Theo Arms-Expo, tại đợt tập trận chống khủng bố chung mang tên Defenders of Friendship-2016 giữa Nga và Ai Cập vào tháng 10 vừa rồi, lính dù Nga đã có cơ hội làm quen với CASA C-295 - dòng máy bay vận tải quân sự hiện đại nhất của Không quân Ai Cập. Đáng chú ý, dù sở hữu tới 30 chiếc C-130 nhưng Ai Cập lại không triển khai chúng tham gia Defenders of Friendship lần này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Dù sinh sau đẻ muộn hơn so với C-130 nhưng máy bay vận tải C-295 lại dành được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường máy bay thế giới không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả thương mại tại hơn 20 quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Xét về giá thành C-295, nó xấp xỉ một chiếc C-130H từ 28-30 triệu USD tuy nhiên lại hiện đại hơn, trong khi đó một chiếc C-130J biến thể mới nhất lại có giá lên tới 70 triệu USD hơn gấp đôi C-295. Điều này tạo cơ hội lớn cho C-295 tại các quốc gia đang sở hữu những chiếc C-130 đã lỗi thời và cần được thay thế. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Điểm bất lợi duy nhất của vận tải cơ C-295 chính khả năng vận tải hạn chế của nó chỉ hơn 9 tấn và có thể mang theo 71 lính dù còn đối với C-130H lại lên tới 20 tấn hoặc 64 lính dù. Tuy nhiên đối với Không quân Ai Cập hay một số nước có lực lượng không quân quy mô nhỏ thì khả năng vận tải hàng hóa cỡ lớn không thực sự quá quan trọng. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Bên cạnh đó, C-295 cũng có thể được tùy biến thành nhiều biến thể khác nhau như tuần tra biển, tác chiến điện tử, chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho đến cường kích hạng nặng. Với những ưu điểm trên cũng sẽ dễ hiểu khi C-295 nhanh chóng dành được thị phần trên thị trường vũ khí thế giới chỉ sau 15 kể từ lần đầu tiên được giới thiệu. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Trong ảnh là một chiếc C-295 của Không quân Ai Cập với màu sơn ngụy trang sa mạc đặc trưng tham gia Defenders of Friendship-2016. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Khi đứng cạnh một chiếc IL-76 của Nga những chiếc C-295 thật sự nhỏ bé. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Điều tạo nên sức mạnh của C-295 vẫn là hệ thống động cơ cánh quạt Pratt & Whitney Canada PW127G có công suất 2.645hp mỗi chiếc, cho phép máy bay có thể đạt vận tốc lên tới 480km/h ở hành trình bay thông thường. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Do là một mẫu máy bay vận tải quân sự chiến thuật nên tầm hoạt động của c-295 cũng chỉ ở mức tương đối khoảng 4.700km với tải trọng mang theo khoảng 3 tấn hoặc 3.700km với 6 tấn hàng hóa. Bù lại nó có chi phí bảo dưỡng tương đối thấp và không đắt đỏ hay mau lỗi thời như C-130. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Màn trình diễn “voi đi bộ” với những chiếc C-295 của Không quân Ai Cập mang theo đó là gần 300 lính dù Ai Cập-Nga. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Hiện tại EADS CASA công ty phát triển C-295 đã cho xuất xưởng hơn 130 chiếc C-295 với nhiều biến thể khác nhau con số này có thể nhanh chóng tăng lên hơn 200 chiếc trong thời gian sắp tới khi Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị dòng máy bay này với số lượng ước tính lên tới hơn 50 chiếc cùng một số khách hàng tiềm năng khác. Nguồn ảnh: Arms-Expo.Cận cảnh máy bay vận tải C-295 triển khai lính dù Ai Cập-Nga trong Defenders of Friendship-2016. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Theo Arms-Expo, tại đợt tập trận chống khủng bố chung mang tên Defenders of Friendship-2016 giữa Nga và Ai Cập vào tháng 10 vừa rồi, lính dù Nga đã có cơ hội làm quen với CASA C-295 - dòng máy bay vận tải quân sự hiện đại nhất của Không quân Ai Cập. Đáng chú ý, dù sở hữu tới 30 chiếc C-130 nhưng Ai Cập lại không triển khai chúng tham gia Defenders of Friendship lần này. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Dù sinh sau đẻ muộn hơn so với C-130 nhưng máy bay vận tải C-295 lại dành được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường máy bay thế giới không chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả thương mại tại hơn 20 quốc gia trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Xét về giá thành C-295, nó xấp xỉ một chiếc C-130H từ 28-30 triệu USD tuy nhiên lại hiện đại hơn, trong khi đó một chiếc C-130J biến thể mới nhất lại có giá lên tới 70 triệu USD hơn gấp đôi C-295. Điều này tạo cơ hội lớn cho C-295 tại các quốc gia đang sở hữu những chiếc C-130 đã lỗi thời và cần được thay thế. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Điểm bất lợi duy nhất của vận tải cơ C-295 chính khả năng vận tải hạn chế của nó chỉ hơn 9 tấn và có thể mang theo 71 lính dù còn đối với C-130H lại lên tới 20 tấn hoặc 64 lính dù. Tuy nhiên đối với Không quân Ai Cập hay một số nước có lực lượng không quân quy mô nhỏ thì khả năng vận tải hàng hóa cỡ lớn không thực sự quá quan trọng. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Bên cạnh đó, C-295 cũng có thể được tùy biến thành nhiều biến thể khác nhau như tuần tra biển, tác chiến điện tử, chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho đến cường kích hạng nặng. Với những ưu điểm trên cũng sẽ dễ hiểu khi C-295 nhanh chóng dành được thị phần trên thị trường vũ khí thế giới chỉ sau 15 kể từ lần đầu tiên được giới thiệu. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Trong ảnh là một chiếc C-295 của Không quân Ai Cập với màu sơn ngụy trang sa mạc đặc trưng tham gia Defenders of Friendship-2016. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Khi đứng cạnh một chiếc IL-76 của Nga những chiếc C-295 thật sự nhỏ bé. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Điều tạo nên sức mạnh của C-295 vẫn là hệ thống động cơ cánh quạt Pratt & Whitney Canada PW127G có công suất 2.645hp mỗi chiếc, cho phép máy bay có thể đạt vận tốc lên tới 480km/h ở hành trình bay thông thường. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Do là một mẫu máy bay vận tải quân sự chiến thuật nên tầm hoạt động của c-295 cũng chỉ ở mức tương đối khoảng 4.700km với tải trọng mang theo khoảng 3 tấn hoặc 3.700km với 6 tấn hàng hóa. Bù lại nó có chi phí bảo dưỡng tương đối thấp và không đắt đỏ hay mau lỗi thời như C-130. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Màn trình diễn “voi đi bộ” với những chiếc C-295 của Không quân Ai Cập mang theo đó là gần 300 lính dù Ai Cập-Nga. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Hiện tại EADS CASA công ty phát triển C-295 đã cho xuất xưởng hơn 130 chiếc C-295 với nhiều biến thể khác nhau con số này có thể nhanh chóng tăng lên hơn 200 chiếc trong thời gian sắp tới khi Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị dòng máy bay này với số lượng ước tính lên tới hơn 50 chiếc cùng một số khách hàng tiềm năng khác. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Cận cảnh máy bay vận tải C-295 triển khai lính dù Ai Cập-Nga trong Defenders of Friendship-2016. Nguồn ảnh: Arms-Expo.