Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Paris Air Show, Nhật Bản gần như là lần đầu tiên đưa “phương tiện quân sự cỡ lớn” đi xa tới vậy – máy bay tuần tra biển – săn tàu ngầm Kawasaki P-1. Theo giới chuyên gia quốc tế, động thái này là “tuyên bố chính thức” của Nhật Bản về việc săn sàng cung cấp máy bay săn ngầm hiện đại nhất của mình cho bất cứ ai. Nguồn ảnh: WikipediaMà thực tế, năm 2018, Nhật Bản đã nỗ lực thương thảo bán P-1 cho Anh và New Zealand nhưng không thành công. Tuy nhiên, tiềm năng của nó thì rất lớn, vì không ít quốc gia hiện có nhu cầu mua máy bay săn ngầm nhưng không có nhiều lựa chọn, việc mua P-3 Orion hay P-8 Poseidon từ Mỹ rất khó, loại Il-38 của Nga thì không còn sản xuất, dòng máy bay Y-8GX của Trung Quốc thì không đáng tin cậy... Nguồn ảnh: WikipediaNhật Bản – tuy không quá nổi tiếng trên thị trường vũ khí thế giới, nhưng đó một phần vì đạo luật của họ từ sau CTTG 2. Nay tình thế đã khác, Tokyo sẵn sàng bán, mà đồ Nhật xưa nay luôn được đánh giá cao về chất lượng. Nếu không mua được P-3 Orion từ Mỹ, Việt Nam xem ra nên chuyển hướng tới máy bay P-1 của Nhật Bản. Nguồn ảnh: WikipediaDù giá một chiếc P-1 là rất đắt - 164 triệu USD/chiếc nhưng "đắt xắt ra miếng", chất lượng mà nó mang lại khỏi phải bàn. Bên cạnh đó, theo phía Nhật Bản, họ chấp thuận tạo điều kiện cho mọi khách hàng mua vũ khí theo hình thức ODA - một hình thức cho vay rất nổi tiếng từ Nhật Bản dành cho các quốc gia đang phát triển. Nguồn ảnh: WikipediaP-1 do Công ty hàng không vũ trụ Kawasaki phát triển từ đầu những năm 2000 nhằm thay thế dòng máy bay P-3C Orion trong nhiệm vụ tuần tra biển và săn ngầm. Nó có tầm bay cực đại tới 8.000km, bán kính chiến đấu 2.500km với đầy đủ vũ khí hiện đại. Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh một trong 4 động cơ F7 Turpofan trang bị cho "sát thủ săn ngầm" P-1 có kích thước dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 79,7 tấn. Máy bay có tốc độ tối đa 996km/h, tốc độ hành trình 833km/h. Nguồn ảnh: WikipediaP-1 sở hữu hệ thống điện tử hàng không được cho là không kém gì P-3 Orion, chỉ có điều nó chưa trải qua thực chiến vì còn quá mới. Máy bay trang bị radar mạng pha chủ động của Toshiba, sonar định vị NEC, hệ thống chỉ huy tác chiến chống ngầm của Shinko Electric, hệ thống đối phó điện tử của Mitsubishi... Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh giao diện người – máy hệ thống chỉ huy tác chiến trên khoang chiếc P-1. Ngoài phi hành đoàn 3 người, máy bay cần 8 sĩ quan vận hành vũ khí và hệ thống điện tử trinh sát – phát hiện – tiêu diệt mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: WikipediaCabin lái hiện đại của P-1 với 6 màn hình màu LCD hiển thị tham số kỹ thuật khi bay. Nguồn ảnh: WikipediaVề vũ khí, P-1 có tải trọng không kém P-3 Orion, lên tới 9 tấn bom đạn triển khai trên 16 điểm treo gồm: 8 điểm treo trên cánh cùng 8 điểm treo trong khoang bom. Trong ảnh, khoang bom chiếc P-1 nằm ngay dưới buồng lái. Nguồn ảnh: WikipediaVới tải trọng cực lớn, P-1 có thể thoái mái triển khai kết hợp tên lửa - ngư lôi - phao thủy âm - bom chìm chống ngầm phục vụ tác chiến với mọi loại mục tiêu. Trong vai trò chống ngầm, P-1 có khả năng mang ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Type 97 và thủy lôi, bom chìm. Nguồn ảnh: WikipediaP-1 cũng có khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với việc mang với các tên lửa chống hạm kiểu AGM-84 Harpoon của Mỹ (tầm bắn 130km) hoặc ASM-1C của Nhật Bản (tầm bắn tới 180km). Nguồn ảnh: WikipediaCận cảnh một chuyến bay của Kawasaki P-1. Nguồn: Youtube
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Paris Air Show, Nhật Bản gần như là lần đầu tiên đưa “phương tiện quân sự cỡ lớn” đi xa tới vậy – máy bay tuần tra biển – săn tàu ngầm Kawasaki P-1. Theo giới chuyên gia quốc tế, động thái này là “tuyên bố chính thức” của Nhật Bản về việc săn sàng cung cấp máy bay săn ngầm hiện đại nhất của mình cho bất cứ ai. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mà thực tế, năm 2018, Nhật Bản đã nỗ lực thương thảo bán P-1 cho Anh và New Zealand nhưng không thành công. Tuy nhiên, tiềm năng của nó thì rất lớn, vì không ít quốc gia hiện có nhu cầu mua máy bay săn ngầm nhưng không có nhiều lựa chọn, việc mua P-3 Orion hay P-8 Poseidon từ Mỹ rất khó, loại Il-38 của Nga thì không còn sản xuất, dòng máy bay Y-8GX của Trung Quốc thì không đáng tin cậy... Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhật Bản – tuy không quá nổi tiếng trên thị trường vũ khí thế giới, nhưng đó một phần vì đạo luật của họ từ sau CTTG 2. Nay tình thế đã khác, Tokyo sẵn sàng bán, mà đồ Nhật xưa nay luôn được đánh giá cao về chất lượng. Nếu không mua được P-3 Orion từ Mỹ, Việt Nam xem ra nên chuyển hướng tới máy bay P-1 của Nhật Bản. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dù giá một chiếc P-1 là rất đắt - 164 triệu USD/chiếc nhưng "đắt xắt ra miếng", chất lượng mà nó mang lại khỏi phải bàn. Bên cạnh đó, theo phía Nhật Bản, họ chấp thuận tạo điều kiện cho mọi khách hàng mua vũ khí theo hình thức ODA - một hình thức cho vay rất nổi tiếng từ Nhật Bản dành cho các quốc gia đang phát triển. Nguồn ảnh: Wikipedia
P-1 do Công ty hàng không vũ trụ Kawasaki phát triển từ đầu những năm 2000 nhằm thay thế dòng máy bay P-3C Orion trong nhiệm vụ tuần tra biển và săn ngầm. Nó có tầm bay cực đại tới 8.000km, bán kính chiến đấu 2.500km với đầy đủ vũ khí hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh một trong 4 động cơ F7 Turpofan trang bị cho "sát thủ săn ngầm" P-1 có kích thước dài 38m, sải cánh 35,4m, cao 12,1m, trọng lượng cất cánh tối đa 79,7 tấn. Máy bay có tốc độ tối đa 996km/h, tốc độ hành trình 833km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
P-1 sở hữu hệ thống điện tử hàng không được cho là không kém gì P-3 Orion, chỉ có điều nó chưa trải qua thực chiến vì còn quá mới. Máy bay trang bị radar mạng pha chủ động của Toshiba, sonar định vị NEC, hệ thống chỉ huy tác chiến chống ngầm của Shinko Electric, hệ thống đối phó điện tử của Mitsubishi... Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh giao diện người – máy hệ thống chỉ huy tác chiến trên khoang chiếc P-1. Ngoài phi hành đoàn 3 người, máy bay cần 8 sĩ quan vận hành vũ khí và hệ thống điện tử trinh sát – phát hiện – tiêu diệt mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cabin lái hiện đại của P-1 với 6 màn hình màu LCD hiển thị tham số kỹ thuật khi bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về vũ khí, P-1 có tải trọng không kém P-3 Orion, lên tới 9 tấn bom đạn triển khai trên 16 điểm treo gồm: 8 điểm treo trên cánh cùng 8 điểm treo trong khoang bom. Trong ảnh, khoang bom chiếc P-1 nằm ngay dưới buồng lái. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với tải trọng cực lớn, P-1 có thể thoái mái triển khai kết hợp tên lửa - ngư lôi - phao thủy âm - bom chìm chống ngầm phục vụ tác chiến với mọi loại mục tiêu. Trong vai trò chống ngầm, P-1 có khả năng mang ngư lôi 324mm Mk 46 hoặc Type 97 và thủy lôi, bom chìm. Nguồn ảnh: Wikipedia
P-1 cũng có khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với việc mang với các tên lửa chống hạm kiểu AGM-84 Harpoon của Mỹ (tầm bắn 130km) hoặc ASM-1C của Nhật Bản (tầm bắn tới 180km). Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh một chuyến bay của Kawasaki P-1. Nguồn: Youtube