Hãng thông tấn - phát thanh Sputnik dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 sẽ được điều động trong các cuộc tập trận quân sự tại Uzbekistan cách biên giới Afghanistan chỉ 20km.“Bốn máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh Tu-22M3 đã được chuyển đến một sân bay tác chiến ở vùng Saratov để tham gia cuộc tập trận chung Nga - Uzbekistan được tổ chức tại thao trường Termez ở vùng Surkhandarya, Uzbekistan”, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga viết.Trong quá trình tập trận, các phi hành đoàn của máy bay Tu-22M3 sẽ cất cánh từ một sân bay ở vùng Saratov rồi bay đến thao trường Termez và thực hành các nhiệm vụ ném bom nhằm vào các mục tiêu giả định tại đây.Bộ đôi máy bay chiến đấu MiG-29 của Lực lượng Phòng không Uzbekistan sẽ được giao nhiệm vụ che chắn cho Tu-22M3 thực hiện sứ mệnh của mình.Việc bất ngờ điều động tới 4 oanh tạc cơ Tu-22M3 cho thấy Nga đang rất lo ngại tình hình phức tạp tại Afghanistan, sau khi Mỹ rút quân và phiến quân Taliban đột ngột trỗi dậy.Moscow từng bày tỏ lo ngại chiến sự tại Afghanistan có thể đẩy người tị nạn về khu vực Trung Á, làm mất ổn định khu vực sườn phía nam nước Nga. Đồng thời việc này cũng tạo điều kiện cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Chính vì vậy Nga phải có biện pháp đề phòng.Cuộc tập trận lần này có sự tham gia của 2.500 binh sỹ, trong đó có 1.800 binh sỹ Nga, và khoảng 500 thiết bị, khí tài quân sự. Trong cuộc tập trận này các pháo đài bay Tu-22M3 sẽ thực tập ném bom rải thảm để chặn đứng đòn xâm nhập của phiến quân khủng bố.Với khoang vũ khí có thể chứa khoảng 70 quả bom FAB-250 hoặc loại bom FAB-1500, Tu-22M3 có thể tung ra những cuộc ném bom hủy diệt lớn.Tại chiến trường Syria, những chiếc Tu-22M3 đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc ném bom tiêu diệt phiến quân hồi giáo IS.Sự sụp đổ của IS tại Syria và Iraq có công rất lớn từ loại oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 này.Trong chiến tranh lạnh Tu-22M từng là nỗi ám ảnh cho Mỹ và NATO do sở hữu khả năng bay nhanh cùng kho vũ khí phòng phú. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tiến hành hiện đại hóa lên chuẩn Tu-22M3.Nhận thấy những tính năng tuyệt vời của loại máy bay này, Trung Quốc nhiều lần ngỏ ý muốn mua, tuy nhiên Nga đã lắc đầu từ chối.Tu-22M3 có một mũi hếch, nơi dùng để đặt trang bị hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45 giúp cho chúng có thể tung đòn hủy diệt chính xác đối phương.Chiếc oanh tạc cơ này có kíp lái 4 người; chiều dài 41,46m; sải cánh 23,3m (cụp ở góc 65 độ), 34,28m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 11,05m.Khối lượng rỗng của Tu-22M3 là 58 tấn, khối lượng cất cánh tối đa lên tới 126,5 tấn.Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov NK-25 lực đẩy 245,2 kN; cho tốc độ tối đa Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13 km.Dù có kích thước nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95, chiếc oanh tạc cơ này vẫn có thể chở theo gần 24 tấn vũ khí. Một trong vũ khí đặc biệt nhất của Tu-22M3 chính là tên lửa Kh-32.Với tầm bắn 1.000km, tốc độ bay siêu vượt âm 5.000km/h, tên lửa hành trình Kh-32 kết hợp với máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 là bộ đôi có thể đánh bại lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO.Kh-32 là một trong những biến thể hiện đại hóa của dòng tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 chuyên diệt tàu sân bay do Liên Xô phát triển trang bị trên các dòng máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M và Tu-95.Trong quá khứ, hải quân Liên Xô từng có tới 10 trung đoàn Tu-22M với 200 máy bay và 600 quả tên lửa Kh-22. Hiện nay toàn bộ tên lửa Kh-22 đã được loại biên để thay thế bằng tên lửa Kh-32.Không quân Nga vẫn đang duy trì phi đội Tu-22M3 lên tới 162 chiếc.Tu-22M3 cùng với Tu-95MS và Tu-160 trở thành bộ ba máy bay ném bom chiến lược hiện nay của không quân Nga.
Hãng thông tấn - phát thanh Sputnik dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-22M3 sẽ được điều động trong các cuộc tập trận quân sự tại Uzbekistan cách biên giới Afghanistan chỉ 20km.
“Bốn máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh Tu-22M3 đã được chuyển đến một sân bay tác chiến ở vùng Saratov để tham gia cuộc tập trận chung Nga - Uzbekistan được tổ chức tại thao trường Termez ở vùng Surkhandarya, Uzbekistan”, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga viết.
Trong quá trình tập trận, các phi hành đoàn của máy bay Tu-22M3 sẽ cất cánh từ một sân bay ở vùng Saratov rồi bay đến thao trường Termez và thực hành các nhiệm vụ ném bom nhằm vào các mục tiêu giả định tại đây.
Bộ đôi máy bay chiến đấu MiG-29 của Lực lượng Phòng không Uzbekistan sẽ được giao nhiệm vụ che chắn cho Tu-22M3 thực hiện sứ mệnh của mình.
Việc bất ngờ điều động tới 4 oanh tạc cơ Tu-22M3 cho thấy Nga đang rất lo ngại tình hình phức tạp tại Afghanistan, sau khi Mỹ rút quân và phiến quân Taliban đột ngột trỗi dậy.
Moscow từng bày tỏ lo ngại chiến sự tại Afghanistan có thể đẩy người tị nạn về khu vực Trung Á, làm mất ổn định khu vực sườn phía nam nước Nga. Đồng thời việc này cũng tạo điều kiện cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy. Chính vì vậy Nga phải có biện pháp đề phòng.
Cuộc tập trận lần này có sự tham gia của 2.500 binh sỹ, trong đó có 1.800 binh sỹ Nga, và khoảng 500 thiết bị, khí tài quân sự. Trong cuộc tập trận này các pháo đài bay Tu-22M3 sẽ thực tập ném bom rải thảm để chặn đứng đòn xâm nhập của phiến quân khủng bố.
Với khoang vũ khí có thể chứa khoảng 70 quả bom FAB-250 hoặc loại bom FAB-1500, Tu-22M3 có thể tung ra những cuộc ném bom hủy diệt lớn.
Tại chiến trường Syria, những chiếc Tu-22M3 đóng vai trò chủ đạo trong các cuộc ném bom tiêu diệt phiến quân hồi giáo IS.
Sự sụp đổ của IS tại Syria và Iraq có công rất lớn từ loại oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 này.
Trong chiến tranh lạnh Tu-22M từng là nỗi ám ảnh cho Mỹ và NATO do sở hữu khả năng bay nhanh cùng kho vũ khí phòng phú. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tiến hành hiện đại hóa lên chuẩn Tu-22M3.
Nhận thấy những tính năng tuyệt vời của loại máy bay này, Trung Quốc nhiều lần ngỏ ý muốn mua, tuy nhiên Nga đã lắc đầu từ chối.
Tu-22M3 có một mũi hếch, nơi dùng để đặt trang bị hệ thống radar Leninets PN-AD và hệ thống định vị/tấn công NK-45 giúp cho chúng có thể tung đòn hủy diệt chính xác đối phương.
Chiếc oanh tạc cơ này có kíp lái 4 người; chiều dài 41,46m; sải cánh 23,3m (cụp ở góc 65 độ), 34,28m (xòe ở góc 20 độ); chiều cao 11,05m.
Khối lượng rỗng của Tu-22M3 là 58 tấn, khối lượng cất cánh tối đa lên tới 126,5 tấn.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov NK-25 lực đẩy 245,2 kN; cho tốc độ tối đa Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13 km.
Dù có kích thước nhỏ hơn Tu-160 và Tu-95, chiếc oanh tạc cơ này vẫn có thể chở theo gần 24 tấn vũ khí. Một trong vũ khí đặc biệt nhất của Tu-22M3 chính là tên lửa Kh-32.
Với tầm bắn 1.000km, tốc độ bay siêu vượt âm 5.000km/h, tên lửa hành trình Kh-32 kết hợp với máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 là bộ đôi có thể đánh bại lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO.
Kh-32 là một trong những biến thể hiện đại hóa của dòng tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 chuyên diệt tàu sân bay do Liên Xô phát triển trang bị trên các dòng máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M và Tu-95.
Trong quá khứ, hải quân Liên Xô từng có tới 10 trung đoàn Tu-22M với 200 máy bay và 600 quả tên lửa Kh-22. Hiện nay toàn bộ tên lửa Kh-22 đã được loại biên để thay thế bằng tên lửa Kh-32.
Không quân Nga vẫn đang duy trì phi đội Tu-22M3 lên tới 162 chiếc.
Tu-22M3 cùng với Tu-95MS và Tu-160 trở thành bộ ba máy bay ném bom chiến lược hiện nay của không quân Nga.