan đều đã được nâng cấp để đồng bộ với tiêu chuẩn quân sự chung của NATO, và nước này cũng làm chủ được công nghệ đại tu hoặc bảo dưỡng dòng chiến đấu cơ này.
Giá khởi điểm cho một chiếc MiG-29 vào năm 2009 là 11 triệu USD nhưng con số này sau đó đã lên hơn 29 triệu USD, nhưng điều này không mấy quan trọng đối với Ba Lan khi Đức gần như cho không Warszawa số máy bay này.
Những chiếc máy bay tiêm kích MiG-29 của Ba Lan sẽ tiếp tục hoạt động trong không quân nước này thêm ít nhất một thập kỷ nữa trước khi được thay thế bằng các dòng chiến đấu cơ khác điển hình như F-16 hay thậm chí là F-35.
Trên thực tế, ngoài những chiếc MiG-29 của Nga và Ấn Độ thì các biến thể MiG-29 khác không phải là đối thủ của các dòng chiến đấu cơ tiên tiến của phương Tây, nhưng khả năng cơ động và có thể hoạt động trong mọi điều thời tiết của nó khiến MiG-29 vẫn được ưa chuộng.
Phạm chiến đấu của MiG-29 hơn 1.400km và nó có thể mang theo 3.5 tấn vũ khí các loại bao gồm bom và tên lửa tấn công.
Bên trong buồng lái của một chiếc MiG-29 của Ba Lan với một số nâng cấp nhất định so với phiên bản MiG-29 do Liên Xô sản xuất.
Cận cảnh một chiếc MiG-29A của Ba Lan trong một màn trình diễn trên không.
Biến thể MiG-29 hiện đại nhất hiện nay là MiG-29SMT của Nga với một loạt cải tiến đáng kể cho phép nó có thể phục vụ thêm nhiều thập kỷ nữa.
Không quân Ba Lan có trong trang bị hơn 100 máy bay chiến đấu các loại trong đó tiêm kích đa năng F-16C chiếm số lượng nhiều nhất với 36 chiếc đứng vị trí số hai là MiG-29 với 32 chiếc.