Hầu hết các thiết bị quân sự trong kho vũ khí của Nga ngày nay là được kế thừa của Liên Xô. Máy bay ném bom của Nga cũng không ngoại lệ. Mặc dù một số máy bay ném bom trong của Nga đã khá cũ, nhưng chúng vẫn còn sử dụng tốt, nhờ được nâng cấp khung máy bay, thiết bị điện tử, radar; cùng với những cải tiến về vũ khí dẫn đường chính xác.Máy bay ném bom “có tuổi” cao nhất hiện nay của Nga là Tu-95. Năm 1950, Andrei Tupolev được giao nhiệm vụ thiết kế máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa mới của Liên Xô; yêu cầu có thể mang một tải trọng 11 tấn vũ khí và có tầm bay 8.000 km, đe dọa các mục tiêu quan trọng tại Mỹ.Tổng công trình sư Tupolev phải giải bài toán tốc độ, hiệu suất và tầm hoạt động. Động cơ phản lực sẽ cung cấp cho máy bay ném bom Tu-95 tốc độ cần thiết, nhưng tiêu thụ nhiều nhiên liệu, dẫn đến hạn chế tầm bay. Nhiệm vụ thiết kế động cơ được giao cho một nhóm kỹ sư thiết kế máy bay người Đức và Áo, bị Liên Xô bắt sau Thế chiến thứ hai thiết kế. Họ đã thiết kế động cơ phản lực cánh quạt KN-12; đây là những động cơ mạnh nhất, từng được chế tạo.KN-12 sử dụng hai bộ cánh quạt quay ngược chiều, thiết kế này giúp động cơ có công suất rất mạnh, nhưng phát ra tiếng ồn rất lớn. Tuy nhiên, yêu cầu của máy bay ném bom chiến lược là tải trọng, thay vì phải giữ bí mật, nên tiếng ồn không hề ảnh hưởng.Những lần nâng cấp liên tục, đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của khung máy bay, và các tên lửa hành trình ngày càng hiện đại đã giúp Tu-95 trở nên mạnh mẽ và được lên kế hoạch hoạt động cho đến những năm 2040.Loại máy bay ném bom chiến lược thứ hai của Nga là Tu-22M Backfire, thiết kế này không theo thiết kế của Tu-95 mà có tốc độ siêu âm. Tu-22M sử dụng thiết kế “cánh cụp – cánh xòe”, mang lại sự cân bằng giữa khả năng hạ cánh thuận lợi và khả năng cất cánh, với khả năng bay hành trình tốt và tốc độ cao.Máy bay ném bom Tu-22M mang một lượng bom đáng nể, và có thể bay với tốc độ tối đa Mach 1,88. Điều thú vị là nó có một khẩu pháo 23mm hai nòng ở đuôi, được điều khiển từ xa để phòng vệ tầm gần.Việc ra đời của máy bay Tu-22M vào đầu những năm 1970 là một quyết định kỳ lạ đối với máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, vì lúc này, tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) đã được sử dụng rộng rãi. Nhưng người Nga có lý do của họ, đây là phương tiện để đối phó với các biên đội tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ.Máy bay ném bom Tu-160 thực sự là một con “quái vật”, với nhiều kỷ lục không thể xô đổ. Đây cũng là mẫu máy bay ném bom chiến lược cuối cùng do Liên Xô thiết kế. Tốc độ của nó còn nhanh hơn cả chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ hiện nay, với tốc độ lên tới Mach 2,05.Khoang chứa vũ khí của máy bay Tu-160 có thể chứa tới 40 tấn vũ khí các loại, từ bom thông thường, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân. Khi được trang bị tên lửa hành trình Kh-101 (X-101) với tầm bắn lên tới 4.500 km, Tu-160 có thể đe dọa toàn bộ lãnh thổ Mỹ.Với việc nâng cấp về radar và vũ khí, cùng với việc khởi động lại sản xuất loại máy bay vào năm 2019 với tên gọi Tu-160M, đây sẽ là loại máy bay ném bom chiến lược của Nga trong nhiều năm tới.Mặc dù vẫn đang được phát triển, nhưng máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA chắc chắn sẽ là máy bay ném bom nguy hiểm nhất của Nga. Sau khi được đưa vào sử dụng, PAK DA cuối cùng sẽ thay thế cả máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 và Tu-95 trước đó.PAK DA về cơ bản là một máy bay ném bom tàng hình tầm xa thế hệ tiếp theo, tương tự như máy bay ném bom B-2 Spirit. Giống như B-2, PAK DA có thể sẽ có thiết kế dạng cánh bay. Hiện chưa có nguyên mẫu nào được chế thử, nhưng đây sẽ là máy bay ném bom đầu tiên do Nga thiết kế.Dự kiến chuyến bay nguyên mẫu đầu tiên của PAK DA đã bị hoãn từ năm 2019 đến khung thời gian 2021–2023. Nhưng chưa cần tới đến máy bay PAK DA; hiện tại, chỉ với 3 loại máy bay ném bom hiện có, vẫn đủ cho Nga duy trì khả năng răn đe trên không và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ. Nguồn ảnh: BMDP.
Hầu hết các thiết bị quân sự trong kho vũ khí của Nga ngày nay là được kế thừa của Liên Xô. Máy bay ném bom của Nga cũng không ngoại lệ. Mặc dù một số máy bay ném bom trong của Nga đã khá cũ, nhưng chúng vẫn còn sử dụng tốt, nhờ được nâng cấp khung máy bay, thiết bị điện tử, radar; cùng với những cải tiến về vũ khí dẫn đường chính xác.
Máy bay ném bom “có tuổi” cao nhất hiện nay của Nga là Tu-95. Năm 1950, Andrei Tupolev được giao nhiệm vụ thiết kế máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa mới của Liên Xô; yêu cầu có thể mang một tải trọng 11 tấn vũ khí và có tầm bay 8.000 km, đe dọa các mục tiêu quan trọng tại Mỹ.
Tổng công trình sư Tupolev phải giải bài toán tốc độ, hiệu suất và tầm hoạt động. Động cơ phản lực sẽ cung cấp cho máy bay ném bom Tu-95 tốc độ cần thiết, nhưng tiêu thụ nhiều nhiên liệu, dẫn đến hạn chế tầm bay.
Nhiệm vụ thiết kế động cơ được giao cho một nhóm kỹ sư thiết kế máy bay người Đức và Áo, bị Liên Xô bắt sau Thế chiến thứ hai thiết kế. Họ đã thiết kế động cơ phản lực cánh quạt KN-12; đây là những động cơ mạnh nhất, từng được chế tạo.
KN-12 sử dụng hai bộ cánh quạt quay ngược chiều, thiết kế này giúp động cơ có công suất rất mạnh, nhưng phát ra tiếng ồn rất lớn. Tuy nhiên, yêu cầu của máy bay ném bom chiến lược là tải trọng, thay vì phải giữ bí mật, nên tiếng ồn không hề ảnh hưởng.
Những lần nâng cấp liên tục, đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của khung máy bay, và các tên lửa hành trình ngày càng hiện đại đã giúp Tu-95 trở nên mạnh mẽ và được lên kế hoạch hoạt động cho đến những năm 2040.
Loại máy bay ném bom chiến lược thứ hai của Nga là Tu-22M Backfire, thiết kế này không theo thiết kế của Tu-95 mà có tốc độ siêu âm. Tu-22M sử dụng thiết kế “cánh cụp – cánh xòe”, mang lại sự cân bằng giữa khả năng hạ cánh thuận lợi và khả năng cất cánh, với khả năng bay hành trình tốt và tốc độ cao.
Máy bay ném bom Tu-22M mang một lượng bom đáng nể, và có thể bay với tốc độ tối đa Mach 1,88. Điều thú vị là nó có một khẩu pháo 23mm hai nòng ở đuôi, được điều khiển từ xa để phòng vệ tầm gần.
Việc ra đời của máy bay Tu-22M vào đầu những năm 1970 là một quyết định kỳ lạ đối với máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, vì lúc này, tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) đã được sử dụng rộng rãi. Nhưng người Nga có lý do của họ, đây là phương tiện để đối phó với các biên đội tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ.
Máy bay ném bom Tu-160 thực sự là một con “quái vật”, với nhiều kỷ lục không thể xô đổ. Đây cũng là mẫu máy bay ném bom chiến lược cuối cùng do Liên Xô thiết kế. Tốc độ của nó còn nhanh hơn cả chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 của Mỹ hiện nay, với tốc độ lên tới Mach 2,05.
Khoang chứa vũ khí của máy bay Tu-160 có thể chứa tới 40 tấn vũ khí các loại, từ bom thông thường, tên lửa hành trình và vũ khí hạt nhân. Khi được trang bị tên lửa hành trình Kh-101 (X-101) với tầm bắn lên tới 4.500 km, Tu-160 có thể đe dọa toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Với việc nâng cấp về radar và vũ khí, cùng với việc khởi động lại sản xuất loại máy bay vào năm 2019 với tên gọi Tu-160M, đây sẽ là loại máy bay ném bom chiến lược của Nga trong nhiều năm tới.
Mặc dù vẫn đang được phát triển, nhưng máy bay ném bom chiến lược tàng hình PAK DA chắc chắn sẽ là máy bay ném bom nguy hiểm nhất của Nga. Sau khi được đưa vào sử dụng, PAK DA cuối cùng sẽ thay thế cả máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 và Tu-95 trước đó.
PAK DA về cơ bản là một máy bay ném bom tàng hình tầm xa thế hệ tiếp theo, tương tự như máy bay ném bom B-2 Spirit. Giống như B-2, PAK DA có thể sẽ có thiết kế dạng cánh bay. Hiện chưa có nguyên mẫu nào được chế thử, nhưng đây sẽ là máy bay ném bom đầu tiên do Nga thiết kế.
Dự kiến chuyến bay nguyên mẫu đầu tiên của PAK DA đã bị hoãn từ năm 2019 đến khung thời gian 2021–2023. Nhưng chưa cần tới đến máy bay PAK DA; hiện tại, chỉ với 3 loại máy bay ném bom hiện có, vẫn đủ cho Nga duy trì khả năng răn đe trên không và cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ. Nguồn ảnh: BMDP.