Lực lượng vận tải chi viện chiến lược là một lực lượng vô cùng quan trọng với quân đội của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Không quân ta đã từng sở hữu một đội máy bay vận tải hàng đầu khu vực với nhiều loại như: C-130, C-119, An-26,… Ảnh: Hàng loạt máy bay vận tải An-26 của Việt Nam tại sân bay Gia Lâm,Tuy nhiên hiện nay, số lượng lớn các máy bay vận tải cánh quạt An-26 của Việt Nam đã được cho nghỉ hưu toàn bộ do hết giờ bay cũng như hết tuổi thọ khung thân, để lại một khoảng trống rất lớn chưa bù đắp được trong không quân Việt Nam. Ảnh: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tới thăm Lữ đoàn 918 hồi còn sử dụng các máy bay An-26Hiện nay, nhiệm vụ lập cầu không vận bắc - nam được giao lại hết cho ba máy bay vận tải hạng nhẹ Casa C-295 hoạt động liên tục. Mặc dù đây là loại máy bay mới, có sức tải vượt trội hơn so với An-26 cũ tuy nhiên số lượng lại vô cùng ít ỏi, không thể đáp ứng hết được nhu cầu vận tải hàng hóa của quân đội Việt Nam. Ảnh: Ba chiếc vận tải cơ C-295 của Không quân Việt Nam. Nguồn: Phòng không - Không quân.Dù cho mang nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên với số lượng quá ít, các máy bay C-295 vẫn chưa thể bù đắp được sự thiết hụt mà hàng chục chiếc An-26 đã nghỉ hưu để lại. Tuy nhiên, với tần xuất hoạt động vô cùng hiệu quả và đáng tin cậy như hiện nay, có thể sắp tới Việt Nam sẽ tiếp tục đặt mua thêm số lượng các máy bay C-295 để tiếp tục bổ sung cho đội bay vận tải của mình. Ảnh: Một chiếc C-295 của Không quân Việt Nam.Vận tải tầm ngắn đã ít, vận tải tầm xa của không quân Việt Nam là không hề có, hiện nay việc không vận các đơn vị làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc do nước ta phái đi phải phụ thuộc vào máy bay vận tải nước ngoài. Ảnh: Các chiến sĩ phái bộ Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan chuẩn bị được máy bay vận tải C-17 của không quân Australia đưa đến nơi làm nhiệm vụ.Vậy không quân Việt Nam có thực sự cần một mẫu máy bay vận tải hạng nặng có sức chi viện lớn giống như Il-76 hay không ? Ảnh: Một chiếc Il-76 được sử dụng với mục đích dân sự.Trả lời là hiện nay các điều kiện thực tế vẫn chưa cho phép Việt Nam cũng như chưa cần thiết để Việt Nam đưa vào sử dụng một mẫu máy bay vận tải hạng nặng như vậy. Ảnh: Một máy bay vận tải Il-76 của không quân Trung Quốc.Chính thức được đưa vào biên chế không quân Xô Viết từ năm 1974, đến nay máy bay Il-76 vẫn được xem là mẫu vận tải cơ bền bỉ và tốt bậc nhất trên thế giới, đang phục vụ trong lực lượng hàng không của nhiều quốc gia trên thế giới.Il-76 là loại máy bay vận tải hạng nặng đa năng có tải trọng hơn 40 tấn hàng hóa, trang bị 4 động cơ D-30KP cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 900km/h, tầm bay tối đa 4.300km khi mang tải trọng tối đa. Đường băng tối thiểu để Il-76 có thể cất cánh là 450m. Ảnh: Hàng dài các máy bay Il-76 của Nga.Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam không cần một mẫu máy bay có tầm bay xa như thế khi mà cầu hàng không bắc - nam có chiều dài chỉ hơn 1.000km, cũng như không có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn như vậy. Ảnh: Máy bay Il-76 của “Chương trình lương thực thế giới”.Cũng như hiện nay, cơ sở hạ tầng và hậu cần kỹ thuật của Việt Nam cũng không hề đảm bảo cho các máy bay hệ Nga. Sau khi toàn bộ phi đội An-26 nghỉ hưu, Việt Nam đã chuyển hẳn sang dùng các máy bay vận tải hệ Châu Âu như CASA C-295 hay CASA C-212. Ngoài ra, việc đảm bảo và chi phí vận hành cho loại máy bay vận tải hạng nặng như Il-76 cũng là vô cùng tốn kém. Ảnh: Il-76 của không quân Ấn ĐộTrước đây Việt Nam đã từng tuyển chọn các cán bộ chiến sĩ để chuẩn bị cho sang Liên Xô học chuyển loại máy bay vận tải hạng trung An-12 trong giai đoạn 1979-1980 tuy nhiên sau đó vì một số lí do mà sự việc đã không thành. Kể từ đó không quân Việt Nam vẫn chỉ sử dụng các máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 và một số ít máy bay vận tải hạng trung C-130 chiến lợi phẩm từ Mỹ. Ảnh: Máy bay vận tải An-12Thiết nghĩ, Việt Nam chưa cần đến một loại vận tải cơ hạng nặng như Il-76 là điều hợp lý, ta nên tiếp tục đầu tư phát triển đội bay C-295 và có thể từ đó phát triển mua thêm các máy bay đa năng trên khung thân C-295 như máy bay trinh sát cảnh báo sớm hay máy bay săn ngầm. Về phía vận tải hạng trung, hiện nay Nga đã không còn sản xuất loại máy bay vận tải hạng trung nào nên rất khó cho Việt Nam trong việc lựa chọn phân khúc này, ứng cử viên sáng giá nhất có lẽ là chiếc C-130 Hercules của Mỹ khi ta đã có kinh nghiệm vận hành trước đây cũng như tăng thêm tình hữu nghị giữa quân đội hai nước. Ảnh: Máy bay vận tải C-295 của không quân Việt Nam. Video Máy bay vận tải Boeing C-17 lớn nhất thế giới vận chuyển hàng cho Quân y Việt Nam sang Nam Sudan - Nguồn: VnNow
Lực lượng vận tải chi viện chiến lược là một lực lượng vô cùng quan trọng với quân đội của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Không quân ta đã từng sở hữu một đội máy bay vận tải hàng đầu khu vực với nhiều loại như: C-130, C-119, An-26,… Ảnh: Hàng loạt máy bay vận tải An-26 của Việt Nam tại sân bay Gia Lâm,
Tuy nhiên hiện nay, số lượng lớn các máy bay vận tải cánh quạt An-26 của Việt Nam đã được cho nghỉ hưu toàn bộ do hết giờ bay cũng như hết tuổi thọ khung thân, để lại một khoảng trống rất lớn chưa bù đắp được trong không quân Việt Nam. Ảnh: Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ tới thăm Lữ đoàn 918 hồi còn sử dụng các máy bay An-26
Hiện nay, nhiệm vụ lập cầu không vận bắc - nam được giao lại hết cho ba máy bay vận tải hạng nhẹ Casa C-295 hoạt động liên tục. Mặc dù đây là loại máy bay mới, có sức tải vượt trội hơn so với An-26 cũ tuy nhiên số lượng lại vô cùng ít ỏi, không thể đáp ứng hết được nhu cầu vận tải hàng hóa của quân đội Việt Nam. Ảnh: Ba chiếc vận tải cơ C-295 của Không quân Việt Nam. Nguồn: Phòng không - Không quân.
Dù cho mang nhiều ưu điểm vượt trội tuy nhiên với số lượng quá ít, các máy bay C-295 vẫn chưa thể bù đắp được sự thiết hụt mà hàng chục chiếc An-26 đã nghỉ hưu để lại. Tuy nhiên, với tần xuất hoạt động vô cùng hiệu quả và đáng tin cậy như hiện nay, có thể sắp tới Việt Nam sẽ tiếp tục đặt mua thêm số lượng các máy bay C-295 để tiếp tục bổ sung cho đội bay vận tải của mình. Ảnh: Một chiếc C-295 của Không quân Việt Nam.
Vận tải tầm ngắn đã ít, vận tải tầm xa của không quân Việt Nam là không hề có, hiện nay việc không vận các đơn vị làm nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc do nước ta phái đi phải phụ thuộc vào máy bay vận tải nước ngoài. Ảnh: Các chiến sĩ phái bộ Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan chuẩn bị được máy bay vận tải C-17 của không quân Australia đưa đến nơi làm nhiệm vụ.
Vậy không quân Việt Nam có thực sự cần một mẫu máy bay vận tải hạng nặng có sức chi viện lớn giống như Il-76 hay không ? Ảnh: Một chiếc Il-76 được sử dụng với mục đích dân sự.
Trả lời là hiện nay các điều kiện thực tế vẫn chưa cho phép Việt Nam cũng như chưa cần thiết để Việt Nam đưa vào sử dụng một mẫu máy bay vận tải hạng nặng như vậy. Ảnh: Một máy bay vận tải Il-76 của không quân Trung Quốc.
Chính thức được đưa vào biên chế không quân Xô Viết từ năm 1974, đến nay máy bay Il-76 vẫn được xem là mẫu vận tải cơ bền bỉ và tốt bậc nhất trên thế giới, đang phục vụ trong lực lượng hàng không của nhiều quốc gia trên thế giới.
Il-76 là loại máy bay vận tải hạng nặng đa năng có tải trọng hơn 40 tấn hàng hóa, trang bị 4 động cơ D-30KP cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa 900km/h, tầm bay tối đa 4.300km khi mang tải trọng tối đa. Đường băng tối thiểu để Il-76 có thể cất cánh là 450m. Ảnh: Hàng dài các máy bay Il-76 của Nga.
Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam không cần một mẫu máy bay có tầm bay xa như thế khi mà cầu hàng không bắc - nam có chiều dài chỉ hơn 1.000km, cũng như không có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn như vậy. Ảnh: Máy bay Il-76 của “Chương trình lương thực thế giới”.
Cũng như hiện nay, cơ sở hạ tầng và hậu cần kỹ thuật của Việt Nam cũng không hề đảm bảo cho các máy bay hệ Nga. Sau khi toàn bộ phi đội An-26 nghỉ hưu, Việt Nam đã chuyển hẳn sang dùng các máy bay vận tải hệ Châu Âu như CASA C-295 hay CASA C-212. Ngoài ra, việc đảm bảo và chi phí vận hành cho loại máy bay vận tải hạng nặng như Il-76 cũng là vô cùng tốn kém. Ảnh: Il-76 của không quân Ấn Độ
Trước đây Việt Nam đã từng tuyển chọn các cán bộ chiến sĩ để chuẩn bị cho sang Liên Xô học chuyển loại máy bay vận tải hạng trung An-12 trong giai đoạn 1979-1980 tuy nhiên sau đó vì một số lí do mà sự việc đã không thành. Kể từ đó không quân Việt Nam vẫn chỉ sử dụng các máy bay vận tải hạng nhẹ An-26 và một số ít máy bay vận tải hạng trung C-130 chiến lợi phẩm từ Mỹ. Ảnh: Máy bay vận tải An-12
Thiết nghĩ, Việt Nam chưa cần đến một loại vận tải cơ hạng nặng như Il-76 là điều hợp lý, ta nên tiếp tục đầu tư phát triển đội bay C-295 và có thể từ đó phát triển mua thêm các máy bay đa năng trên khung thân C-295 như máy bay trinh sát cảnh báo sớm hay máy bay săn ngầm. Về phía vận tải hạng trung, hiện nay Nga đã không còn sản xuất loại máy bay vận tải hạng trung nào nên rất khó cho Việt Nam trong việc lựa chọn phân khúc này, ứng cử viên sáng giá nhất có lẽ là chiếc C-130 Hercules của Mỹ khi ta đã có kinh nghiệm vận hành trước đây cũng như tăng thêm tình hữu nghị giữa quân đội hai nước. Ảnh: Máy bay vận tải C-295 của không quân Việt Nam.
Video Máy bay vận tải Boeing C-17 lớn nhất thế giới vận chuyển hàng cho Quân y Việt Nam sang Nam Sudan - Nguồn: VnNow